Những “nước cờ” cao của Tướng Giáp trên chiến trường
Đánh Buôn Ma Thuật quyết định rất sáng suốt của Đại tướng góp phần tạo nên thành công của toàn Chiến dịch Tây Nguyên (1975) và đẩy nhanh tốc độ tan rã của quân địch.
Buôn Ma Thuột hay Đông Nam Bộ
Từ cuối năm 1973, khi những dấu hiệu vi phạm Hiệp định Paris của quân đội Sài Gòn đã rõ ràng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng bắt đầu nghiên cứu đề án quân sự. Trong đó, vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là chọn hướng tiến công chính ở đâu khi bắt đầu một kế hoạch quân sự mới.
Bộ Tổng tham mưu đưa ra mấy hướng để lựa chọn là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Đà, Trị Thiên. Các cuộc thảo luận còn tiếp tục trong nhiều ngày tháng nhưng cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ hướng đánh vào Tây Nguyên vì khu vực này tiện cho ta tiếp tế hậu cần mà địch lại phòng thủ sơ hở. Thêm nữa, Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương – là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi thế phòng thủ hiện tại của quân đội Sài Gòn ở miền Nam.
Xe tăng T-54 của bộ đội ta tiến vào giải phóng Đà Nẵng.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu đánh Tây Nguyên sẽ động, địch sẽ ra sức đối phó ở Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ, sau này ta đánh sẽ khó khăn. Vì vậy nên chọn Nam Bộ là hướng chính, phía Tây Nguyên chỉ đánh Đức Lập để mở đường và đồng bằng Nam Bộ. Cuộc trao đổi vẫn chưa ngã ngũ.
Khoảng cuối năm 1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ ở Đồ Sơn và trực tiếp làm kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Bản kế hoạch này đã sửa chữa đến lần thứ 6. Trong bản này, về hướng tiến công chủ yếu chỉ còn để lại 2 hướng là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Tháng 12/1974, đoàn cán bộ B2 và khu 5 ra Hà Nội họp với Bộ Tổng tham mưu. Trong vấn đề chọn hướng chiến lược, các đồng chí B2 muốn chọn Đông Nam Bộ làm hướng tiến công chiến lược. Tuy nhiên, ngay trong hướng Đông Nam Bộ, giữa Bộ Tổng tham mưu và đoàn cán bộ B2 cũng có sự khác biệt về địa điểm đột phá. Bộ Tổng muốn đánh Bù Đăng, Bù Na để có thêm đạn pháo chiến lợi phẩm đánh Đồng Xoài trong khi các đồng chí B2 muốn trước hết đánh Đồng Xoài vì nó là quận lỵ quan trọng của Phước Long. Cuối cùng kế hoạch tiến công chọn cả Bù Đăng, Bù Na, Đồng Xoài và cả Phước Long.
Trong hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp ngày 18/12/1974, trước những thông tin mới nhất của tình hình bố phòng Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại nêu ý kiến: “Kế hoạch phải nêu rõ diệt địch ở Tây Nguyên, mở đầu bằng đánh Buôn Ma Thuột. Có thể sau khi ta tiêu diệt Buôn Ma Thuột, địch sẽ dao động, rối loạn, lúc đó ta phải chớp lấy thời cơ giải phóng Huế. Nếu lúc đó ta chậm chân, mỏi mệt, để mùa mưa đến thì lỡ mất thời cơ. Cho nên phải có kế hoạch bao vây chia cắt ngay từ bây giờ, không để cho địch co cụm chiến lược, rút về miền Đông Nam Bộ hay rút về phía đông dọc theo bờ biển Trung Bộ…. Chúng ta phải chủ động tạo ra thời cơ, chứ không thể bị động ngồi chờ. Khi thời cơ đến thì phải kiên quyết, kịp thời chớp lấy thời cơ”.
Càng ngày hướng Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột càng được nhiều người ủng hộ qua các cuộc họp, thảo luận và cuối cùng đã được lựa chọn làm hướng mở màn chiến dịch Tây Nguyên và cũng là mở màn cho kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Như sau này nhiều người nói, đòn đánh vào Buôn Ma Thuột thực sự là một đòn điểm huyệt vào toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch đưa chúng đến chỗ tan rã nhanh chóng.
Quyết định đánh tan 10 vạn quân trong 3 ngày
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch “rúng động” và tan rã cũng là lúc quân ta mở chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Mất Quảng Trị rồi Huế, lực lượng địch dồn về Đà Nẵng tới 100.000 tên với đủ các sắc lính và hô hào tử thủ.
