Những “nỗi sợ” chiến lược của Trung Quốc
Biết những nỗi sợ hãi và quan ngại của quân đội Trung Quốc có thể cung cấp những cái nhìn về kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, trong khi giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể tiếp cận được những lựa chọn chiến lược thành công nhất.
Theo Michael Pillsbury – một học giả cao cấp tại Viện Hudson, từng là Giám đốc kế hoạch của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Tổng thống Reagan và Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng về Kế hoạch Chính sách, sau đó là Trợ lý đặc biệt về Châu Á cho Giám đốc Văn phòng Net Assessment (thuộc Bộ Quốc phòng) dưới thời chính quyền Bush, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một nhóm các nhà hoạch định quốc phòng có ảnh hưởng của Mỹ đã tìm cách để hiểu những quyết định trong lĩnh vực quân sự của Liên Xô bằng cách thăm dò xem các tướng lĩnh của họ đánh giá về chiến tranh và những đối thủ như thế nào. Điều này chỉ đạt được thông qua việc thu thập và phân tích tình báo, trong đó bao gồm việc sử dụng rộng rãi các nguồn mở.
Nhưng một nỗ lực tương tự để hiểu về suy nghĩ của Trung Quốc đã không được các nhà phân tích hiện nay tiến hành. Lý do biện hộ cho trường hợp này là họ rất khó tiếp cận được với hàng loạt các chính sách của Trung Quốc. Biết những nỗi sợ hãi và quan ngại của quân đội Trung Quốc có thể cung cấp những cái nhìn về kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, trong khi giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể tiếp cận được những lựa chọn chiến lược thành công nhất. Dưới đây là những nỗi sợ về mặt tâm lý chiến lược của Bắc Kinh:
Sợ bị phong tỏa từ hướng biển
Nhiều người trong giới quân sự Trung Quốc sợ rằng nước này có thể sẽ dễ dàng bị phong tỏa bởi một sức mạnh từ bên ngoài.
Nhiều người trong giới quân sự Trung Quốc sợ rằng nước này có thể sẽ dễ dàng bị phong tỏa bởi một cường quốc/sức mạnh từ bên ngoài, bởi vì về mặt địa lý, một chuỗi đảo trải dài từ Nhật Bản tới Philippines (chuỗi đảo thứ nhất) được cho là vật cản tự nhiên ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với các vùng biển mở, điều mà các nước xung quanh có thể khai thác một cách tích cực.
Thực vậy, một cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản đã tuyên bố rằng các tàu ngầm của Trung Quốc khó có thể tiến vào vùng nước sâu ở Thái Bình Dương thông qua chuỗi đảo Ryukyu, tới phía Bắc hoặc phía Nam Đài Loan, hay thông qua eo biển Bashi (Luzon) mà không bị phát hiện bởi các lực lượng tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản. Kết quả là, các học giả quân sự của Trung Quốc thường xuyên thảo luận về sự cần thiết của công tác huấn luyện, diễn tập và một kế hoạch hành động quân sự nhằm phá vỡ thế phong tỏa này.
Sợ mất các nguồn tài nguyên biển
Một nỗi sợ trên biển khác mà các học giả Trung Quốc quan ngại là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị ở xung quanh các vùng biển của nước này sẽ bị các cường quốc bên ngoài khai thác vì sự yếu kém của lực lượng hải quân Trung Quốc, đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của họ.
Zhang Wenmu, một cựu chuyên gia phân tích thuộc một nhóm cố vấn của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Hải quân liên quan đến sức mạnh trên biển của Trung Quốc và sức mạnh trên biển liên quan đến sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Theo tôi, nếu một quốc gia thiếu sức mạnh trên biển, sự phát triển của quốc gia đó là không có tương lai”.
Sợ bị chặn các tuyến đường lưu thông trên biển
Video đang HOT
Các học giả Trung Quốc ủng hộ xây dựng một lực lượng hải quân biển xanh nhằm bảo vệ các tuyến đường vận tải biển và mở rộng sức mạnh của nước nước này ra bên ngoài.
