Những nội thất nên sắm cho căn bếp hiện đại
Thiết kế nội thất nhà bếp khoa học, sắp xếp thiết bị bếp hợp lý, thuận tiện sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú với công việc nấu nướng và sáng tạo nên những bữa cơm thật ngon để vun vén hạnh phúc gia đình.
Để tránh được mùi đồ ăn lan sang những phòng khác hoặc ám mùi trên quần áo đồng thời làm sạch bầu không khí, bạn hãy lắp thêm máy khử mùi hay quạt thông gió sẽ giúp cho căn phòng trở nên tươi mới và thoáng đãng hơn.
Máy khử mùi đồ ăn cho nhà bếp thường được gắn ngay khu vực nấu nướng, phía trên bếp từ hoặc bếp gas.
Hệ thống đèn/ đèn trang trí
Lựa chọn đèn trang trí phù hợp giúp cho căn bếp trở nên hiện đại. Đồ họa: Phương Duy
Để việc nấu ăn trở nên thuận lợi hơn, gia chủ nên sử dụng ánh sáng trắng cho hệ thống đèn LED âm trần vì có chức năng chiếu sáng chính cho toàn bộ không gian bếp. Với đèn thả bàn ăn, nguồn sáng chính cho bữa ăn và không gian sinh hoạt chung thì nên dùng ánh sáng vàng với cường độ ánh sáng nhẹ giúp tạo không gian thư giãn.
Tủ bếp, kệ bếp thông minh
Tủ bếp là trung tâm của căn bếp nhằm tạo vẻ đẹp mỹ quan và tăng tính thẩm mỹ cho cả căn phòng. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các kiểu tủ bếp như chữ I, chữ L, chữ U hay song song… nhưng kiểu tủ được sử dụng phổ biến nhất là chữ L.
Mẫu tủ bếp chữ L là lựa chọn của đa số gia đình có diện tích nhà nhỏ vừa đáp ứng sự tiện lợi vừa phù hợp với những phong cách thiết kế nhà đơn giản, hiện đại như ngày nay. Đồ họa: Phương Duy
Về chất liệu, tủ bếp có thể được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa cứng… tùy theo phong cách thiết kế nhà. Vì bếp là nơi dễ bám mùi thức ăn nên khi chọn gỗ làm tủ, gia chủ nên chọn loại gỗ sồi, gỗ lim… để tạo độ bền cao nhất.
Kệ bếp thường đi kèm với tủ bếp và có độ dài bằng tủ bếp, nằm ở vị trí phía dưới dùng để bảo quản dụng cụ nấu ăn hay các vật dụng ít dùng.
Bàn ăn
Bàn ăn là nội thất không thể thiếu thứ hai với đa dạng mẫu mã, chất liệu cho đến màu sắc để người dùng có thể lựa chọn.
Để tạo được sự đồng bộ, người dùng nên lựa chọn bàn ăn với phong cách, màu sắc giống với tủ bếp và các nội thất có sẵn trong bếp.
Về kiểu dáng, bàn ăn có các loại là hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông. Loại bàn hình tròn có không gian rộng để sắp xếp nhiều ghế xung quanh thích hợp cho các gia đình đông người hay sử dụng cho những bữa tiệc tư gia. Đối với loại bàn hình vuông và hình chữ nhật lại đa dạng với nhiều phong cách thiết kế nhà bếp thông minh, hiện đại.
Video đang HOT
Đảo bếp
Ngoài tủ bếp và kệ bếp, đảo bếp thường được nhìn thấy ở gian bếp có diện tích rộng, được bố trí ở chính giữa căn bếp giúp cho người dùng có thêm không gian để chuẩn bị nguyên liệu trong quá trình nấu nướng hay bày biện sau nấu.
Đảo bếp giúp việc lấy đồ ăn, dụng cụ một cách thuận tiện hơn. Đồ họa: Phương Duy
Đảo bếp thích hợp cho các chị em nội trợ không phải di chuyển nhiều nơi trong hoạt động nấu ăn, giúp tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng.
Căn bếp 13m chứa "tỉ thứ đồ" bên trong nhờ thiết kế "hệ giấu kín" thông minh của mẹ đảm ở Hà Nội
Sẽ khó có người tin rằng, với diện tích bếp hạn hẹp, giải pháp thiết kế các ngăn lưu trữ cùng những mẹo hay trong cách sắp xếp đồ đạc giúp cho không gian nấu nướng nhà chị Minh Ngọc luôn gọn xinh, tiện ích.
Sở hữu một căn bếp có diện tích nhỏ, chị Minh Ngọc cùng kiến trúc sư đã bàn bạc, thảo luận để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất.
Vì yêu thích nấu nướng, thường có thói quen làm bánh, chuẩn bị những bữa ăn tươm tất cho gia đình nên không gian bếp là nơi lưu trữ vô số đồ đạc, các loại gia vị, dụng cụ nấu nướng, đồ gia dụng.
Để số lượng đồ "khổng lồ" ấy vừa được cất trữ gọn gàng vừa dễ dàng khi tìm kiếm, chị Minh Ngọc đã tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất với thói quen của bản thân cũng như diện tích của không gian chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
Căn bếp được cải tạo, mở rộng hơn nhờ phá dỡ tường, từ 10m2 tăng lên 13m2 để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình chị Minh Ngọc.
