Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
Ngày 7/1, theo giờ địa phương, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tổ chức cuộc họp báo tại Mar-a-Lago.
Đây là cuộc họp báo thứ hai của ông kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024.
Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN, tại dinh thự ở Florida, ông Trump đã đề cập tới một loạt vấn đề.
Nhắc lại ý định mua đảo Greenland và kiểm soát kênh đào Panama
Khi tiếp tục thể hiện ý muốn mở rộng lãnh thổ của Mỹ, ông Trump không loại trừ hành động quân sự để giành quyền kiểm soát kênh đào Panama và đảo Greenland của Đan Mạch.
Khi được hỏi trực tiếp liệu ông có loại trừ biện pháp quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu về hai vùng đất đó không, ông Trump trả lời: “Không. Không, tôi không thể đảm bảo điều gì về hai điều này, nhưng tôi có thể nói thế này: Chúng ta cần những nơi đó vì an ninh kinh tế”.
Ông Trump thường xuyên công khai trong các bài phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội gần đây về khả năng sáp nhập cả hai khu vực vào Mỹ.
Ông nói Đan Mạch nên từ bỏ quyền kiểm soát Greenland nếu không sẽ phải đối mặt với các mức thuế nặng nề. Ông cũng gợi ý người dân Greenland có thể bỏ phiếu độc lập hoặc gia nhập Mỹ.
Ông một lần nữa ch.ỉ tríc.h cách quản lý kênh đào Panama. Kênh đào do Mỹ xây dựng đã mở cửa năm 1914 và được Mỹ kiểm soát cho đến khi có thỏa thuận năm 1977 bàn giao dần quyền kiểm soát cho Panama. Kênh đào được cả hai nước cùng vận hành cho đến khi chính phủ Panama tiếp quản hoàn toàn sau năm 1999.
Bình luận về vấn đề pháp lý cá nhân
Tổng thống đắc cử ca ngợi quyết định của Thẩm phán Quận Aileen Cannon, theo đó ngăn chặn công bố báo cáo cuối cùng của công tố viên đặc biệt Jack Smith liên quan đến các cuộc điều tra liên bang về mình.
Trước đó, Thẩm phán Cannon đã bác bỏ vụ về tài liệu mật mà công tố viên Smith đưa ra để chống ông Trump, phán quyết rằng việc bổ nhiệm ông Smith làm công tố viên đặc biệt là vi phạm Hiến pháp.
Lệnh của Thẩm phán Cannon ngày 7/1 đã ngăn ông Smith và Bộ Tư pháp tiến hành công bố báo cáo cho đến khi Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực 11 có thời gian xem xét đơn khẩn cấp từ các đồng bị cáo của ông Trump nhằm chặn việc phát hành báo cáo.
Ông Trump tiếp tục coi các vụ kiện nhằm vào mình là “giả tạo”, ch.ỉ tríc.h ông Smith và ca ngợi Thẩm phán Cannon – người do ông bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Ch.ỉ tríc.h cố Tổng thống Carter
Trong khi ch.ỉ tríc.h Panama, ông Trump cũng phê phán cố Tổng thống Jimmy Carter đã ký một thỏa thuận tồi với Panama năm 1977. Ông nói: “Những gì diễn ra ở kênh đào Panama là một nỗi xấu hổ. Jimmy Carter trao kênh đào cho họ với giá 1 USD và họ đáng lẽ phải đối xử tốt với chúng ta. Tôi nghĩ đó là một điều tồi tệ”.
Video đang HOT
Đề xuất “Vịnh Mỹ”
Ông Trump tiếp tục cảnh báo áp đặt mức thuế cao với các nước láng giềng Bắc Mỹ là Mexico và Canada nếu hai nước này không kiểm soát được người nhập cư trái phép vượt biên vào Mỹ.
Nhưng trong một diễn biến mới, ông nói rằng ông muốn đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh nước Mỹ.
Ômg nói: “Chúng ta sẽ đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Mỹ, một cái tên rất hay. Nơi này bao phủ rất nhiều lãnh thổ, Vịnh Mỹ. Một cái tên đẹp. Và điều đó là phù hợp”.