Nhiều học giả Trung Quốc đã đề cập đến việc dễ bị tổn thương của các tuyến đường lưu thông trên biển (SLOC) của nước này, đặc biệt là tuyến đường giao thông dầu mỏ “huyết mạch” ở eo biển Malacca. Vì thế họ ủng hộ phát triển một lực lượng hải quân biển xanh để bảo vệ các lĩnh vực nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc.
Theo một nhà quan sát về Trung Quốc, các hạm đội của Mỹ, Nhật và Ấn Độ cùng nhau “tạo ra một áp lực áp đảo nhằm vào nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc”, nhưng một nghiên cứu khác kết luận rằng chỉ Mỹ mới có đủ sức mạnh và “dũng khí” để phong tỏa các tuyến đường vận chuyển dầu của Bắc Kinh. Tương tự, trong cuốn sách “Campaign Theory Study Guide” (tạm dịch: Cẩm nang Nghiên cứu Phương pháp Chiến dịch) được các học giả tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc (NDU) biên soạn năm 2001, các tác giả đã đặt ra những kịch bản tiềm năng về sự ngăn chặn và bảo vệ các tuyến đường lưu thông trên biển.
Một vài học giả còn bày tỏ sự cấp bách: “Liên quan đến các vấn đề cấm vận trên biển hay các tuyến đường chở dầu bị gián đoạn. Trung Quốc phải &’chuẩn bị ngôi nhà của mình trước khi trời đổ mưa’”. Lời biện hộ này dường như muốn nhanh chóng chuyển những ưu tiên từ một lực lượng Hải quân với các tàu ngầm làm trung tâm sang một lực lượng hải quân với các tàu sân bay làm trọng tâm.
Ngoài những vấn đề trên, tác giả còn cho rằng Bắc Kinh còn các nỗi sợ khác như: Can thiệp và chia cắt lãnh thổ; bất ổn nội bộ, bạo động, nội chiến và chủ nghĩa khủng bố; sợ các đường ống dẫn bị tấn công hoặc các cuộc tấn công từ tàu sân bay; sợ bị không kích; sợ Đài Loan độc lập; sợ bị tấn công mạng,… và “sợ” cả các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản và Nga.
Theo Công Thuận/Tin tức
Nỗi sợ bệnh Ebola lan trong công chúng Mỹ
Cái chết của bệnh nhân Thomas Duncan, việc hai y tá bị nhiễm bệnh cùng hình ảnh nhân viên y tế trùm kín mít trong các bộ quần áo bảo hộ khiến nhiều người Mỹ trở nên quá lo sợ Ebola, gây khó cho việc phòng chống dịch.
Nhân viên y tế trong bộ quần áo bảo hộ hôm qua chuẩn bị tiến vào kiểm tra một khu dân cư ở Dallas sau khi nữ y tá Amber Vinson bị chẩn đoán mắc Ebola. Ảnh:Reuters
"Ebola là một vấn đề nghiêm trọng. Hoàn toàn hợp lý khi người dân lo sợ về sự lây lan cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh đối với họ", Al Jazeeradẫn lời Peter Jacobson, giáo sư nghiên cứu về luật và chính sách y tế tại Đại học Michigan, nhận xét.
Cuộc sống của những hành khách trên chuyến bay số 1143, thuộc hãng hàng không Frontier Airlines, cùng Amber Vinson, nữ y tá thứ hai bị nhiễm Ebola ở Dallas, bỗng trở nên xáo trộn, không phải vì họ mắc bệnh hay có khả năng mắc bệnh mà bởi nỗi lo lắng về Ebola.
Mẹ của một giáo viên có mặt trên máy bay lúc đó cho biết, con gái bà đã bị trả về nhà, không được phép đến trường học nơi cô làm việc. Bản thân bà cũng phải nghỉ làm tại một cửa hàng bán lẻ đến hết tuần khi người chủ nghe ngóng được tình hình.
