Những nội quy nhà trọ kì quặc ở TP HCM
Chuyện nhà trọ sinh viên quá chật hẹp, mất vệ sinh hay giá cao, khó tìm … đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” tại TP HCM. Nhưng những nhà trọ có nội quy kì quặc dưới đây thì quả là có một không hai!
Mỗi ngày chỉ được tắm bằng một xô nước
Đến đầu hẻm 77, đường N.T, phuờng 13, quận 5 hỏi số nhà 77/1A thì đều nhận được những cái nhìn “thông cảm” và những lời khuyên “chân tình” như sau: “Con đi tìm phòng trọ phải không, cô khuyên con đi tìm chỗ khác là hơn, bà chủ ở đây kì cục lắm!”.
Quyết tâm làm rõ cái sự “kì cục” ấy, tôi tìm đến và vào hỏi phòng thì được biết giá phòng là 400 ngàn một người, bao nước, tiền điện tính theo đồng hồ giá 2.500 đồng/Kwh.
Nội quy được dán khắp nơi
Lân la làm quen với một số bạn sinh viên nơi đây thì được các bạn “nhỏ to tâm sự”: “Dì chủ ở đây quy định mỗi ngày chỉ được tắm một lần thôi, mỗi lần chỉ được hứng một xô nước!”.
Bạn P.T.Thành, sinh viên trường CĐ Kinh tế kể thêm: “Không được mở nhạc, mở nhỏ cũng không được, dì chủ mà nghe thì sẽ bị mắng té tát, vì vách ngăn bằng gỗ, mở nhạc dì ngủ không được! Bạn bè lên chơi chỉ được thầm thì thôi, nói bình thường cũng không được nữa. Mà đặc biệt là bạn bè không được dùng nước để rửa tay, rửa mặt nhưng đi vệ sinh thì được!”.
“Khảo sát” một vòng thì mới thấy, phòng vệ sinh với nhà tắm chung với nhau, không có vòi nước bên trong, người ở trọ muốn tắm thì phải hứng nước ở bên ngoài rồi xách vào. Như thế thì làm sao có chuyện “ăn gian” một lần tắm hai xô nước.
Một nhà trọ khác trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 thì lại có nội quy ghi rõ ràng là: “Không được dẫn người lạ lên phòng chơi. Nếu dẫn lên phải đóng 10.000 đồng tiền nước. Chỉ được ngồi chơi trong vòng 2 tiếng, quá hai tiếng sẽ tính 5000/h. Không được dẫn bạn lên ngủ lại tại phòng, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 30.000 một người… Nội quy đã được đề ra, mong anh chị nghiêm túc thực hiện!”
“Nội quy như vậy có gì đâu!”
Có chủ nhà trọ còn đưa ra nội quy theo kiểu: “Muốn ở đây thì hằng ngày phải thay phiên nhau lau nhà, dọn phòng vệ sinh dùm cho cô!”. Nhà trọ này nằm trong hẻm 606, đường 3/2, quận 10.
Video đang HOT
Bạn L.Q.Định, sinh viên trường Trung cấp Y dược Cửu Long, ở trọ được gần hai năm nói: “Nhà cô có đến hai người, cô khỏe mạnh, con gái cô cũng khỏe lắm vậy mà bắt tụi em lau nhà, lau phòng vệ sinh. Trong khi tụi em ở gác gỗ trên lầu, nhà vệ sinh với nhà tắm cũng sử dụng riêng với nhà cô!”. Nếu những sinh viên này không làm, thì sẽ bị nhiếc móc, và chủ nhà sẽ tìm cách đuổi đi.
Chủ nhà thường đưa ra rất nhiều nội quy để quản lý người ở trọ.
Một nhà trọ ở hẻm 202, Nguyễn Tiểu La, phường 8, quận 10 thì lại có nội quy làm cho các bạn sinh viên nghèo choáng váng. Chủ nhà quy định, nếu muốn nấu ăn thì phải dùng bếp cồn, bếp điện vì nếu dùng bếp gas mini sẽ dễ gây cháy nổ, và… khói làm đen tường.
Sinh viên nghèo, dùng cồn để nấu đắt gấp hai lần gas, nấu bếp điện chắc chắn sẽ tốn kém nhiều hơn với giá điện 3000/Kwh (chưa kể đồng hồ chạy nhanh như gió) vậy mà chủ nhà còn “bồi” thêm: “ Mỗi lần nấu ăn phải đóng 10.000 tiền nước, 2000 tiền rác”. Bạn L.Y.Nhi người trọ tại đây nói: “Quy định vậy em ăn ngoài luôn cho khỏe!”.
