Những nơi nguyên thủ thế giới dừng chân tại Việt Nam
Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch, cơ sở thiện nguyện… thường được các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Merkel ghé thăm bên lề các chuyến công du.
Tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên sau khi Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ năm 1995. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc 25 năm. Ngoài chương trình làm việc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Clinton cùng phu nhân và con gái còn ghé thăm trường đại học đầu tiên của Việt Nam Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khoảnh khắc đáng nhớ được ghi lại khi cựu Tổng thống Mỹ bắt tay người dân Hà Nội từ ban công một tòa nhà đối diện Văn Miếu vào ngày 17/11/2000. Ảnh: AP.
Cùng ngày, ông Clinton tới thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và có buổi nói chuyện với các sinh viên tại đây. Ngoài chuyến thăm lần đầu, ông còn quay lại Việt Nam hai lần vào tháng 12/2006 và tháng 7/2014 với tư cách chủ tịch Quỹ Bill Clinton. Cựu Tổng thống Clinton là người quyết định bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ năm 1995 và ký Hiệp định thương mại song phương. Ông từng nói việc bình thường hóa quan hệ hai nước là điều đáng tự hào nhất trong nhiệm kỳ của mình. Ảnh: AP.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton và con gái Chelsea đội nón lá khi thăm Quỹ tình thương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Oxfam tại thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 17/11/2000. Ảnh: Reuters.
Sáng 19/11/2006, Tổng thống Mỹ George Bush cùng phu nhân tới cầu nguyện tại nhà thờ Cửa Bắc (Hà Nội). Đây là hoạt động bên lề trong chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC 14 của ông. Tổng thống Mỹ tươi cười với đội hợp xướng và những người vừa cùng cầu nguyện với ông. Chuyến công du Việt Nam từ ngày 17 đến 20/11/2006 là chuyến thăm song phương nước ngoài kéo dài nhất của ông Bush kể từ khi nhậm chức, cũng là chuyến thăm chính thức lần thứ hai của một tổng thống Mỹ đến Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Clinton năm 2000. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Putin đánh trống trong Văn Miếu Quốc Tử Giám vào lần đầu đến thăm Việt Nam tháng 3/2001. Sau lần này, ông còn trở lại Việt Nam thêm 2 lần nữa vào các năm 2006 để tham dự Hội nghị APEC 14 và thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 11/2013. Ảnh: Kremlin.ru.
Trở lại Việt Nam lần thứ 3 vào sáng 12/11/2013, ngay trong buổi trưa, tổng thống Putin đến đặt vòng hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: AFP.
Tháng 11/2009, lần đầu tiên Thủ tướng Pháp Francois Fillon tới thăm Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngoài các buổi hội đàm, Thủ tướng Pháp còn tới thăm cố đô Huế.
Văn Miếu cũng là nơi người phụ nữ quyền lực nhất thế giới – thủ tướng Đức Angela Merkel tới trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2011. Bà đi dạo suốt hơn nửa giờ ở đây. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Đến Việt Nam lần thứ hai vào tháng 9/2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (áo hồng) cùng phu nhân có mặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội). Ông trò chuyện thân tình với người dân Singapore đang sống và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong.
Trong hai ngày thăm Việt Nam (29-30/7/2015), Thủ tướng Anh David Cameron ghé thăm chùa Vĩnh Nghiêm, TP HCM. Ảnh: Vinh Nghiem VN
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chính Minh trong chuyến thăm ngày 5-6/10/2015. Ảnh: VOV.
Phương Hòa
Theo VNE
Lần đầu tiên sau 70 năm, kim ấn triều Nguyễn trở về cố đô
Chiếc kim ấn bằng vàng nặng gần 9kg cùng sách vàng đã trở về lại hoàng cung Huế sau hơn 70 từ ngày vua Bảo Đại thoái vị.
Ngày 23/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã trưng bày chiếc kim ấn nặng gần 9kg được đúc bằng vàng ròng nguyên khối, dưới thời vua Minh Mạng (1927). Chiếc ấn được nhà vua dùng đóng trên các văn bản để khuyến cáo dân chúng hoặc bằng khen tặng các nhân vật hiếu nghĩa (con cái có hiếu với cha mẹ) và những người tiết nghĩa.
