Những niềm hy vọng mới trong chữa trị vô sinh
Lưu trữ trứng dưới dạng bột, tạo trứng từ tế bào da, sinh con nhờ cấy ghép tử cung… là những công nghệ điều trị vô sinh đang được nghiên cứu.
Kể từ khi em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Oldham (Anh) năm 1978, ngành sản khoa đã đi được những bước tiến dài. Cuối tháng 9 vừa qua, một phụ nữ Thụy Điển đã sinh hạ em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp cấy ghép tử cung.
Dưới đây là những đột phá trong công nghệ sinh sản trong vòng 20 năm qua và có thể có ích cho con người trong tương lai.
Lưu trữ trứng theo dạng bột
Phụ nữ trong những thập kỷ tới có thể lưu trữ trứng của mình dưới dạng bột. Khi muốn thụ thai, họ chỉ cần tưới thêm nước và tinh trùng vào những trứng dạng bột này.
Hiện nay, người ta vẫn lưu trữ trứng để thụ tinh về sau bằng cách đông lạnh chúng trong nitơ lỏng. Mới đây, các nhà khoa học Israel đã tìm ra phương pháp trứng bột với nhiều thuận lợi trong bảo quản hơn. Họ đã thành công với thí nghiệm cùng trứng bò. Đầu tiên họ đông lạnh trứng, dùng chưa đến 1/10 giây để trứng đạt được nhiệt độ -200 độ C. Thời gian này là rất ngắn, không đủ để các tinh thể băng (vốn có thể làm hỏng cấu trúc tế bào của trứng) hình thành. Những trứng đông lạnh sau đó được giữ ở nhiệt độ -55 độ C trong một ngày ở áp suất thấp để chuyển thành dạng bột, có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng vô thời hạn.
Tạo trứng và tinh trùng từ tế bào da
Trong tương lai không xa, đàn ông và phụ nữ vô sinh có thể sử dụng tế bào gốc của chính họ để tạo ra các tế bào trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Các tế bào gốc – còn được gọi là tế bào chủ – có khả năng biến thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
Trong một nghiên cứu được công bố hồi đầu năm nay, các nhà khoa học tại đại học Stanford (Mỹ) đã biến các tế bào da của người đàn ông vô sinh thành tế bào gốc và cấy vào tinh hoàn của chuột để trở thành các tế bào tinh trùng giai đoạn đầu. Quá trình này cũng có thể áp dụng để phát triển trứng. Các nhà khoa học Nhật Bản năm ngoái cũng đã biến tế bào da chuột thành các tế bào trứng và tinh trùng.
Điều này về mặt lý thuyết có nghĩa là một người phụ nữ thậm chí không cần lấy trứng của mình khi điều trị vô sinh, mà có thể lấy một mẫu da thay vào đó. Như thế, việc sinh con cũng không còn bị giới hạn về tuổi tác bởi nếu đến thời kỳ mãn kinh buồng trứng không còn khả năng rụng trứng đi thì các tế bào da vẫn không ngừng đổi mới.
Video đang HOT
Cấy ghép tử cung và tử cung nhân tạo
Vicent, em bé đầu tiên trên thế giới có mẹ là người được cấy ghép tử cungđã chào đời cuối tháng 9 vừa qua.
Bé Vicent chào đời nhờ phương pháp cấy ghép tử cung – Ảnh: AP.
Các nhà khoa học đã tạo ra một tử cung nhân tạo có thể nuôi dưỡng một phôi thai đang phát triển và cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cũng như những kích thích tố mà nó đòi hỏi trong các giai đoạn phát triển khác nhau của mình.
Từ năm 2003, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Cornell (New York) đã bắt đầu nuôi phôi của chuột và người trong tử cung nhân tạo.
Các nhà khoa học của Đại học Browm (Mỹ) đã xây dựng một buồng trứng nhân tạo để phát triển trứng. Trước hết, họ lấy một buồng trứng được quyên tặng để tạo ra một cấu trúc 3D giống tổ ong, sau đó cấy trứng người vào. Công nghệ này có thể giúp ích những phụ nữ vô sinh do gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe của buồng trứng như lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang…
Trong các thử nghiệm, buồng trứng nhân tạo có khả năng nuôi dưỡng trứng từ giai đoạn nang sớm để trở thành trứng trưởng thành đầy đủ – giống như thật. Người ta cũng hy vọng điều này có thể giúp duy trì khả năng sinh sản của phụ nữ đang điều trị bệnh ung thư.