Video đang HOT
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngày 26/3 tại Tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp với tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận Quảng Đà vừa được chỉ định và một số tướng lĩnh khác để bàn kế hoạch tiến công Đà Nẵng. Tướng Tấn đã chuẩn bị sẵn một phương án tác chiến trong 5 ngày gồm các việc họp đảng ủy, tập kết bộ đội và tổ chức hiệp đồng chiến đấu.
Tuy nhiên, Đại tướng Tổng tư lệnh lại nghĩ khác. Địch kêu gào tử thủ trong khi nhuệ khí đã không còn, hệ thống phòng thủ sau khi mất Tây Nguyên đã không còn căn cứ nào để tử thủ. Tình hình có thể diễn biến đột ngột, khả năng địch tháo chạy vẫn tồn tại. Nếu đánh chuẩn bị đánh trong 5 ngày địch rút được thì sẽ hỏng việc lớn. Do vậy Đại tướng ra lệnh cho Cục Quân báo về nghiên cứu thời gian nhanh nhất địch có thể rút khỏi Đà Nẵng và hẹn sáng hôm sau trả lời.
Sáng hôm sau, Cục Quân báo trả lời địch có thể rút nhanh nhất trong 3 ngày. Đại tướng liền nêu ý kiến cần chuẩn bị phương án đánh trong 3 ngày nhưng tướng Tấn vẫn giữ ý kiến và trình bày là “Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp”.
Tướng Giáp viết trong hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Không thể đồng ý với đề nghị của anh Tấn chuẩn bị chiến đấu 5 ngày cũng như cách tính toán của anh Thanh, tôi phân tích ngắn, gọn, nêu rõ trong tình huống địch “tử thủ”, ta có thể chuẩn bị 5 ngày, 7 ngày hoặc hơn nữa. Nhưng phải dự kiến tình hình đột biến, cần có kế hoạch đánh thật nhanh. Tôi chỉ thị làm kế hoạch đánh địch theo tình huống chúng rút trong 3 ngày”.
Anh Tấn vẫn giữ ý kiến, và trình bày: Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp. Tôi nói, giọng có phần gay gắt: “Tư lệnh mặt trận là anh nên tôi để anh ra lệnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lệnh: Đánh Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị 3 ngày. Nếu chuẩn bị 5 ngày, địch rút mất cả thì sao? Huế đã giải phóng rồi. Mặc dầu pháo binh và hải quân địch có thể bắn phá, cứ cho bộ đội hành quân theo đường số 1 tiến công thẳng vào Đà Nẵng. Từ phía nam cũng theo đường số 1 tiến công lên. Không họp đảng uỷ, chỉ trao đổi bằng điện”.
Bộ đội ta hành quân vào chiến trường Tây Nguyên.
Sau đó tướng Tấn đã chấp hành nghiêm lệnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ trong 3 ngày đã đưa một quân đoàn đánh tan 100.000 quân địch, giải phóng Đà Nẵng.
Một vài mẩu chuyện không thể nói hết được những phẩm chất quân sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng nó cũng cho thấy, ở những thời điểm quan trọng của trận đánh, Đại tướng luôn có những quyết định sáng suốt tiên liệu sự việc chính xác đến không ngờ. Đó cũng là một trong những yếu tố để tên tuổi ông đi vào huyền thoại.
Theo Kiến Thức
Những bức ảnh tư liệu quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, là vị tướng huyền thoại được nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế yêu mến, ngưỡng mộ.
Ngôi nhà của ông bà Võ Quang Nghiêm, Nguyễn Thị Kiên tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời.
Trường Quốc học Huế, nơi vị tướng huyền thoại đã theo học (1924 - 1927)
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải).
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thứ 4 từ trái sang) cùng một số đại biểu tại Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ hai gồm các chính trị viên khu và các chính trị viên trung đoàn, họp từ ngày 6-11/3/1948.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (cụt tay) và Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên Giới.
Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954. Từ phải sang trái: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Miền và Tư lệnh trưởng bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn (1971).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975).
Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục Tác Chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng Tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Đại tướng nghỉ trưa trong một lần thăm lại di tích Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ (tháng 4/2004).
Đại tướng thăm hầm Tướng De Castries, chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 4/2004. Bên cạnh là Đại tá Nguyễn Huyên, Trưởng Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac (1997).
Đại tướng thư giãn bên cây đàn piano.
Theo TTXVN
Về bức ảnh Bác Hồ và Tướng Giáp trên ô tô ở Quảng trường Ba Đình Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống. Thế là tôi có được bức ảnh có một không hai: Cụ Hồ ngồi bên có ông Giáp. Ngày 2.9.1945, có người Hà Nội nào mà ngồi yên được. Tôi cũng...