Chiếc kim ấn (hay còn gọi là kim bảo tỷ) nặng gần 9kg, chế tác bằng vàng dưới thời vua Minh Mạng (1927) được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Đắc Đức.
Triển lãm còn trưng bày kim sách triều Nguyễn vốn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được chế tác bằng vàng hoặc bạc, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu, hoặc ghi công phong tước và dâng, ban tôn hiệu cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do đích thân hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ấn tín và sách vàng được đưa ra khỏi hoàng cung Huế. "Sau hơn 70 năm, số bảo vật vô giá này mới được đưa về lại Huế để trưng bày, phục vụ khách tham quan. Đây được xem là bước khởi động cho một cuộc trưng bày Bảo vật hoàng cung sẽ tổ chức vào tháng 9 năm nay", ông Trung nói và cho hay xung quanh những kim ấn, sách vàng, có nhiều câu chuyện đặc biệt về hoàng cung triều Nguyễn xưa.
Những cuốn kim sách được biên soạn dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng. Ảnh: Đắc Đức.
Theo ông Trung, năm 1961, một cuộc triển lãm giới thiệu về sự xa xỉ của chế độ phong kiến xưa đã được tổ chức. Tại đây, một chiếc ấn của Nam Phương hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại) đã bị kẻ gian đánh cắp rồi mang bán. Hai năm sau, kẻ này bị bắt và bị bỏ tù.
Năm 2010, tại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lần đầu tiên bộ hiện vật bằng vàng này được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mang ra trưng bày. Năm 1945, chính quyền cách mạng phát động chương trình tuần lễ vàng. Bấy giờ, ông Nguyễn Lân giữ vai trò là phó chủ tịch hội đã nêu ra ý kiến của nhiều người đứng ra phát động tuần lễ với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, nên mang số vàng đã tiếp quản từ triều đình nhà Nguyễn nung chảy để làm ngân lượng quốc gia, phục vụ cho kháng chiến.
Nhiều nhà nguyên cứu và du khách quốc tế đã đến chiêm ngưỡng những báu vật bằng vàng. Ảnh: Đắc Đức.
Bấy giờ, Bác Hồ không đồng ý và bảo: "Nếu sau này có một ngày đất nước ta thống nhất thì chúng ta lấy bằng chứng gì để khẳng định nước ta đã có lịch sử ngàn năm văn hiến", ông Hải Trung kể và cho hay nhờ quyết định đó mà giờ đây số ấn tín, sách vàng của Việt Nam đang lưu giữ hầu như là độc bản.
Chăm chú vào chiếc ấn tín và sách vàng, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Đắc Xuân cho rằng, việc đưa ấn tín và sách vàng trở về lại cố cung là một điều đáng quý. "Thông qua nội dung của kim sách, kim ấn có thể chứng minh được nét văn hóa, bề dày lịch sử cũng như văn hiến hàng nghìn năm của dân tộc", ông Xuân chia sẻ và bày tỏ sự ngưỡng mộ bởi tài hoa của những nghệ nhân đã chế tác ra những báu vật vô giá bằng vàng.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ 25 chiếc ấn bằng vàng; 7 chiếc ấn bạc mạ vàng và 12 chiếc ấn bạc của các bậc Hoàng đế triều Nguyễn. Bên cạnh đó, có 8 chiếc ấn vàng; 16 chiếc ấn bạc mạ vàng và 3 chiếc ấn bạc của các bậc vương hậu cùng 94 cuốn kim sách thuộc nhiều đời vua.
Đắc Đức
Theo VNE
Cháu nội vua Thành Thái bật khóc khi về Huế Trở lại Huế sau 10 năm, ông Bảo Tài đã bật khóc khi được viếng mộ cha và ông nội vào đúng ngày lễ húy kỵ 3 vua triều Nguyễn. Sáng 24/3, trời Huế mưa lất phất. Vội mặc bộ áo dài khăn đóng cho con gái, vợ chồng ông Nguyễn Phước Bảo Tài cùng đoàn lễ bộ rời cửa chính An Lăng...