Trong dấu hiệu cho thấy đảng Cộng hòa nhanh chóng đứng về phía ông Trump, nghị sĩ Marjorie Taylor Greene thông báo rằng bà sẽ đưa ra dự luật đổi tên ngay sau khi tổng thống đắc cử đề cập vấn đề này trong cuộc họp báo.
Ch.ỉ tríc.h Tổng thống Joe Biden trong quá trình chuyển giao quyền lực
Ông Trump tiếp tục ch.ỉ tríc.h cách chính quyền ông Biden xử lý quá trình chuyển giao quyền lực trước khi ông quay trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1.
Ông Trump nói rằng chính quyền của ông Biden đang tìm mọi cách để làm mọi thứ khó khăn hơn và tìm cách ngăn chặn những cải cách mà người dân Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ.
Ông chỉ ra việc ông Biden ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 6/1, trong đó cấm phát triển dầu khí ngoài khơi trong các vùng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Lệnh này được thực hiện theo cách khiến ông Trump khó đảo ngược.
Ông Trump phát biểu: “Họ nói chúng ta sẽ có một quá trình chuyển giao suôn sẻ. Tất cả những gì họ làm chỉ là nói…Và sau đó họ lấy đi 625 triệu mẫu đất, về cơ bản biến nó thành di sản, vì vậy sẽ không bao giờ có thể khoan dầu ở đó nữa. Nhưng chúng ta sẽ sớm khoan trở lại”.
Khen ngợi Meta
Ông Trump nói Meta đã tiến xa sau khi Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg thông báo vào ngày 7/1 rằng công ty này sẽ loại bỏ các bộ kiểm tra sự thật trên Facebook và Instagram, thay thế bằng các ghi chú cộng đồng do người dùng tạo ra, tương tự như nền tảng X của tỷ phú Elon Musk.
Ông Trump nói khi trả lời câu hỏi từ phóng viên: “Tôi đã theo dõi cuộc họp báo của họ và tôi nghĩ đó là một cuộc họp báo rất tốt. Thành thật mà nói, tôi nghĩ họ đã tiến xa”.
Công bố khoản đầu tư của tỷ phú UAE
Ông Trump mở đầu cuộc họp báo của mình bằng thông báo rằng tỷ phú UAE Hussain Sajwani sẽ đầu tư ít nhất 20 tỷ USD để xây dựng các trung tâm dữ liệu trên khắp nước Mỹ.
Ông Trump nói rằng ông Sajwani được truyền cảm hứng rất nhiều bởi cuộc bầu cử ở Mỹ và sẽ không làm điều này nếu không có cuộc bầu cử.
Trước đó, ông Trump đã cam kết đẩy nhanh quy trình cấp phép cho các dự án xây dựng đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào Mỹ.
Ông Sajwani, chủ sở hữu DAMAC Properties, một công ty phát triển bất động sản có trụ sở tại Dubai, được gọi là “Donald của Dubai” và là một trong số ít các nhà đầu tư quốc tế duy trì mối quan hệ chặt chẽ với ông Trump ngay sau vụ tấ.n côn.g Điện Capitol ngày 6/1/2021.
Ý đồ của ông Trump khi muốn kiểm soát cả kênh đào Panama và đảo Greenland
Trong những ngày gần đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump liên tục tuyên bố muốn kiểm soát kênh đào Panama và muốn mua hòn đảo Greenland, nhấn mạnh triết lý "Nước Mỹ trên hết" của ông.
Tuyên bố của ông Trump
Con tàu di chuyển qua Kênh đào Panama ở Panama City, Panama. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times ngày 23/12, trong hai ngày qua, ông Trump đã liên tục tuyên bố Mỹ có các mối quan tâm về an ninh, lợi ích thương mại và những điều này chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nhất bằng cách đưa kênh đào Panama và Greenland nằm dưới quyền kiểm soát hoặc sở hữu hoàn toàn của Mỹ.
Trong khi công bố đại sứ mới của Mỹ tại Đan Mạch - nước kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo Greenland, ông Trump tuyên bố rằng lời đề nghị mua Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông có thể trở thành một thương vụ mà Đan Mạch không thể từ chối trong nhiệm kỳ tới.
