Những nỗi ám ảnh kỳ lạ của con người
Có những nỗi sợ hãi luôn thường trực trong cuộc sống của nhiều người.
Ám ảnh thực chất là căn bệnh rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính với những suy nghĩ lo lắng, mất kiểm soát một cách thái quá.
Nhiều trường hợp người bệnh phải tự có hành động cưỡng ép bản thân giảm bớt nỗi căng thẳng.
Loại bệnh này liên quan trực tiếp đến stress và được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 10 bệnh lý gây ra tàn phế nặng nề nhất.
Một ví dụ điển hình nhất của người mắc chứng bệnh này như rửa tay hàng chục lần dù tay đã sạch hoặc dành cả ngày để sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp vì quá sợ bẩn thỉu, vi khuẩn.
Nhưng vẫn còn nhiều nỗi ám ảnh kỳ lạ khác mà nhiều người không ngờ tới:
1. Sợ nút áo, cúc bấm (Koumpounophobia)
Đáng ngạc nhiên nỗi ám ảnh này rất phổ biến và mức độ thể hiện khác nhau ở mỗi người.
Họ đều thấy ghê tởm khi chạm vào hoặc nhìn thấy nút áo, các đồng xu nhỏ và các vật dụng tương tự, có người thì sợ nút nhựa hơn nút kim loại, sợ nút cũ hơn nút mới.
Đôi khi những đứa trẻ vô tình nuốt phải những cúc áo qua đường mũi, miệng cũng khiến nó trở thành nỗi ám ảnh đeo bám suốt đời.
Năm 2007, nhà sáng lập Apple ông Steve Jobs tiết lộ động trời rằng ông bị chứng ám ảnh tai quái này.
Video đang HOT
Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một loạt sản phẩm của hãng như iPhone, iPad chỉ là một màn hình cảm ứng hiện đại.
2. Sợ phụ nữ đẹp (Caligynephobia)
Có nhiều người sợ hãi trước vẻ đẹp của một người phụ nữ dù chỉ nhìn trên tranh ảnh.
Mức độ căn bệnh trở thành một thói quen, thay đổi tâm lý dẫn tới hình thành một xu hướng giới tính mới.
Những trẻ em vị thành niên và đàn ông trưởng thành thường có xu hướng này và họ trở nên thích những người đồng giới hơn phụ nữ.
3. Sợ vật nhọn, bị tiêm chích (Trypanophobia)
Chứng ám ảnh này có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như tụt huyết áp, ngất xỉu, gào thét mất kiểm soát, né tránh mọi biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Họ không dám tới gần bệnh viện hoặc những vật dụng nhọn trong nhà.
Có khoảng 10% người Mỹ mắc phải và đây là một bệnh di truyền từ hàng ngàn năm trước khi con người cố gắng tránh bị thương bởi những vũ khí sắc nhọn để tồn tại cho đến nay.
Trong một cuộc gây hấn giữa 2 bộ lạc nguyên thủy thì phản ứng ngất xỉu để minh chứng rằng phe này không phải mối đe dọa với phe kia có tác dụng tránh sự đổ máu.
Vì thế, ngày nay mỗi lần sợ hãi vật nhọn bệnh nhân thường bị ngất xỉu như tổ tiên đã làm.
4. Sợ ma quỷ (Demonophobia)
Đây là nỗi sợ hãi phổ biến dai dẳng trước những thế lực siêu nhiên, ma quái lẩn khuất xung quanh tìm cách phá hoại nạn nhân.
Những người mắc chứng ám ảnh này thường lo lắng, sởn da gà, toát mồ hôi, run rẩy mỗi khi thảo luận về ma quỷ, linh hồn hay bị bỏ rơi một mình ở nhà, trong rừng, xem phim ma.
Triệu chứng bệnh trở nên nặng nề hơn khi họ bắt đầu đeo quanh cổ tỏi trừ tà, thánh giá, cọc gỗ, bùa ngải và sẵn sàng tấn công bất cứ ai họ cho rằng bị quỷ ám.
5. Sợ quan hệ tình dục (Genophobia)
Những người mắc chứng này thường sợ hãi mỗi lần nghĩ về chuyện giường chiếu hoặc bị nhìn thấy cảnh tượng đó.
Nỗi ám ảnh này dẫn tới đời sống cá nhân bị đảo lộn, rắc rối và dần dần khiến bản thân họ tự xa lánh các mối quan hệ bạn bè, thân mật.
Họ tự đưa mình vào sự cô đơn, tự kỷ và cảm thấy xấu hổ với sự sợ hãi của bản thân.
Nguyên nhân của chứng bệnh này do họ từng là nạn nhân của các vụ hãm hiếp, lạm dụng tình dục trong quá khứ hoặc do tự thủ dâm quá nhiều dẫn tới mất cảm giác quan hệ với người khác.
6. Sợ bị chạm phải (Haphephobia)
Căn bệnh này gần giống với chứng sợ hãi vi khuẩn, sợ bẩn vì những người này luôn cảm thấy bất an với những người xung quanh nhất là khi bị họ chạm phải.
Đồng thời do tâm lý bảo vệ không gian cá nhân, nếu ai cố tình va chạm, họ sẽ có cảm giác bị bỏng, đóng băng và đến khi mất kiểm soát thì họ sẽ quay ra tấn công.
7. Sợ số 4 (Tetraphobia)
Các chuyên gia tin rằng sợ con số 4 chỉ là một sự mê tín ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam… vì cách phát âm số 4 tiếng Trung gần giống chữ ‘tử’ nghĩa là chết.
Con số này thường bị đổ lỗi cho những tai họa, chết chóc, những điều không hay chỉ sau con số 13 của phương Tây.
Và sự sợ hãi càng tăng mức độ nếu người ta gặp phải sô 24, 42, 44 vì sự rủi ro sẽ tăng lên gấp bội.
Cho nên đôi khi ở các bệnh viện, khách sạn họ không dùng những con số này để đánh số giường bệnh, phòng nghỉ.
Theo Datviet