Những nữ ‘chiến binh’ dũng cảm của CDC Hà Tĩnh
Thầm lặng đối diện với hiểm nguy khi đi lấy mẫu xét nghiệm, truy vết các ca bệnh hay căng mình ngày đêm trong Labo xét nghiệm.
Hơn 2 năm qua những nữ nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Tĩnh là những “chiến binh” trong “trận chiến” chống dịch COVID-19.
Hơn hai năm quyết liệt chiến đấu với dịch COVID-19, những chuyến đi lấy mẫu xét nghiệm tại các khu cách ly tập trung, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo hay đồng hành hỗ trợ các địa phương lấy mẫu diện rộng, rồi miệt mài xuyên đêm bên những Labo xét nghiệm, là guồng quay công việc của 14 cán bộ nữ Khoa Cận lâm sàng ( CDC Hà Tĩnh).
Thời điểm dịch bùng phát sau Tết, các cán bộ nữ CDC Hà Tĩnh làm việc liên tục không có thời gian nghỉ.
Chỉ với bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, mặc cho mồ hôi thấm ướt dưới thời tiết khắc nghiệt, các chị tất bật thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tỉ mỉ, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa. Cũng ngần đó thời gian, hệ thống máy xét nghiệm Realtime-PCR ở CDC Hà Tĩnh hoạt động liên tục và hết công suất.
Trưởng khoa Cận lâm sàng Nguyễn Thị Hạnh cho biết, khoa có 14 cán bộ nữ trong tổng số 17 cán bộ, thời điểm sau Tết Nguyên đán vừa qua dịch tại Hà Tĩnh bùng phát mạnh nên chị em trong khoa phải làm việc cật lực ngày đêm, ít có thời gian nghỉ. Nhiều hôm các chị phải làm khi trời chưa tỏ, trở về nhà khi đã sang canh.
Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 1.000- 3.000 mẫu bệnh phẩm, cao điểm có khi lên 9.000 đến 12.000 mẫu/1 ngày nên các chị em trong Khoa phải chia ca làm việc 24/24 giờ, thay phiên nhau xét nghiệm xuyên đêm để đảm bảo trả kết quả nhanh và chính xác nhất.
Video đang HOT
“Giai đoạn cao điểm của các đợt dịch, phòng xét nghiệm như ngôi nhà thứ 2 của chúng tôi. Nhân lực cán bộ mỏng, nhiều chị em dù có con nhỏ, cha mẹ già đau ốm thường xuyên nhưng suốt hơn 2 năm qua phải tạm gác vai trò của người mẹ, người vợ để tập trung cho công tác chống dịch.
Trên địa bàn ở đâu có dịch, ở đó có các cán bộ nữ CDC Hà Tĩnh.
Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm đòi hỏi sự nỗ lực tập trung cao độ của tập thể nên chúng tôi luôn động viên nhau cố gắng hoàn thành tốt công việc, vì đó là nghề, là con đường mà chúng tôi đã chọn dù gặp rất nhiều vất vả. Chị em luôn tự nhủ đây không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội để những người làm công tác y tế dự phòng thể hiện sự dũng cảm, lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm với công việc”, chị Hạnh tâm sự.
Song song với công việc chuyên môn, các chị em luôn đảm trách tốt vai trò người “giữ lửa”, xây dựng gia đình hạnh phúc. “Do đặc thù, tính chất công việc nên thời gian dành cho gia đình có không nhiều nhưng bản thân các chị em luôn cố gắng sắp xếp để tạo sự hài hòa giữa gia đình và công việc. May mắn sau lưng có hậu phương vững chắc là gia đình, người thân, con cái chăm ngoan, học giỏi, chị em càng bền lòng với nhiệm vụ được giao phó”, chị Hạnh trải lòng.
Các chị em tổ truy vết CDC cùng các đồng nghiệp phải di chuyển đến nhiều địa bàn, tiếp xúc với hàng ngàn trường hợp liên quan đến dịch ở các vùng tâm dịch.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn toàn tỉnh cũng là ngần ấy thời gian, các chị em tổ truy vết CDC cùng các đồng nghiệp phải di chuyển đến nhiều địa bàn, tiếp xúc với hàng ngàn trường hợp liên quan đến dịch ở các vùng tâm dịch. Chị Đinh Thị Hoài Thanh-Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm- CDC Hà Tĩnh – một trong những chuyên gia truy vết dày dạn kinh nghiệm nhớ lại: ” Với tinh thần khẩn trương, truy vết thần tốc để khoanh vùng, ngăn dịch, không kể ngày đêm trong những đợt dịch bùng phát, chị em trong đội truy vết chỉ kịp căn dặn con cái tự chăm sóc bản thân và sắp xếp dụng cụ thiết yếu, đồ cá nhân, tức tốc lên đường”.
Đặc thù công việc của những người truy vết đòi hỏi chị em cũng như đồng nghiệp nam phải tỉ mỉ và thận trọng, tập trung cao độ tuyệt đối. Việc tiếp xúc trực tiếp với F0 đối mặt với nhiều nguy hiểm song với tính chất phức tạp của các ca bệnh nên không cho phép các chị và các thành viên trong đội cơ động chần chừ, e ngại.
Góp sức không nhỏ trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 không thể không kể đến vai trò của chị em khoa Dược-Vật tư y tế-CDC. Để triển khai đảm bảo tiến độ, hiệu quả các đợt xét nghiệm diện rộng tại các đợt dịch cao điểm cũng như triển khai tiêm chủng diện rộng cho người dân, cán bộ khoa phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khá lớn để cung ứng vaccine sinh phẩm, thuốc hóa chất, trang thiết bị vật tư, môi trường hóa chất sinh phẩm phòng chống dịch…cho tất cả 13 huyện, thị xã, thành phố. Cũng vì vậy, các chuyến hàng nhập kho khá cồng kềnh với tần suất cao chở về Trung tâm vào thứ 7 hay chủ nhật, ngày hay đêm thì 9 chị em trong khoa cũng phải tự hỗ trợ nhau vận chuyển để đảm bảo tiến độ chạy đua cùng cuộc chiến chống dịch của toàn ngành.
