Những nơi lạnh nhất thế giới, cuộc sống luôn chìm trong băng giá
Có nhiều nơi có khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho việc sinh sống của con người. Sau đây là danh sách 5 địa điểm lạnh nhất trên thế giới với nhiệt độ thấp kỉ lục.
1. Oymyakon, Nga
Oymyakon nằm ở vùng Siberia, Nga, được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông là -51 độ C, có lúc giảm tới -71 độ C.
Làng Oymyakon ở Siberia chỉ có 500 người dũng cảm chọn đây làm nhà.
Cư dân ở Oymyakon ăn chủ yếu là thịt do các thực phẩm khác khó có thể tìm thấy vào mùa đông. Hầu hết mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà để tránh nhiệt độ băng giá.
Video đang HOT
Vostok Station được xếp hạng là một trong những vùng lạnh nhất Trái đất với nhiệt độ -89,2 độ C. Đây không chỉ là nơi lạnh nhất thế giới mà còn là khu vực có mức gió mạnh nhất trên lục địa toàn cầu. Khu vực này rất hiếm những cơn mưa và cư dân sinh sống với khí hậu quá khắc nghiệt. Vì vậy mà Vostok trở thành một sa mạc trên đất nước Nga.
Đây cũng là một trong những nơi nắng nhất trên Trái đất, mặc dù không có ánh nắng mặt trời nào trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có nhiều giờ nắng mỗi năm hơn cả những nơi nắng nhất ở Nam Phi. Vostok có tổng số ánh nắng mặt trời cao nhất cho bất kỳ tháng nào trên Trái đất, trung bình là 708,8 giờ nắng vào tháng 12, hoặc 22,9 giờ mỗi ngày.
Trạm nghiên cứu North Ice nằm trong chủ quyền của Hoa Kỳ thuộc đảo Greenland là một nơi lạnh khắc nghiệt không kém những nơi đã kể ở trên. Nhiệt độ thấp nhất đã từng được ghi nhận tại nơi này là -66 độ C. Ở đây hầu như chỉ có khoảng 10 nhà khoa học đang sinh sống và nghiên cứu, hoàn toàn không có sự sinh sống của bất kỳ người dân nào.
Greenland là một quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch và là hòn đảo lớn nhất thế giới. Về địa lý và dân tộc đây là một đảo quốc Bắc cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ, nhưng về lịch sử Greenland có quan hệ mật thiết với châu Âu.
4. Verkhoyansk, Nga
Thị trấn Verkhoyansk (Nga) là một nơi hẻo lánh nằm sâu trong Siberia, có số dân là 1.434 người. Thị trấn hẻo lánh này là một trong năm nơi có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ cách Bắc Cực có hơn 2.400km, Verkhoyansk từng là nơi dùng để lưu đày các chính trị gia vào đầu thế kỷ 20. Vào mùa xuân, nhiệt độ ở Verkhoyansk rơi vào khoảng -45 độ C. Người dân ở đây sinh sống bằng việc chăn nuôi gia súc, khai thác thiếc và vàng. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -48 độ C.
Cư dân sống trong vùng luôn phải mặc những chiếc áo khoác lớn và đội mũ lông thú. Họ thường ở trong nhà khi thời tiết quá lạnh.
5. Trạm Plateau, Nam Cực
Trạm nghiên cứu này được xây dựng từ năm 1065, sau đó đóng cửa năm 1969 nhưng vẫn được duy trì để sử dụng trong tương lai. Tính về nhiệt độ trung bình hàng tháng thì đây là nơi lạnh nhất thế giới.
Trạm Plateau, một trạm nghiên cứu đang hoạt động của Mỹ và quỹ hỗ trợ của Queen Maud Land trên cao nguyên Nam Cực. Tháng lạnh nhất là vào tháng 7. Nơi này có nhiệt độ thấp nhất là -84C .
Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà
Trong hai ngày 23 - 24/11, đồng bào dân tộc Cống tại bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) tổ chức đón Tết Hoa.
Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào dân tộc Cống là Mền Loóng Phạt Ái là trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Điện Biên. Năm nay, Tết Hoa rơi vào đúng dịp kỷ niệm 15 năm Ngày di sản Văn hoá Việt Nam.
Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà là một nét văn hóa, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Tết Hoa không chỉ để tạ ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn cho mọi người mà còn là dịp để cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc, cầu an đầu năm mới. ây cũng chính là dịp để gửi gắm những ước nguyện về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc thông qua những lời khấn của thầy mo thay mặt cho các gia đình trong bản.
Phụ nữ dân tộc Cống hái hoa mào gà. Ảnh: Văn Thành Chương
Tết Hoa của dân tộc Cống gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng dòng họ sau đó mỗi gia đình sẽ về làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia đình mình. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian mang nhiều nét đặc sắc...
Trong những ngày Tết, cả bản tưng bừng trong không khí lễ hội, họ nắm tay nhau trong điệu xòe đoàn kết và cùng hát những làn điệu dân ca truyền thống rồi nhảy múa, hát ca và ném những hạt giống thóc, ngô ra khắp không gian xung quanh với mong ước bản làng bước sang một năm mới vạn vật sẽ sinh sôi, nảy nở.
Thầy mo đang làm lễ cho người cháu đích tôn bên cạnh bát gạo "cúng hồn". Ảnh: Văn Thành Chương
Từ sáng sớm, mỗi gia đình đều cử người đi hái hoa mào gà. Người được cử đi hái phải là phụ nữ, họ chọn lấy những bông hoa mào gà đẹp nhất đem về làm lễ cúng và trang trí nhà cửa.
Người dân sẽ chọn lợn và gà để làm vật cúng. Lợn và gà trước khi làm lễ cúng được mang đến nhà thầy mo để "làm lý" báo cáo thần linh và tổ tiên. Để "cúng hồn" cho những người trong gia đình, người Cống đặt gạo và trứng vào trong một chiếc bát có cắm nến. Một chiếc bát kiểu này cũng được đặt vào chõ đồ xôi và được thầy mo đọc một bài khấn với ý nghĩa cầu mong sự ấm no, hạnh phúc. Thầy mo cũng sẽ "cúng hồn" cho người cháu đích tôn, người được cho rằng sẽ kế tục việc thờ cúng sau này.
Triều Tiên qua con mắt một hướng dẫn viên Matt Kulesza đến Triều Tiên rất nhiều nhưng vẫn có lúc anh ngạc nhiên và thích thú như khi vừa say vừa hát theo hàng trăm người địa phương. Matt Kulesza, 34 tuổi, là một hướng dẫn viên du lịch người Australia - Ba Lan, làm việc cho công ty tour Young Pioneer có trụ sở tại Trung Quốc từ năm 2016 tới...