Những ô tô tồi tệ nhất mà Ford từng chế tạo
Công ty Ford Motor đã từng chế tạo những chiếc xe ô tô được người hâm mộ đánh giá là tội tệ nhất từng thấy. Ford được thành lập vào năm 1903. Năm 1908, ông đã chế tạo chiếc Model T nổi tiếng. Năm 1911, xây dựng nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên ở TP Kansas, Missouri.
Những ô tô tồi tệ nhất mà Ford từng chế tạo. Ảnh: Hotcars
Công ty đã đi tiên phong trong các phương pháp sản xuất mới để sản xuất trên quy mô lớn và là công ty đầu tiên sử dụng dây chuyền lắp ráp chuyển động để chế tạo ô tô của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó Ford cũng đã chế tạo những chiếc xe ô tô được cho rằng là tồi tệ nhất cả về thiết kế và động cơ.
Ford Probe là một ứng cử viên xứng đáng trong thị trường xe thể thao. Ảnh: Hotcars
Ford Probe là một ứng cử viên xứng đáng trong thị trường xe thể thao, giá cả phải chăng có thể là đối thủ với những cái tên khác như Mitsubishi Eclipse.
Nhưng khi người hâm mộ được trải nghiệm thực tế chiếc xe, họ thật sự đã rất thất vọng.
Probe được sản xuất trong khi Mazda và Ford đang liên minh với nhau. Probe về cơ bản là một chiếc Mazda MX-6 loại 3.0 lít V6 chỉ sản sinh 145 mã lực. Mẫu xe này phải chịu sự chỉ trích từ người dùng.
Thunderbird có động cơ V8 4.0 lít, tạo ra khoảng 250 mã lực. Ảnh: Hotcars
Video đang HOT
Thunderbird ban đầu là một chiếc xe tuyệt vời, nhưng khi Ford cố gắng hồi sinh lại thì nó đã trở nên tồi tệ một cách khủng khiếp.
Thunderbird có động cơ V8 4.0 lít, tạo ra khoảng 250 mã lực. Nói chung là khá yếu so với tiềm năng hiệu suất của Mustang rẻ hơn.
Chiếc xe này có nội thất rẻ, gọn gàng và được xử lý như một chiếc thuyền trên vùng nước rút.
Chiếc xe được bán ở Úc và Châu Âu với tên gọi Mazda 121. Ảnh: Hotcars
Ford Festiva được thiết kế bởi Mazda và được bán với các tên khác nhau ở các khu vực khác nhau. Chiếc xe được bán ở Úc và Châu Âu với tên gọi Mazda 121.
Khi Ford quyết định bán chiếc xe này tại thị trường Mỹ, họ đã ký hợp đồng với Kia để chế tạo chiếc xe và gọi nó là “Festiva.” Chiếc xe này được cho là xấu xí và có các tính năng như thông số kỹ thuật không mấy ấn tượng.
Mẫu LX đầu bảng Festiva cũng chỉ sản sinh công suất 58 mã lực.
Ford Pinto thường được coi là chiếc Ford tồi tệ nhất mọi thời đại. Ảnh: Hotcars
Ford Pinto thường được coi là chiếc Ford tồi tệ nhất mọi thời đại.
Chiếc Pinto trở nên khét tiếng vì lỗi thiết kế khiến chiếc xe phát nổ khi va chạm ở tốc độ thấp. Phần tai hại nhất của chiếc xe này là nhà sản xuất không chịu khắc phục những sai sót.
Mặc dù, Ford đã đưa ra ba giải pháp khả thi cho vấn đề bình xăng gây ra những vụ nổ này nhưng vẫn không khắc phục.
Mustang II, được chế tạo từ năm 1974 đến năm 1978. Ảnh: Hotcars
Mustang II, được chế tạo từ năm 1974 đến năm 1978, là một trong những chiếc Ford tồi tệ nhất từng được chế tạo.
Đầu tiên, chiếc xe dựa trên chiếc Ford Pinto khét tiếng và có chung thiết kế bình xăng khiến nhiều chiếc Pinto phát nổ khi bị tông từ phía sau.
Được phát hành vào năm 1974, phiên bản đầu tiên của Mustang II không được trang bị động cơ V8. Và khi nó được đưa ra phiên bản cuối cùng vào năm 1975, chiếc xe vẫn chạy chậm và thiếu sức mạnh, tăng tốc từ 0-60 dặm giờ trong 10,5 giây.
Phiên bản 1975 của chiếc xe thực sự có công suất thấp hơn năm trước, giảm từ 88 xuống 83 mã lực.
Ford Fiesta thế hệ đầu tiên là một chiếc xe nhỏ, kém hấp dẫn và kém mạnh mẽ. Ảnh: Hotcars
Ford Fiesta thế hệ đầu tiên là một chiếc xe nhỏ, kém hấp dẫn và kém mạnh mẽ.
Động cơ của Fiesta nhỏ hơn 100 inch khối (1,6 lít) và chỉ sản sinh công suất 54 mã lực.
Sự phát triển của Ford Fiesta được gọi là dự án “Bobcat” và được phê duyệt vào năm 1973.
