Những nữ điều dưỡng khoa Cấp cứu: Vác bụng bầu vào chăm sóc bệnh nhân còn bị rượt đuổi, có người áp lực đến sảy thai
Dù đang bị ốm nghén hay cơn đau lưng dữ dội, nhiều nữ điều dưỡng khoa Cấp cứu vẫn ngày ngày vác bụng bầu làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào số phận cũng mỉm cười với họ.
8 giờ sáng, bệnh nhân đủ độ tuổi nằm la liệt trên băng ca chờ nhân viên y tế khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) đến thăm khám. Thấy các đồng nghiệp đều bận, điều dưỡng Thiên Thị Trà My khệ nệ vác bụng bầu đến đo huyết áp cho một cụ già nằm ở chiếc giường sát góc tường.
Điều dưỡng Trà My đo huyết áp cho bệnh nhân.
Những bà bầu tại khoa Cấp cứu
Chị My đã mang thai hơn 32 tuần. Theo chính sách của bệnh viện, nữ điều dưỡng nào mang thai sau tháng thứ 6 đều được chuyển ra làm hành chính.
Tuy nhiên đã thành thói quen, lúc nào rảnh tay là điều dưỡng My đều quan sát một lượt xem có bệnh nhân nào cần hỗ trợ không. Nếu có, chị sẽ đến tiếp ứng ngay.
Điều dưỡng Trà My đã mang thai 7.5 tháng.
Dù vậy mỗi ngày chị vẫn phải làm việc cho đến lúc sinh.
“Bây giờ bụng lớn, sắp sinh rồi nên việc cũng nhẹ. Chứ hồi thai còn nhỏ mình vẫn trực đêm như mọi người. Có những đêm ốm nghén và đau lưng lắm. Đi lại nhiều thường xuyên đến các giường bệnh nên rất mỏi chân.
Nhiều lúc về đến nhà cũng không ngủ bù được vì mệt, nhưng rồi cũng quen. Một số bệnh nhân họ thấy mình mang bầu còn đi làm nên cũng thông cảm nhưng cũng có người hối thúc chửi bới. Mình cứ nghĩ trong bụng, cứ cố hết sức làm tốt công việc của mình là bệnh nhân sẽ hiểu” – điều dưỡng My chia sẻ.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hiện có nhiều “bà bầu” điều dưỡng.
Nhà cách bệnh viện 6km, điều dưỡng Đặng Thị Hoa (25 tuổi, quê Nghệ An) vẫn ngày ngày tự mình đến chỗ làm, dù đang mang thai 8 tháng rưỡi.
Video đang HOT
Chị Hoa chia sẻ, chồng chị cũng là nghề điều dưỡng nên rất cảm thông cho nhau. Tuy nhiên vì lịch trực hai người tréo ngoe, anh chồng không thể đưa đón chị hằng ngày.
6 tháng đầu thai kỳ, các điều dưỡng vẫn phải trực đêm.
Gần sinh, chị được lãnh đạo khoa phân làm công việc ghi chép thông tin bệnh nhân chuyển từ khoa Cấp cứu sang phòng mổ hay các khoa điều trị sau khi đã xử trí ổn định.
“Có hôm đang ngồi mà đau lưng quá, đứa nhỏ đạp mạnh mình lại phải nhờ người khác viết hộ. Làm ở viện thuận tiện ở chỗ có gì bất thường là được thăm khám ngay. Mình sẽ làm cho đến ngày sinh. Sinh xong thì sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng” – nữ điều dưỡng cho biết.
Hỏi 8 tháng qua kể từ ngày mang bầu, có kỷ niệm nào làm mình nhớ nhất, chị Hoa mỉm cười kể: Đó là khi bị… bệnh nhân rượt đuổi.
Sau đó họ sẽ được làm công việc hành chính.
Đêm đó trong ca trực của mình, khoa Cấp cứu của chị Hoa tiếp nhận một bệnh nhân ngáo đá hôn mê. Khi các nhân viên y tế đang loay hoay truyền dịch, nam bệnh nhân bất ngờ đứng dậy, giật luôn chiếc cọc gắn dịch truyền la hét và tấn công mọi người.
Đau lưng, ốm nghén, mệt mỏi là điều xảy ra thường xuyên với điều dưỡng Hoa.
Quá hoảng loạn, chị Hoa chạy vào phòng hành chính đóng chặt cửa. Lúc ấy nữ điều dưỡng chỉ nghĩ trong đầu, bằng mọi giá cũng không được để đứa con trong bụng bị tổn thương.
Vừa dỗ con, vừa chăm sóc bệnh nhân
Bác sĩ Hồ Thanh Phong, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, khoa hiện có 5 điều dưỡng đang mang bầu. Nếu điều dưỡng H. không sẩy thai thì đó là người thứ 6.
Với đặc thù phức tạp của khoa Cấp cứu, bảo vệ thường xuyên túc trực để làm công tác giữ gìn trật tự.
“Chị H. đang mang thai đến tuần thứ 18 thì bất ngờ ra huyết. Xác định thai kỳ nguy cơ, chúng tôi đã chuyển chị sang Bệnh viện Từ Dũ để dưỡng thai mà không được. Hiện chị đang được cho nghỉ và đã về quê để hồi phục sức khỏe, tinh thần” – bác sĩ Phong nói.
