Những nông dân vẽ vàng ròng trên đất sét
Đến từ nhiều vùng quê, quen với công việc chân tay như phu hồ, đóng gạch, gieo hạt, cấy lúa, thế nhưng bằng phương pháp dạy nghề kiểu “6 không” của vị đại gia đất Cảng – Hải Đồ cổ, họ đã trở thành nghệ nhân tự tin cầm bút vẽ.
Xưởng sứ cao cấp vẽ vàng của ông Hải Đồ cổ nằm khuất ở phía chân đê, trên đường từ TP Hải Phòng đi Đồ Sơn cũ. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề của hơn 400 con người với đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền. Ông Bùi Xuân Hải (Hải Đồ cổ) cho hay có thời điểm số học viên, công nhân học và làm tại xưởng lên tới 4.000.
Nguyên tắc đào tạo kiểu “6 không: không phân biệt nam nữ không phân biệt dân tộc không phân biệt tuổi tác, không phân biệt văn hóa không phân biệt lành hay què và không phân biệt năng khiếu đã giúp cơ sở sản xuất của ông tập trung nhiều nghệ nhân nhất nước.
Học viên ở đây nằm trong độ tuổi từ 15 đến 60 và được vị đại gia đất Cảng – Hải Đồ cổ tuyển dụng căn cứ vào nguyên tắc chung: không xem hồ sơ nhập học và cũng chẳng quan tâm đến trình độ học vấn ở họ. Ông quan niệm, cái đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, và dù họ là ai – sang hay hèn, khỏe mạnh hay đau ốm, già hay trẻ thì đều mong muốn hướng tới cái chân, thiện mỹ.
Vì thế, tại xưởng vẽ, người ta chẳng còn ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ có dáng dấp của một bà nông dân hơn là nghệ nhân hay cô bé vẽ bằng tay phải, tay trái bị khiếm khuyết lúc nào cũng giấu trong túi áo.
Nghệ nhân ở đây còn là chàng trai cao chưa đầy 1m như vừa bước ra từ truyện cổ “Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú Lùn”. Thế nhưng, khi vẽ, họ quên đi những trăn trở đời thường để hóa thân thành họa sĩ tài ba. Người quản lý ở đây cho biết tại xưởng có một thanh niên sinh năm 1993 bị bệnh não bẩm sinh được người nhà gửi từ Hà Nội xuống Hải Phòng để học việc. Sau hơn 1 năm, cậu đã trở thành công nhân bậc 3 có thu nhập vào hàng cao nhất ở đây. “Khi vẽ, chẳng ai nghĩ cậu ấy bị bệnh cả”, ông chia sẻ.
Ông Hải sẽ trực tiếp dạy họ nét sẽ đầu tiên, cách phối cảnh, tô màu và cách cảm nhận về nghệ thuật để họ nắm được công thức trong đầu…
Cho đến khi họ tự tin sáng tạo trên các sản ph ẩm thực mà không cần có thầy trực tiếp hướng dẫn. Tại xưởng, không chỉ họa sĩ, nghệ nhân mà các học viên cũng có thu nhập căn cứ vào sản phẩm họ vẽ trong ngày. Qua giai đoạn học việc vẽ nét chàm, học viên sẽ được chọn lựa trên cơ sở năng lực thực tế để chuyển sang bộ phận vẽ vàng.
Video đang HOT
Một chiếc đĩa vẽ vàng nhìn có vẻ đơn giản thế này khi ra đời đều trải qua các chu trình đổ khuôn cốt bằng tay như những sản phẩm gốm sứ thông thường. Sau khi có gốm thành phẩm, các nghệ nhân sẽ vẽ vàng rồi hấp ở nhiệt độ trên 850 độC. Một sản phẩm sau khi trải qua 12 công đoạn thông thường kéo dài tới gần 2 tháng. Đối với những sản phẩm đặc biệt, đòi hỏi độ tinh tế tỉ mỉ, thời gian có thể lên tới nửa năm từ lúc đổ khuôn cho tới khi được dát vàng lung linh.
Chiếc bình này có chiều cao 3 m. Để hoàn thành tác phẩm này, 5 nghệ nhân phải làm việc liên tục trên giá vẽ trong nhiều ngày liền.
Họ tập trung cao độ để đảm bảo các nét vẽ tròn đều, cân cốt. Không ít nét vẽ, các nghệ nhân phải dùng tới loại bút nhỏ chỉ bằng 1/4 sợi tóc.
Chiếc thống này đang được nghệ nhân có biệt hiệu “người Hobbit” hoàn thiện công đoạn cuối, sau hơn 2 tháng miệt mài vẽ. Anh cho biết khi đổ nước vào chiếc thống những chú cá vàng như nổi trên mặt nước khiến người xem như thấy chúng đang bơi lội tung tăng.
Nhìn 2 nghệ nhân này say sưa vẽ, ít ai biết rằng họ từng xuất phát điểm là nông dân vốn quen với việc đồng áng. Họ chia sẻ giờ khả năng vẽ vàng của họ cũng nhanh và dễ dàng như việc đưa mạ ra đồng để cấy lúa.
Chẳng có giáo trình chuẩn, phương pháp dạy nghề của ông Hải Đồ cổ là để các nghệ nhân tự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng. Do vậy, cũng là rồng nhưng qua cách cảm thụ của mỗi nghệ nhân chúng lại mang nét rất riêng, có con dễ thương, hiền lành, có con nanh nọc gớm ghiếc.