Là một người yêu thích nấu nướng, chị Ngọc dành thời gian bố trí lại căn bếp sao cho tận dụng tối đa diện tích mặt đứng, thiết kế kệ linh hoạt với các ngăn tủ để đựng được nhiều nhất đồ đạc bên trong.
Khu vực nấu nướng nhỏ gọn.
Kệ đựng đồ được chọn màu đen nổi bật, đối lập tương phản với màu trắng của hệ tủ bên dưới.
Chị Minh Ngọc tâm huyết với căn bếp, là một người thích nấu nướng nên không gian nhỏ chứa đựng rất nhiều các loại đồ dùng, gia vị phục vụ cho việc chế biến các món ăn ngon.
Góc bếp chữ L với bàn bếp rộng rãi, sử dụng đá chống ố nên đảm bảo sạch đẹp.
Góc ăn uống được bố trí ngay bên cạnh khu vực bếp nấu, mang lại vẻ đẹp hiện đại, sự tiện lợi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Chị Minh Ngọc bộc bạch: "Giữa muôn vàn phong cách, từ decor xinh xắn đến sang chảnh hiện đại thì mình thấy rằng, vì căn bếp hạn chế về diện tích nên mình chọn "giấu đi" những đồ đạc, vật dụng thường dùng. Giải pháp đơn giản này vẫn rất cần đến sự sắp xếp khoa học, ngăn nắp giúp mình nhanh chóng tìm đồ khi cần và tạo thói quen cất trữ đồ gọn gàng sau khi sử dụng".
Chị Ngọc cho biết, căn bếp trước đây rộng khoảng 10m2, sau khi cải tạo, phá tường ngăn và nối dài thì tổng diện tích bếp được mở rộng khoảng 13m2. Khu vực bếp của gia đình chị Minh Ngọc do thiết kế tích hợp cả đặt máy giặt, máy sấy nên không gian cần đến tổ chức khoa học.
Khi nhìn tổng thể chức năng, không gian mang lại vẻ đẹp gọn thoáng, đẹp đẽ. Chị Minh Ngọc đã linh hoạt tận dụng khoảng không bên trên để làm hệ thống tủ lưu trữ, đồng thời cũng sắp xếp lò nướng, tủ lạnh sang một bên để tối ưu không gian.
Các ngăn bếp được phân chia hợp lý.
Mỗi khu vực đều được bố trí gia vị, đồ đạc phù hợp.
Từng ngăn tủ được phân loại rõ ràng.
Các ngăn tủ là thế giới của chị Ngọc, nơi chị bày biện, cất trữ gia vị, đồ gia dụng gọn gàng, khoa học, hợp lý.
Do mục đích sử dụng dài lâu nên vợ chồng chị Ngọc lựa chọn chất liệu gỗ MDF Thái lõi xanh, sơn phủ 3M và đánh bóng. Chi phí hoàn thiện hệ tủ bếp là 12 triệu đồng/ mét dài (tính cả tủ trên và dưới, phụ kiện như tay co, bản lề...)
Với mặt bàn bếp, do mặt bàn trước đây sử dụng đá nhân tạo, chất xốp nên dễ ố. Rút kinh nghiệm cho lần cải tạo này, chị Ngọc chuyển sang sử dụng đá chống ố với giá 3,8 triệu đồng/mét dài. Khu vực tường chị Ngọc quyết định không sử dụng kính vì khó vệ sinh nên chuyển sang ốp gạch men tầm trung với giá khoảng 600 nghìn đồng/mét dài.
Với sự sắp xếp và bố trí linh hoạt, sáng tạo, căn bếp nhìn từ bên ngoài đủ mang đến vẻ đẹp cuốn hút và hiện đại. Sắc màu được sử dụng các tông đối lập, giúp không gian hiện đại và cá tính. Hầu hết các ngăn tủ đều được tính toán, phân chia hợp lý để dễ dàng cất trữ đồ và tìm kiếm đồ nhanh chóng khi cần.
Những ngăn tủ gọn gàng.
Không gian nấu nướng với diện tích nhỏ xinh, phân chia khu vực chức năng hợp lý, mặt bàn bếp nối dài mở rộng đủ để chị Minh Ngọc có thêm niềm vui và cảm hứng để vào bếp chế biến nhiều món ngon mỗi ngày. Căn bếp đối với chị luôn là nơi "giữ lửa", vừa thỏa mãn niềm đam mê nấu nướng vừa giúp mọi người luôn vui vẻ quây quần, sum vầy mỗi ngày.
Nguồn ảnh: NVCC
'Lột xác' ngoạn mục cho ngôi nhà 20 năm tuổi ở TP.HCM Chi phí cải tạo ngôi nhà có diện tích 100 m khoảng 900 triệu đồng bao gồm nội thất trừ thiết bị điện. Ngôi nhà cũ đã 20 năm tuổi, có kiến trúc cũ kỹ và cách bố trí truyền thống mang đến nhiều bất cập cho người sử dụng. Nhiều vị trí tường ẩm mốc, cửa cũ lung lay, sàn đã phai...