Đáng lẽ chiếc xe này chưa bao giờ được bán ở Mỹ, nhưng do khủng hoảng năng lượng và sự cạnh tranh từ Volkswagen Rabbit và Honda Civic, Ford đã quyết định bán chiếc xe này tại Mỹ.
CLB V.League kháng cáo vụ thua kiện tiền tỷ, quyết làm tới cùng sau phán quyết của FIFA
Đại diện CLB Thanh Hóa cho biết sẽ kháng cáo, đưa vụ việc lên Tòa án thể thao quốc tế (CAS) sau khi bị FIFA yêu cầu đền bù hơn 1 tỷ đồng cho tiền vệ Gramoz Kurtaj.
Theo phán quyết được FIFA đưa ra vào ngày 1/2/2022, CLB Thanh Hóa phải trả cho Gramoz Kurtaj 42,500 USD (khoảng 965 triệu đồng). Đây là khoản tiền mà đội bóng xứ Thanh còn thiếu với Gramoz Kurtaj, gồm 7.500 USD lương tháng 9/2021 và 35.000 USD tiền lót tay chưa được thanh toán. Cộng thêm 5% lãi suất mà FIFA yêu cầu tính thêm, tổng số tiền mà CLB Thanh Hóa phải sẽ là 1 tỷ 13 triệu đồng.
Đội bóng của bầu Đoan có 10 ngày để kháng cáo kể từ khi phán quyết được đưa ra. Và mới đây, ông Cao Hoàng Đức - Tổng giám đốc công ty CP Bóng đá Đông Á Thanh Hoá, con trai ông bầu Cao Tiến Đoan, cho biết sẽ kháng cáo, đưa vụ việc lên CAS để giải quyết.
Đầu mùa giải 2021, Gramoz Kurtaj rời CLB Nam Định trong lùm xùm. Và rồi ở bến đỗ tiếp theo là CLB Thanh Hóa, việc ra đi của tiền vệ người Kosovo lại tiếp tục ồn ào.
Trên thực tế, CLB Thanh Hóa đã chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống này, mời luật sư và chuẩn bị hồ sơ từ cách đây vài tháng.
Theo lý giải của ông Cao Hoàng Đức, trong hợp đồng hai bên ký kết hồi đầu mùa giải 2021 đã quy định rõ về phí lót tay và cách thức thanh toán. CLB Thanh Hóa đã chuyển cho Gramoz hơn 35.000 USD và số tiền lót tay còn lại sẽ được thanh toán khi mùa giải kết thúc.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 8/2021, sau nhiều ngày dừng thi đấu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, V.League 2021 đã chính thức bị huỷ. Điều này khiến hai bên nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến việc Gramoz thuê luật sư kiện lên FIFA đòi tiền CLB Thanh Hóa (hợp đồng đã ký của Gramoz Kurtaj và CLB Thanh Hóa có thời hạn đến tháng 9/2021).
"Các ngoại binh khác của Thanh Hoá như trung vệ Ewonde, Pinto cũng đã chia sẻ và thông cảm cho việc V.League bị huỷ nên không có yêu sách về tài chính. Duy chỉ có Gramoz thì đến tháng 8 cậu ấy tự ý bỏ về nước nên việc thương thảo để tìm tiếng nói chung đi vào ngõ cụt", ông Cao Hoàng Đức tiết lộ với truyền thông.
Vị lãnh đạo CLB Thanh Hóa cũng cho biết thêm trong hợp đồng có ghi rõ các điều khoản về trường hợp khi giải bị huỷ, cầu thủ không thi đấu thì vấn đề tài chính sẽ như thế nào. Đây cũng là trường hợp mà các bên cần chia sẻ với nhau khi giải đấu bị ảnh hưởng bởi lý do bất khả kháng.
Bầu Đoan tiếp quản CLB Thanh Hóa từ bầu Đệ vào cuối năm 2020,
Trong quá khứ, CLB Thanh Hóa đã liên tục bị FIFA xử thua kiện cầu thủ cũng như HLV ngoại do vi phạm hợp đồng. Hơn 2 năm qua, đội bóng này phải phải đền bù cho Errol Stevens khoảng 60.000 USD (khoảng 1,45 tỷ đồng), Idrissa Cisse 58.420 USD (khoảng 1,35 tỷ đồng) và bộ đôi HLV Fabio Lopez - Salvatore Orofino 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng).
Ngoài ra, CLB Thanh Hóa cũng từng kháng nghị lên CAS vụ Idrissa Cisse nhưng vẫn bị xử thua kiện, qua đó phải tốn thêm 19.750 USD (gần 450 triệu đồng) tiền án phí. Những vụ việc này đều diễn ra khi đội bóng còn nằm dưới sự điều hành của bầu Đệ.
Cựu thủ thành Barcelona trở thành giáo viên dạy nhảy Nhắc tới Jose Pinto, hẳn bất kỳ fan nào đều hình dung tới anh chàng thủ môn với mái tóc búi cao trông đầy cá tính khi thi đấu cho Barcelona cách đây hơn chục năm. Chia tay sân cỏ, cựu thủ môn 46 tuổi đã rẽ sang ngả khác. Thay vì trở thành huấn luyện viên hay bình luận viên như nhiều...