Nhiều trường học tại Texas và Ohio hôm qua thông báo sẽ đóng cửa để tẩy trùng bởi nhân viên nhà trường và một số học sinh tuy không đi cùng chuyến với Vinson nhưng cũng hiện diện trên chiếc phi cơ đó ở những hành trình bay khác.
Cổ phiếu các hãng hàng không rớt giá mạnh vì nhà đầu tư lo ngại người dân sẽ tránh di chuyển bằng máy bay sau khi nghe tin Vinson bay từ Dallas tới Cleveland với cơn sốt nhẹ, trước lúc cô bị chẩn đoán mắc Ebola một ngày. Trong khi đó, lượng tiêu thụ nước rửa tay và thuốc tẩy tăng vọt.
Một trường đại học ở Bắc Texas dường như đã gửi thư tới ít nhất hai ứng viên đến từ Nigeria để từ chối đơn xin việc của họ với lý do hai người này tới từ nơi có dịch.
Sự thật là Nigeria chỉ có khoảng 20 trường hợp nhiễm Ebola, tất cả những người này đều có mối liên hệ tới cùng một bệnh nhân. Chưa xuất hiện ca nhiễm mới nào ở đất nước này trong 21 ngày qua. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể sẽ tuyên bố dịch Ebola tại Nigeria chấm dứt vào ngày 20/10 tới đây.
Sau khi nhiều bức hình cho thấy người đàn ông mặc trang phục thường ngày trên chuyến bay di chuyển Vinson tới Atlanta được phát tán, phương tiện truyền thông xôn xao vì lo lắng cho số phận người này. Nhưng hóa ra, ông là một chuyên gia giám sát quy trình y tế. Việc ông không mặc quần áo bảo hộ là hoàn toàn có chủ đích. Bộ quần áo bảo hộ hạn chế tầm nhìn, gây khó khăn trong việc giám sát các nhân viên y tế trên chuyến bay.
Chuyên gia môi trường hôm 12/10 khử trùng nơi ở của Nina Pham, nữ y tá đầu tiên ở Dallas bị nhiễm Ebola. Ảnh: Reuters
Vậy điều gì đang diễn ra? Liệu nỗi lo sợ về Ebola có lấn át mọi thực tế về căn bệnh này? Web Md, một trang uy tín chuyên cung cấp thông tin về các căn bệnh phổ biến, đặt câu hỏi.
Điều này vừa đúng vừa sai, Jeff Duchin, chủ tịch ủy ban y tế cộng đồng thuộc Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm của Mỹ, nhận định. "Thế giới cần biết và cảm thấy sợ hãi trước dịch bệnh bùng phát ở Tây Phi", nhưng tại Mỹ, "sự lo lắng không hề tương xứng với mối rủi ro". Những gì ta thấy lúc này là "sự bùng nổ của nỗi sợ hãi Ebola chứ không phải sự bùng nổ thật sự của dịch bệnh Ebola", ông cho biết thêm.
Nguồn cơn của sự hoang mang
"Tôi thường nhắc nhở đồng nghiệp không sử dụng vị trí và tầm ảnh hưởng của mình để gây ra nỗi sợ hãi trong dân chúng", Al Jazeera dẫn lời Bennie Thompson, đại diện đảng Dân chủ, phát biểu trong phiên điều trần của Quốc hội tại Dallas. "Hoàn toàn đúng đắn khi người ta lo lắng về virus Ebola nhưng sẽ là thiếu trách nhiệm khi lan truyền câu chuyện rằng đại dịch Ebola sắp lan tràn trên đất Mỹ".
Cái chết của Thomas Duncan ở Dallas và việc hai y tá tại cơ sở điều trị cho anh bị nhiễm bệnh cùng hình ảnh nhân viên y tế trùm kín mít trong các bộ quần áo bảo hộ khiến nhiều người lo lắng. Hơn nữa, bất chấp việc vài bệnh nhân đã được chữa trị thành công, thực tế là Ebola vẫn gây ra hàng nghìn cái chết, nó chưa có thuốc chữa đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh. Điều này càng khiến căng thẳng tăng cao.