Thậm chí cùng trên một sản phẩm, 2 con rồng bay lượn có móng dài móng ngắn, râu cong, râu thẳng. Chính điều này tạo ra nét độc đáo không giống bất cứ sản phẩm nào đang bán trên thị trường. Giá bán vì thế cũng được xếp vào hàng “đắt sắt ra miếng”.
Hơn 1.000 sản phẩm gốm sứ vẽ vàng của Hải Đồ cổ đang được bày bán tại Showroom ở Khách sạn Sofitel Plaza, Hà Nội. Giá bán dao động từ vài triệu đồng cho tới vài trăm triệu đồng thậm chí cả tỷ đồng.
Theo VNE
Gốm sứ vẽ bằng vàng bạc tỷ của đại gia đất Cảng
Giá bán từ vài triệu đồng, vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ bạc vẫn hút khách bởi các sản phẩm này được vẽ bằng vàng ròng loại 24K tinh xảo.
Hơn 500 sản phẩm được vẽ bằng vàng ròng vừa được đại gia đất Cảng - Bùi Xuân Hải (Hải Đồ Cổ) giới thiệu tại showroom của mình ở khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội, sáng 15/1.
Showroom của Hải Đồ cổ ở Hà Nội trưng bày hàng nghìn mẫu sản phẩm sứ khác nhau được vẽ bằng vàng ròng. Ông Hải là người khởi xướng, cổ vũ cho kỹ thuật mới trong nghề gốm sứ thủ công Việt Nam: dùng vàng ròng vẽ bằng tay lên sứ.
Các mặt hàng ở đây dù là vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày như ấm chén, bình lọ hay đồ thờ cúng tâm linh đều toát lên vẻ đẹp vương giả tưởng như chỉ có trong cung điện của vua chúa. Giá một sản phẩm thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới cả tỷ đồng.
Mô hình Khuê Văn Các có giá bán 4-5 triệu đồng. Để làm ra tác phẩm này, các nghệ nhân phải thực hiện tới 12 bước, trong đó vẽ nét vàng là giai đoạn cuối cùng.
Mỗi bình vẽ vàng này có giá bán từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, tùy loại.
Khác với các sản phẩm dát vàng thông thường được bán trên thị trường, sản phẩm sứ của Haidoco được vẽ thủ công bằng vàng lỏng thay vì dát. Những lá vàng mỏng bên ngoài mặt sau đó được nung qua nhiệt độ từ 800 đến 850 độ C khiến cho vàng liên kết chặt với bề mặt men sứ và không bị phai màu theo thời gian.
Nhìn kỹ bằng mắt thường có thể thấy từng nét vẽ nổi trên nền sứ trắng. Vị doanh nhân đất Cảng - Bùi Xuân Hải chia sẻ, có những nét vẽ, các nghệ nhân phải dùng tới loại bút nhỏ chỉ bằng 1/4 sợi tóc.
Trong bộ 12 con Giáp, bức tượng rắn gây sự chú ý của khách hàng với giá bán từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng, tùy loại.
Để hoàn thành bộ vẽ vàng ròng mô phỏng ngọc ấn Tỳ Hưu này, các nghệ nhân phải mất khoảng nửa tháng để hoàn tất các công đoạn.
Đất được người thợ kỳ công chuốt nặn tạo hình sản phẩm. Sản phẩm được sơ chế bước một, để cho se dần, đến khi không còn dính tay sẽ được chạm khắc trang trí bởi các nghệ nhân điêu khắc, sau đó sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng "bạch định", nghệ nhân sẽ vẽ toàn vàng, còn không sẽ phối màu hoặc vẽ xanh chàm rồi đem nung ở nhiệt độ 1.300 độ C để sứ tự động lên màu. Công đoạn tiếp theo, các nghệ nhân mới vẽ vàng lần 2 và nung tiếp ở nhiệt độ khoảng 850 độ C.
Cái đẹp của sứ vẽ vàng ròng thương không chỉ ở đường nét tạo dáng với những nét gợi cảm mà còn ở màu men, bí quyết của kỹ thuật vẽ vàng ròng mà ông Hải dày công nghiên cứu và thử nghiệm suốt 30 năm.
Do đó, người ta cũng không mấy ngạc nhiên khi chiếc bình này có giá bán vài chục triệu đồng. Chỉ những người am hiểu nghệ thuật và biết được "quyền lực" của vàng mới thẩm thấu được ý nghĩa của mỗi tác phẩm.
Chùa Một Cột được vẽ nổi bằng nét chàm tạo cho người xem cảm giác như xem cảnh thật. Chiếc cúp này cần đến 2 nghệ nhân vẽ trong khoảng một tuần và được bán với giá 10 triệu đồng chưa đầy nửa ngày sau khi trưng bày tại showroom.
Chiếc đĩa đựng hoa quả có giá bán 12 triệu đồng. Ông Hải tiết lộ cặp lục bình cao 3,5 m có giá bán trên dưới 2 tỷ đồng do các nghệ nhân vẽ ròng rã trong 3 tháng sắp được đưa ra trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ tới đây.
Theo VNE
Cửa hàng gốm dát vàng của đại gia đất cảng Nổi tiếng Hải Phòng về những phi vụ buôn bán đồ cổ đắt tiền, sau hơn 50 năm trong nghề, Bùi Xuân Hải (Hải "Đồ cổ") lại trở thành ông chủ của lò gốm dát vàng với nhiều sản phẩm độc đáo. Cửa hàng đồ gốm dát vàng của ông Bùi Xuân Hải trên phố Bát Đàn (Hà Nội) tràn ngập một màu...