Ông dường như khao khát Greenland không chỉ vì vị trí chiến lược trong bối cảnh băng tan ở Bắc Cực đang mở ra các cạnh tranh thương mại và hải quân mới mà còn vì trữ lượng đất hiếm cần thiết cho công nghệ tiên tiến.
Trước đó vào ngày 21/12, ông cáo buộc Panama áp phí quá cao đối với các tàu Mỹ qua kênh đào Panama và cảnh báo rằng nếu điều này không thay đổi, ông sẽ hủy bỏ hiệp ước từ thời Tổng thống Jimmy Carter. Hiệp ước này trao trả quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực kênh đào cho Panama.
Ông viết: "Mức phí mà Panama đang áp đặt là quá vô lý. Hành vi lợi dụng này đối với đất nước chúng ta sẽ phải chấm dứt ngay lập tức".
Ông còn bày tỏ lo ngại rằng kênh đào có thể rơi vào quyền kiểm soát của bên khác, ám chỉ Trung Quốc - quốc gia sử dụng kênh đào nhiều thứ hai. Một công ty tại Hong Kong kiểm soát hai cảng gần kênh đào, nhưng Trung Quốc không có quyền kiểm soát kênh đào này.
Phản ứng của Panama và Greenland
Không bất ngờ, chính quyền Greenland ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của ông Trump, giống như năm 2019 khi ông lần đầu đưa ra ý tưởng này. Lãnh đạo Greendland, ông Mute B. Egede, tuyên bố: "Greenland là của chúng tôi. Chúng tôi không phải thứ để mang ra bán và sẽ không bao giờ bán. Chúng tôi không được phép đán.h mất cuộc đấu tranh lâu dài cho tự do của mình".
Theo văn phòng Thủ tướng Đan Mạch, chính phủ nước này cho biết họ mong muốn hợp tác với chính quyền mới và không bình luận thêm về phát ngôn của ông Trump.
Sau khi ông Trump nhắc lại vấn đề kênh đào Panama trong bài phát biểu ngày 22/12, Tổng thống Panama José Raúl Mulino tuyên bố trong một video rằng: "Mọi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều là một phần của Panama và sẽ tiếp tục như vậy". Ông nói thêm: "Chủ quyền và độc lập của đất nước chúng tôi không thể đàm phán". Ngoài ra, ông Mulino cũng khẳng định mức phí lưu thông qua kênh đào mà Panama đang áp dụng không được thiết lập "theo ý thích".
Ý đồ của ông Trump
Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Những tuyên bố của ông Trump cùng các cảnh báo ngầm phía sau một lần nữa nhắc nhở về phiên bản "Nước Mỹ trên hết" của ông.
Lập trường quyết liệt của ông còn thể hiện bản năng của một nhà phát triển bất động sản nắm trong tay quyền lực quân đội lớn nhất thế giới hỗ trợ chiến lược đàm phán.
Trong các trường hợp của Greenland và Panama, cả lợi ích thương mại và an ninh quốc gia đều đóng vai trò quan trọng.
Mong muốn của ông Trump đối với Greenland đã được nêu rõ trong nhiệm kỳ đầu, khi một người bạn giàu có của ông ở New York, ông Ronald S. Lauder (người thừa kế tập đoàn mỹ phẩm New York), đã đưa ý tưởng này.
Tại Nhà Trắng dưới thời ông Trump vào năm 2019, Hội đồng An ninh Quốc gia đã bất ngờ nghiên cứu chi tiết về cách Mỹ có thể thực hiện một thương vụ mua lại đất đai lớn như vậy. Ông Trump tiếp tục thúc ép vấn đề này với Đan Mạch, quốc gia luôn bác bỏ yêu cầu của ông.
Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên đưa ra đề xuất này: Tổng thống Harry S. Truman đã muốn mua Greenland sau Thế chiến II, như một phần trong chiến lược Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn chặn lực lượng Liên Xô. Ông Trump có thể đưa ra một lập luận tương tự, đặc biệt khi Nga, Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường Bắc Cực cho vận tải thương mại và trang thiết bị hải quân.