Bà T.T.Di chủ nhà trọ giải thích: “Thật ra là tôi không cho các cháu nấu ăn nên mới khó khăn như vậy, sợ các cháu dùng bếp gas mini không an toàn, lỡ gây cháy nổ các cháu đâu chịu trách nhiệm nổi. Các nhà trọ khác họ cấm nấu ăn thì sao? Quy định như vậy có gì lạ đâu!”
“Không ở đó, biết ở đâu?
Tuy đưa ra những nội quy kì quặc như thế nhưng những nhà trọ kể trên đều có sinh viên trọ, thậm chí còn có nơi rất đông. Bạn K.Lan tại nhà trọ “mỗi ngày tắm một lần, một xô nước”, tâm sự: “Dì chủ khó khăn vậy nhưng rồi cũng quen, chuyển phòng thì phiền phức. Mà phòng trọ bây giờ cũng khó kiếm lắm, không ở đây em cũng chẳng biết ở đâu!”.
Hầu hết các chủ nhà trọ tại khu vực tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng đều khẳng định: “Chỉ thiếu phòng chứ không bao giờ thiếu sinh viên thuê!”. Vì vậy, đa phần họ tự cho mình quá nhiều “quyền lực”, và đưa ra những nội quy “trái khoáy” buộc sinh viên phải làm theo.
Hiện nay, việc quản lý sinh viên ở trọ đều do các chủ nhà trọ tự đưa ra quy định. Công an Phường chỉ quản lý về mặt nhân khẩu, an ninh trật tự, khó có thể can thiệp quá sâu vào đời sống, điều kiện sinh hoạt cụ thể của mỗi nhà trọ.
Sinh viên thuê nhà trọ lại thường theo kiểu “thuận mua vừa bán”, “ở không được thì thôi”. Nên khi quyền tự do bị ảnh hưởng, điều kiện sinh hoạt bị ràng buộc khắc khe cũng phải cắn răng chịu đựng.
Anh Nguyễn Trọng Hoàng – Trưởng phòng hỗ trợ đời sống sinh viên (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP HCM) – cho biết: “Trung tâm đã sẵn sàng hơn 2.000 chỗ ở giá rẻ dành cho tân sinh viên (300.000-600.000 đồng/người/tháng) trong năm học mới này. Đây là những phòng trọ đã được Trung tâm khảo sát về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất, an ninh trật tự, … nên các bạn sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, khi có vướng mắc gì về nhà trọ, chủ nhà,… các bạn có thể gọi đến số: 38274705 . Trung tâm sẽ hỗ trợ giải quyết, hoặc tư vấn cho các bạn sinh viên tại các nhà trọ không thuộc sự quản lý của Trung tâm.
Theo Bee
Nữ sinh kinh hoàng với nhà vệ sinh 'nửa kín nửa hở'
Với các xóm trọ sinh viên giá rẻ, phòng trọ thường nhỏ, ẩm thấp hoặc thiếu an toàn. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Nỗi kinh hoàng thực sự mang tên... WC.
WC "công cộng"
Gọi là công cộng bởi những phòng trọ này thường không khép kín nên cả xóm dùng chung nhà vệ sinh kiêm luôn phòng tắm. Những xóm trọ đều xa chủ, người thuê đa phần là sinh viên hoặc người lao động có thu nhập thấp nên xóm thường có nhiều phòng nhưng lại hạn chế tối đa số lượng WC. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng bắt nguồn từ đây.
Những nhà vệ sinh "nửa kín nửa hở" là mối đe rọa rình rập các nữ sinh viên
Vui mừng vì tìm được phòng trọ mới giá bèo nhưng mới ở được vài ngày, Hiền (Cao đẳng Du Lịch) đã phát hoảng. Xóm trọ Hiền ở có tất cả 12 phòng, mỗi phòng từ 2 đến 3 người nhưng chỉ có độc 2 nhà vệ sinh kiêm phòng tắm. Vào các giờ cao điểm thì WC luôn trong tình trạng đóng cửa vì "quá tải".
Hiền đi làm thêm vào buổi tối nên sau khi kết thúc giờ học ở trường là cấp tốc đạp xe về nhà tắm giặt cho kịp giờ làm. Nhưng dù có về sớm thì vẫn phải chờ "dài cổ" mới đến "lượt". Trong suốt thời gian đó, Hiền đành chấp nhận thay đổi giờ tắm vào ban đêm, khi đi làm thêm về. Mặc dù sợ nhưng Hiền vẫn phải cố vì không muốn mất công việc làm thêm đang có.
