Những nước bị Mỹ đánh trong 30 năm gần đây
Nhóm an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama đang cố gắng thuyết phục các nghị sĩ Mỹ tấn công chống chính phủ Syria vì cáo buộc dùng vũ khí hóa học hôm 21/8.
Dưới đây là chi tiết những vụ tấn công tên lửa và hành động quân sự giới hạn mà Mỹ đã thực hiện trong hơn 30 năm qua và những gì diễn ra sau đó:
Lebanon 1983
Tháng 9/1983, tàu chiến Mỹ thả neo ở biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Lebanon, đã nã pháo vào lực lượng Syria, Palestine và Druze ở núi Shouf, ngoại ô Beirut để ủng hộ quân đội Lebanon trong cuộc nội chiến phức tạp, bùng phát vào năm 1975.
Đây là một trong vài hành động tạo nhận thức rằng Mỹ đứng về một phía trong cuộc chiến. Một tháng sau, một kẻ đánh bom liều chết Hồi giáo Shiite đã thổi bay doanh trại của Mỹ và Pháp tại Beirut, giết chết 241 lính thủy đánh bộ và 58 lính dù Pháp. Tổng thống Ronald Reagan đã rút quân Mỹ khỏi Lebanon vào tháng 2/1984.
Libya 1986
Video đang HOT
Máy bay ném bom Mỹ tấn công các địa điểm ở thành phố Tripoli và Benghazi của Libya 10 ngày sau vụ đánh bom chết chóc tại hộp đêm La Belle ở Tây Berlin, nơi có nhiều lính Mỹ thường xuyên lui tới. Mỹ cáo buộc Libya gây ra vụ tấn công hộp đêm. Cuộc không kích của Mỹ làm con gái nuôi của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi chết và các con trai của nhà lãnh đạo này bị thương.
Libya không bị gắn với vụ tấn công khủng bố lớn nào mãi tới vụ đánh bom chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockebie, Scotland vào năm 1988. Vụ đánh bom làm 259 người và phi hành đoàn thiệt mạng, 11 người trên mặt đất bỏ mạng. Abdel Basset al-Megrahi phủ nhận liên quan tới vụ đánh bom chuyến bay song nhân vật này vẫn bị kết tội tại một tòa án ở Hà Lan năm 2001. Gaddafi lãnh đạo Libya mãi tới khi bị lật đổ vào tháng 8/2011.
Afghanistan và Sudan, 1988
Tổng thống Bill Clinton đáp trả vụ đánh bom của Al Qaeda vào sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bằng việc tấn công tên lửa vào các căn cứ của Al Qaeda tại Afghanistan và nhà máy dược Al-Shifa ở Sudan. Lãnh đạo Al Qaeda là Osama Bin Laden sống ở Khartoum vào những năm 1990 và tình báo Mỹ tin rằng nhà máy trên sản xuất vũ khí hóa học. Sau đó, các nhà ngoại giao châu Âu nói, nhà máy trên là nguồn cung cấp dược phẩm chính ở Sudan.
Các nhà phân tích và sử gia nói, “Chiến dịch Tầm với vô tận” (tên gọi của chiến dịch đánh bom của Mỹ) được Bin Laden hiểu rằng đó là bằng chứng cho thấy Mỹ không hào hứng đương đầu với lực lượng của mình. Bin Laden từng nói đùa cuộc tấn công của Mỹ chỉ giết được lạc đà và gà.
Tháng 10/2000, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Cole bị tấn công khi tiếp nhiên liệu ở một cảng ở Aden, Yemen, làm 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng. Một năm sau đó, các vụ tấn công khủng bố ở New York và Washington vào 11/9/2001 làm gần 3.000 người chết.
Iraq 1993, 1996 và 1998
Năm 1993, Tổng thống Clinton ra lệnh bắn tên lửa Tomahawk vào trụ sở chính cơ quan tình báo Iraq nhằm đáp trả âm mưu ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ George H.W Bush của người Iraq.
Năm 1996, tên lửa hành trình Mỹ bắn trúng hệ thống phòng không ở nam Iraq nhằm đáp trả vụ tấn công của Iraq vào người thiểu số Kurd cũng như việc nước này thách thức khu vực cấm bay đã được nghị quyết của LHQ phê chuẩn.
Năm 1998, chiến dịch đánh bom dài 4 ngày mang tên “Chiến dịch cáo sa mạc” đã tấn công cơ sở nghiên cứu và lưu giữ vũ khí của người Iraq để trả đũa việc Tổng thống Iraq Saddam Hussein từ chối hợp tác đầy đủ với các thanh tra vũ khí LHQ.
Quan chức Mỹ nói, cuộc tấn công đã ảnh hưởng tới quyền lực của Saddam Hussein song ông này vẫn là lãnh đạo Iraq mãi tới khi bị Mỹ tấn công và lật đổ năm 2003.
Theo VTC
Nga, Mỹ, Syria sẽ thảo luận về vũ khí hóa học
Các nhà ngoại giao Mỹ, Nga và Syria sẽ gặp nhau trong tuần này để thảo luận về vũ khí hóa học của chính quyền Damascus.
Hãng tin Reuters trích dẫn tiết lộ của một quan chức Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các đồng nhiệm đến từ Nga Sergei Lavrov và Syria Walid Muallem sẽ gặp nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 12/9 để thảo luận về vũ khí hóa học của chính quyền Damascus.
Thông tin về cuộc gặp gỡ được tiết lộ trong bối cảnh Washington đang chờ những đề xuất từ Moscow về giải pháp đưa kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn đang kêu gọi sự ủng ở trong nước và quốc tế đối với hành động quân sự chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar Assad.
Washington cáo buộc chính quyền của Tổng thống Assad đã thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào ngày 21/8 tại khu vực ngoại ô Damascus, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng.
Từ trái sang phải: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 10/9 cho biết, ông hy vọng các đề xuất của người đồng nhiệm Lavrov về cách giải quyết kho vũ khí của Syria sẽ được đưa vào cuối ngày và nhấn mạnh rằng mọi đề xuất phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
"Ông ấy đang gửi các đề xuất cho chúng tôi. Chúng sẽ được thông báo chính thức vào cuối ngày. Chúng tôi sẽ có cơ hội để xem xét chúng", ông Kerry cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 10/9.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem ngày hôm qua cho biết nước này đã sẵn sàng ký Công ước về vũ khí hóa học (CWC). "Chúng tôi mong muốn từ bỏ vũ khí hóa học", ông Muallem phát biểu trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Maydeen của Li Băng.
Khi được hỏi về bình luận của Bộ trưởng Ngoại giao Syria, ông Kerry đã lên tiếng ủng hộ và nói rằng ông hy vọng chính phủ của Tổng thống Assad "sẽ tận dụng cơ hội này để cố gắng lập lại hòa bình ở Syria".
Theo khampha
Nga tuyên bố bằng chứng về tấn công khí độc tại Syria là giả Bộ ngoại giao Nga hôm nay (10/9) ra thông báo khẳng định trong phiên họp ngày hôm qua của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, các bằng chứng được đưa ra đã chứng tỏ các bức ảnh, đoạn phim về bằng chứng vụ tấn công khí độc tại Syria hôm 21/8 là giả. Thi thể nhiều nạn nhân sau vụ tấn công...