Các chuyên gia về Bắc Cực không coi đề xuất của ông Trump về Greenland là một lời nói đùa.
Ông Marc Jacobsen, Phó giáo sư tại Đại học Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, người chuyên nghiên cứu về an ninh Bắc Cực, bình luận: "Hiện tại không còn nhiều người cười về chuyện này nữa".
Ông Jacobsen lưu ý rằng phản ứng ở Đan Mạch đối với đề xuất mới nhất của ông Trump là sự phẫn nộ. Tuy nhiên, ông nói rằng người dân Greenland, những người từ lâu đã khao khát độc lập, có thể tìm cách coi phát biểu của ông Trump là một cơ hội để củng cố thêm quan hệ kinh tế với Mỹ.
Từ năm 2009, Greenland có quyền tuyên bố độc lập, nhưng vùng lãnh thổ rộng lớn với khoảng 56.000 người vẫn phụ thuộc nhiều vào Đan Mạch và chưa bao giờ lựa chọn con đường này. Mối quan tâm của ông Trump có thể mở ra cơ hội đầu tư của Mỹ vào Greenland, gồm cả du lịch hoặc khai thác đất hiếm.
Bà Sherri Goodman, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, đã nhắc lại việc Mỹ đã mua Alaska và xây dựng kênh đào Panama, ám chỉ rằng mua Greenland không phải là ý tưởng kỳ quặc.
Bà Goodman cho rằng Mỹ có mối quan tâm lớn để đảm bảo rằng Trung Quốc không hiện diện mạnh mẽ ở Greenland.
Vào năm 2018, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các tuyến đường vận tải có thể thực hiện trong thời kỳ băng tan do biến đổi khí hậu. Bà Goodman nói rằng Mỹ cần tiếp tục ngăn chặn Trung Quốc giành được một chỗ đứng tại cửa ngõ Bắc Mỹ, nhưng bà cũng khẳng định người dân Greenland phải tự quyết định số phận. Bà nhấn mạnh: "Có luật pháp quốc tế, trật tự quốc tế và chủ quyền, Greenland vẫn là một phần của Đan Mạch".
Theo ông David L. Goldwyn, người từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời các tổng thống Bill Clinton và Barack Obama, Greenland có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ chưa được khai thác, bao gồm hơn 43 trong số 50 nguyên tố đất hiếm cần thiết để chế tạo xe điện, tuabin gió và công nghệ sạch khác.
Tuy nhiên, ông Goldwyn nhận định rằng ngoài vấn đề chủ quyền của Đan Mạch, ông Trump có thể nhận ra là các cộng đồng bản địa ở Greenland không muốn khai thác tài nguyên nhiều như ông kỳ vọng. Ông nhận định: "Khó có khả năng yêu cầu người dân ở đây khai thác tài nguyên khi họ không đồng thuận. Một con đường khả thi hơn có thể là hợp tác với chính phủ Đan Mạch và người dân Greenland về cách phát triển các tài nguyên này một cách an toàn và bền vững".
Khi nói đến Panama, ông Trump có thể cũng mang tâm lý bất mãn trong một sự kiện từ năm 2018.
Năm đó, cảnh sát Panama đã loại bỏ Trump Organization khỏi khách sạn Trump International tại Panama City sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa gia đình ông Trump và chủ sở hữu chính của khách sạn. Tên Trump sau đó đã bị gỡ xuống. Trump Organization đã ký hợp đồng quản lý khách sạn Trump International.
Mặc dù các đề xuất của ông Trump về Greenland và kênh đào Panama vấp phải phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia liên quan, nhưng lại phản ánh một chiến lược "Nước Mỹ trên hết" đầy tham vọng, trong đó lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia được đặt lên hàng đầu, bất chấp những tranh cãi quốc tế.
Chuyên gia chỉ ra ba yếu tố khiến đảo Greenland đặc biệt hấp dẫn với ông Trump Ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục nhắc lại ý muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch trong cuộc họp báo ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-lago. Các chuyên gia chỉ ra ba lý do chính khiến ông Trump đặc biệt quan tâm tới hòn đảo này. Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh CNN, tuyên bố của ông Trump diễn...