Chính vì dùng chung WC nên vấn đề giữ gìn vệ sinh chung luôn là rất "hot", WC lâm vào cảnh "cha chung không ai khóc". Nguyễn Thị Triệu (Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội) trọ ở phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy chia sẻ: "Nhà vệ sinh chỗ mình không có vòi nước riêng lại xây cạnh bể nước nên nước ăn cũng là nước để dùng cho WC. Sinh viên bọn mình có ý thức còn đỡ chứ mấy cô chú đi làm rồi, mỗi lần đi vệ sinh xong là cứ đứng ở sân giếng dội thẳng vào. Nước bắn tung toé, trông mà "rợn" cả người. Nhưng kinh nhất là mấy chú đi vệ sinh không bao giờ đóng cửa, mặc cho bọn mình là con gái đang đứng ngoài sân giếng mà mấy chú cứ "vô tư" như thế. Giữ vệ sinh chung thì còn dám nhắc nhở chứ chuyện như vậy tế nhị quá nên mấy đứa mình chẳng dám ý kiến gì".
Những vấn đề như dọn rác, hay cọ rửa nhà vệ sinh, nhà vệ sinh bị tắc hoặc ngập khi mưa lớn dường như đã trở thành bức xúc chung của nhiều bạn sinh viên khi đi thuê trọ.
Những cánh cửa "nửa kín nửa hở"
WC bẩn "kinh niên"
Khi được chủ nhà dẫn đến xem phòng hầu hết sinh viên chỉ xem xét phòng ở, thấy phòng giá rẻ liền thuê ngay mà quên hẳn sự có mặt của những nhà vệ sinh. Đến khi có những sự việc không tốt nảy sinh thì trong số những nguyên nhân dẫn đến việc chuyển trọ lại có cả nguyên nhân xuất phát từ sự bất tiện của WC.
Lần đầu tiên tắm ở WC "công cộng", Phương Thảo (Đại học Đại Nam) mới tá hoả khi nhận ra cánh cửa WC được làm bằng nhiều tấm gỗ ghép lại với nhau, từ trong nhìn ra, từ ngoài nhìn vào đều rõ mồn một.
Để an toàn, Thảo phải lấy tạm ít quần áo giăng khắp cánh cửa để che đi những chỗ hở. Nhưng cũng từ đó, Thảo chỉ tắm ở WC bên cạnh vì có vẻ an toàn và kín đáo hơn.
Mới chuyển tới phòng trọ mới, nhưng suốt thời gian đó, Hiền đã rục rịch đi tìm phòng. Sau 2 tháng, Hiền cùng cô bạn cùng phòng ngậm ngùi ra đi. Nguyên nhân chung quy lại cũng chỉ tại... nhà vệ sinh.
Hôm đó đi làm thêm về, Hiền thấy cô bạn cùng phòng đang nằm thút thít trong phòng, hỏi ra mới biết rằng cô bạn vừa bị "nhìn trộm" khi đang tắm.
Cánh cửa WC được đóng cẩn thận nhưng chiều cao cánh cửa lại ngắn hơn chiều cao cửa ra vào nhà vệ sinh nên mãi đến khi vô tình ngước lên phía trên, cô bạn này mới phát hiện ra có mấy gã "dê xồm" đứng trên tầng 5 khu chung cư đang xây dở đối diện WC nhìn mình "chăm chú".
Quá hoảng sợ nên cô bạn mặc vội quần áo và chạy vào phòng. Mấy tên này còn cố gắng gọi với theo, cười ha hả: "Chạy làm gì, nhìn thấy hết rồi". Lúc đầu còn thấy tiếc căn phòng giá rẻ nhưng sau vụ đó, Hiền cùng cô bạn đành lòng dắt tay nhau tìm phòng khác đắt hơn nhưng có WC an toàn.
Một số sinh viên thay việc chuyển chỗ ở mới đã có ý kiến với chủ nhà trọ nhưng câu trả lời nhận được đều khiến các bạn không mấy hài lòng. Những xóm trọ này, cách ly với chủ nên dù có nhiều bất cập, chủ trọ cũng không mấy quan tâm, hầu như chỉ đến tháng mới tới thu tiền.
Chuyện sửa chữa còn phải chờ chứ đừng nói tới nâng cấp thêm hệ thống vòi nước hoặc thông tắc nhà vệ sinh. Do vậy, nếu giỏi chịu đựng, nhiều sinh viên vẫn cố trụ lại nhưng nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ đành ngậm ngùi ra đi mang theo hình ảnh không mấy tốt lành về những WC "hờ hững".
Theo Vietnamnet
'Trần trụi' công nghệ làm bánh trung thu giữa Hà Nội Nguyên liệu làm bánh được phơi ngoài quốc lộ, nhân bánh bị ruồi muỗi bâu đen, khay đựng bánh cáu bẩn, những người công nhân tay không bốc bánh... là thực trạng thường thấy ở nơi làm bánh Trung thu truyền thống Xuân Đỉnh. Gần đây, với công nghệ tân tiến, hiện đại, nhiều nhà máy sản xuất bánh kẹo đã cho ra...