Cán bộ nữ Khoa Dược- Vật tư Y tế- CDC phải tự hỗ trợ nhau vận chuyển trang thiết bị để đảm bảo tiến độ, chạy đua cùng cuộc chiến chống dịch của toàn ngành.
Dược sĩ CK I Trần Thị Cẩm Thạch- Trưởng khoa Dược- Vật tư Y tế- CDC chia sẻ: “Nhập kho với số lượng vaccine rất lớn và yêu cầu nghiêm ngặt trong bảo quản vaccine đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối của chúng tôi trong từng lô hàng để tránh nhầm lẫn. Áp áp lực công việc dù rất lớn nhưng chị em trong khoa luôn động viên chia sẻ với nhau để làm sao đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch, trong cuộc sống gia đình chị em luôn là người vợ hiền, là người con hiếu thảo của gia đình, biết chăm sóc, dạy dỗ con cái và giữ lửa ấm hạnh phúc gia đình một cách mẫu mực”.
Bác sĩ Hoàng Văn Sơn- Phó Giám đốc CDC Hà Tĩnh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở của Trung tâm chia sẻ: ” Với 110 cán bộ nữ, chiếm 70% nhân lực trong tổng số 158 cán bộ viên chức cơ quan, hơn hai năm qua các chị em của đơn vị đã không quản ngại gian khó, kiên cường, bền bỉ xông pha giữa tâm dịch để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao;cùng nhân dân toàn tỉnh chung sức đồng lòng trong cuộc chiến chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Dù ở cương vị nào, các chị em Trung tâm đều là những tấm gương tiêu biểu, vượt lên khó khăn làm tròn phận sự của người mẹ hiền, người con hiếu thảo tiêu biểu.
Giản dị và mộc mạc, những “nữ chiến binh” dũng cảm của CDC Hà Tĩnh sau mỗi giờ căng thẳng thực hiện nhiệm vụ nơi tâm dịch, lại lăn xả vào hỗ trợ các đồng nghiệp đang làm nhiệm vụ tại đơn vị như: Tiếp nhận mẫu bệnh phẩm, nhập số liệu, chuẩn bị môi trường xét nghiệm, thống kê, báo cáo… Họ chia sẻ, động viên nhau cùng cố gắng ở bất cứ vị trí, nhiệm vụ nào bởi họ tin chắc rằng, cuộc chiến dẫu còn nhiều cam go, nhưng có sự đồng lòng và quyết tâm, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng. Ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ cán bộ tuyến đầu chống dịch, thời gian qua nhiều chị em công tác tại CDC Hà Tĩnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, LĐLĐ tỉnh và ngành y tế tỉnh nhà tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thanh Hóa ghi nhận 998 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất từ trước đến nay
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, trong ngày 8/2, tỉnh ghi nhận 998 ca mắc mới.
Trong số đó có 226 trường hợp phát hiện trong cộng đồng, 456 ca ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế và 316 người đang được cách ly theo quy định.
Đây là số ca mắc cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Sàng lọc y tế và test nhanh COVID-19 tại phòng khám 360 Lê Hoàn, Thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Hoa Mai/TTVXN
Các địa phương ghi nhận ca mắc nhiều nhất gồm thị xã Nghi Sơn, các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thọ Xuân, thành phố Thanh Hóa... Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp ở Thanh Hóa đang tăng cường rà soát, truy vết các trường liên quan đến các mốc dịch tễ, ổ dịch có trường hợp dương tính nhằm phát hiện sớm nhất các ca F0 và khoanh vùng các trường hợp nguy cơ cao.
Qua công tác rà soát, sàng lọc y tế và test nhanh tại trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, tỉnh ghi nhận 1.496 giáo viên và học sinh mắc COVID-19. Các địa phương có nhiều giáo viên, học sinh mắc là thành phố Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa...
Như vậy, tính từ ngày 27/4/2021 - 8/2/2022, Thanh Hóa ghi nhận 24.956 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 20.923 người điều trị khỏi được ra viện, 34 bệnh nhân tử vong. Có 3.831 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và điều trị tại nhà, nơi cư trú.
Thành phố Thanh Hóa đang đẩy mạnh công tác sàng lọc y tế, tổ chức test nhanh để phát hiện các trường hợp F0. Ảnh: Hoa Mai/TTXVN
Thanh Hóa cũng đang triển khai điều trị người mắc COVID-19 không triệu chứng tại nhà, nơi cư trú trên phạm vi toàn tỉnh. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố thống nhất, quyết định phạm vi địa bàn, thời gian thực hiện.
Việc triển khai điều trị người mắc COVID-19 không triệu chứng tại nhà, nơi cư trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho người mắc bệnh được tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất với dịch vụ y tế, chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như các điều kiện nghỉ ngơi, sinh hoạt tại nơi cư trú để sớm phục hồi sức khỏe. Người mắc COVID-19 không triệu chứng được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế tại nhà/nơi cư trú theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.
TPHCM thêm 5 ca nhiễm biến chủng Omicron, xét nghiệm 223 người liên quan TPHCM ghi nhận thêm 5 ca nhiễm biến chủng Omicron trong ngày 6/1, nâng tổng số người nhiễm biến chủng mới này tại thành phố lên 11 trường hợp. Chiều 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, địa bàn đã ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron. Như vậy, tổng số người nhiễm biến chủng mới...