Một nữ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân lớn tuổi.
Theo lãnh đạo khoa, đặc thù của người điều dưỡng Cấp cứu là phải thường xuyên trực đêm, chịu áp lực cao khi chăm sóc bệnh nhân nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe dễ xảy ra.
Do đó, các nữ nhân viên y tế mang bầu luôn được tạo điều kiện theo dõi thai kỳ sát sao. Dù vậy, những trường hợp sẩy thai đau lòng thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Nữ điều dưỡng vừa phải đảm bảo công việc, vừa phải quán xuyến tốt việc gia đình.
Tuy nhiên sau khi sinh xong và trở lại với công việc, áp lực với các nữ điều dưỡng vẫn không hề giảm.
Điều dưỡng Hồ Thị Thúy Hằng (quê Hà Tĩnh, 33 tuổi) công tác tai khoa Cấp cứu đã hơn 10 năm. Chị vẫn nhớ rõ những tháng ngày bận tối tăm mặt mũi khi vừa sinh bé trai đầu lòng.
Điều dưỡng Trà My cho biết bệnh nhân khi thấy mình đang mang bầu cũng cảm thông, không hối thúc.
“Lúc đó thằng bé gần thôi nôi mà mình lại liên tục phải trực đêm. Cứ hôm nào mình đi là nó quấy khóc. Bố nó giữ mãi không được cũng nổi nóng, mặt nặng mày nhẹ với vợ. Cực chẳng đã mình phải đem thằng bé vào viện.
Ai cũng mong muốn có một môi trường làm việc an toàn để tập trung hết sức lực chăm sóc bệnh nhân.
Vô tới nơi nó thấy mình và các anh chị em khác bận đồ trắng, nó lại càng sợ hãi khóc nhiều hơn. Liên tục 1 tháng trời, mình vừa phải dỗ con vừa lo chuyện chăm sóc cho bệnh nhân. Các điều dưỡng khác thấy thương cũng phụ mỗi người một tay bế thằng bé.
Mãi sau đó con mình mới tách mẹ được. Bây giờ nghĩ đến điểm đó vẫn còn thấy ám ảnh. Nhưng đặc thù nghề là vậy, phải chấp nhận thôi. Cũng có những lúc vui là khi bệnh nhân khỏe mạnh, cảm ơn mình và các bác sĩ đã cứu sống họ. Mình lấy đó làm động lực để trụ đến giờ này” – chị Hằng mỉm cười kết luận.
Theo afamily
Có phải mẹ bầu càng ốm nghén nặng, con càng thông minh hơn người?
Ốm nghén, mệt mỏi là phản ứng thường thấy ở mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, nhiều người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, đặc biệt là vào buổi sáng. Một số người nói rằng, mẹ bầu càng ốm nghén nặng, bé sinh ra càng thông minh. Tuy nhiên, theo các bác sỹ phản ứng ốm nghén chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hormone của cơ thể người mẹ và không liên quan gì đến chỉ số IQ của em bé. Có nhiều loại phản ứng mang thai trong ba tháng đầu và ốm nghén chỉ là một trong số đó. Dưới đây là một số phản ứng trong thời kỳ đầu mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý.
Đau ngực
Sau khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone ở mẹ bầu sẽ tăng lên. Ngực sẽ phát triển, quầng vú và núm vú sẫm màu hơn. Các tuyến sữa cũng phát triển để chuẩn bị cho quá trình nuôi con sau này. Ngực phát triển có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Mẹ bầu nên vệ sinh vú đúng cách, chọn đồ trong phù hợp để tránh tạo áp lực lên ngực.
Mệt mỏi
Ảnh hưởng của sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên ngừng làm việc và nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và ngủ 8 đến 10 giờ mỗi ngày. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh xa nguồn phóng xạ và không sử dụng máy tính và điện thoại di động trong thời gian dài.
Ốm nghén
Tình trạng ốm nghén ảnh hưởng rất nhiều đến điều kiện thể chất của bà mẹ mang thai. Một số mẹ bầu thường nôn mửa, mệt mỏi vào buổi sáng. Bạn có thể làm giảm tình trạng này thông qua chế độ ăn uống và thói quen làm việc. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và ăn nhiều đồ ăn vặt hơn. Ngoài ra, khi buồn nôn, bạn nên ngẩn đầu, nằm xuống, nghỉ ngơi một lát để giảm bớt cảm giác này.
Tần suất đi tiểu
Sau khi mang thai, sự phát triển của thai nhi làm tăng kích thước tử cung và chèn ép lên bàng quang. Một số bà mẹ mang thai thường đi tiểu thường xuyên. Khi buồn tiểu, mẹ bầu nên đi tiểu thường xuyên thay vì nhịn tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thay đồ trong thường xuyên và rửa vùng sinh dục bằng nước ấm.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Vì sao khi mang thai, một số người nghén lăn lóc, một số người lại khỏe mạnh như không? Phản ứng khi mang thai của các người mẹ khác nhau và có 3 nguyên nhân dẫn đến những điều này. Cơ thể mỗi người mẹ giống nhau Trước khi mang thai, nếu cơ thể phụ nữ có lá lách và dạ dày yếu sẽ gây buồn nôn và nôn nặng hơn khi mang thai. Người mẹ có sức khỏe tốt thường sẽ...