"Mọi người còn hoang mang về khoảng cách giữa những gì họ được nghe và những gì họ thấy", Mark Sanford, đại diện đảng Cộng hòa, nhận xét. "Họ nghe rằng căn bệnh này không dễ lây lan nhưng các bức hình về những người ra khỏi nhà trong bộ quần áo phi hành gia lại cho thấy điều ngược lại".
Nguyên nhân khác khiến nỗi sợ hãi Ebola lan truyền là do con người cảm thấy họ không thể kiểm soát tình hình, tiến sĩ Scott Geller, nhà tâm lý học hành vi tại Virginia Tech, nhận định.
"Chúng ta mất khoảng 45.000 người hàng năm trong các vụ tai nạn đường bộ nhưng mọi người chắc chắn không cảm thấy run sợ khi đi lại", ông phân tích. "Khi điều khiển chiếc xe của mình, con người cảm thấy họ có thể hoàn toàn kiểm soát nó và tồn tại nhiều lựa chọn khác nhau. Với Ebola, dường như không có lựa chọn nào".
Những luồng thông tin trái chiều từ các quan chức và chuyên gia y tế cũng không giúp ích trong trường hợp này. Theo các nhà nghiên cứu, việc kiểm soát nỗi sợ hãi là mấu chốt vấn đề bởi nỗi sợ gần như chắc chắn ảnh hưởng tới người Mỹ nhiều hơn là dịch bênh Ebola.
Hàng nghìn báo động nhầm liên tiếp xuất hiện trong thời gian qua trên đất Mỹ. Người dân tràn tới bệnh viện chỉ vì những triệu chứng giống với Ebola và nhận được những kết quả âm tính. Máy bay thì bị giữ lại tại đường băng và cách ly bởi những mối lo âu vô lý.
Dân chúng dễ đưa ra các cảnh báo sai lầm hay chạy đến các phòng cấp cứu với những dấu hiệu không liên quan đến Ebola hoặc lan truyền sự hoảng loạn rồi dẫn tới những hành động thiếu chín chắn. Điều đó là cách mà nỗi swoj gây khó cho việc đấu tranh chống lại dịch bênh, ông Jacobson đánh giá.
Gavin MacGregor-Skinner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ban khoa học y tế công cộng bang Pennsylvania cho rằng, tuyên truyền hiệu quả là chìa khóa thành công trong việc ngăn chặn nỗi sợ hãi hình thành.
Trong khi hàng nghìn ca nhiễm Ebola được xác nhận ở Tây Phi, chỉ có 8 trường hợp dương tính với Ebola tại Mỹ. Hầu hết những người này đều bị lây bệnh từ nước ngoài và được đưa về Mỹ chữa trị trong điều kiện cách ly cẩn thận.
5 trong số 8 người được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia ở các cơ sở y tế hiện đại hàng đầu. Tất cả đều đang hồi phục. Không ai trong số các nhân viên y tế điều trị cho họ bị nhiễm bệnh.
Trong số ba bệnh nhân gần đây nhất ở Dallas, khoảng 50 người tiếp xúc với Duncan đang được theo dõi. Đến nay, chưa ai xuất hiện triệu chứng bệnh ngoài y tá Nina Pham và Amber Vinson. Cả hai đều được theo dõi tại các trung tâm chăm sóc đặc biệt.
"Nếu ta cho họ thấy các nhân viên y tế đang làm việc rất tốt, dân chúng Mỹ sẽ tự tin hơn rất nhiều", Al Jazeera dẫn lời Gavin MacGregor-Skinner nói.
Nina Pham, nữ y tá gốc Việt bị nhiễm Ebola. Ảnh: Facebook
Vũ Hoàng
Tổng hợp
Quý ông và những nỗi sợ hãi về cậu nhỏ Dưới đây là những nỗi lo thường trực của quý ông về khả năng của cậu nhỏ mà các quý cô nên biết để trấn an chàng. Lo lắng về kích thước. Nhiều người đàn ông băn khoăn về kích thước "súng ống" của họ. Họ lo sợ mình sẽ không làm hài lòng bạn tình hoặc "tỷ lệ" nam tính này của...