Cấy ghép dương vật
Cấy ghép dương vật đã được chứng minh là hoàn toàn có thể thực hiện được. Công nghệ này rất có ích cho những người đàn ông bị tổn thương cơ quan sinh sản do chấn thương hoặc bệnh tật. Ca cấy ghép đầu tiên trên thế giới đã diễn ra tại Trung Quốc vào năm 2006. Một người mất “cậu nhỏ” trong tai nạn đã được cấy ghép bằng bộ phận này của một chàng trai 22 tuổi bị chết não. Ca phẫu thuật thành công nhưng 15 ngày sau, bệnh nhân này đã phải bỏ bộ phận được trao tặng vì tâm lý không thoải mái.
Xét về góc độ tình cảm, việc cấy ghép “cậu nhỏ” phát triển từ một tế bào của chính bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn. Vì thế, các nhà khoa học ở Chicago (Mỹ) đã phát triển mô dương vật trong phòng thí nghiệm. Có điều “cậu nhỏ” cần một hệ thống thần kinh phức tạp để làm việc trong quá trình kích thích tình dục và quan hệ. Đó là một chặng đường dài, nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô làm từ collagen là mô liên kết, có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng của dây thần kinh ở dương vật mới, làm cho nó có khả năng hoạt động.
Công nghệ sinh con nhân bản
Công nghệ nhân bản vô tính với động vật có vú bước đầu đã thành công bằng sự ra đời của cừu Dolly năm 1996. Nó là bản sao chép hoàn hảo từ con cừu mẹ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất ổn trong công nghệ sinh con nhân bản khi cừu Dolly đoản thọ, chỉ sống được 6 năm rưỡi cùng một loạt vấn đề về sức khỏe.
Năm 2013, trên tạp chí Cell, một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Thái Lan thông báo đã thực hiện thành công một bản sao phôi thai của người.
Theo VNE
Những cách tạo em bé đáng ngạc nhiên trong tương lai
Công nghệ rà soát gen, đông lạnh trứng lâu hơn, em bé có hai 3 bố mẹ, cấy ghép tử cung, tế bào gốc sản xuất tinh trùng và trứng... là những công nghệ trong tương lai giúp có được em bé có gien khỏe mạnh và thông minh nhất.
Công nghệ rà soát gen sẽ tăng tỉ lệ mang thai
Một trong những công nghệ đã và đang được ứng dụng ngày nay là theo dõi các phôi được tạo thành từ thụ tinh trong ống nghiệm để xác định các gen lỗi trước khi cấy phôi được cấy ghép vào cơ thể. Những gen lỗi như thừa nhiễm sắc thể sẽ tăng tỉ lệ thất bại trong việc mang thai (như phôi không bám được vào thành tử cung). Công nghệ mới nhất hiện nay thậm chí còn có thể xác định các gen lỗi một cách rõ ràng hơn nữa, đặc biệt là gen BRCA1 và BRCA2 có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng trong tương lai, họ sẽ tìm ra những mã gen còn lại liên quan đến nguy cơ ung thư. Đồng thời, công nghệ này cũng mở ra tiềm năng cho phép con người lựa chọn những gen tốt nhất và khỏe mạnh nhất để tạo ra một "em bé hoàn hảo". Tuy nhiên, đó sẽ còn là tương lai rất xa để có thể tìm hiểu được gen nào quyết định sự thông minh và khỏe mạnh nhất.
Nhiều người sẽ đông lạnh trứng hơn nữa
5 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công công nghệ đông lạnh trứng tối ưu nhất có khả năng đẩy nhanh quá trình đông lạnh trứng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Điều này là một tín hiệu đáng mừng bởi khi phụ nữ già đi, nguy cơ các tế bào trứng chứa các nhiễm sắc thể lỗi sẽ tăng lên. Do đó, việc đông lạnh trứng từ khi còn trẻ và khỏe mạnh sẽ giúp phụ nữ gìn giữ được khả năng sinh sản tốt nhất của mình.
Phôi tạo thành từ "3 bố mẹ" có thể phòng tránh một số bệnh tật
Các nhà khoa học đã lấy DNA từ nhân trứng của một phụ nữ mắc bênh ti thể và cấy vào trứng của một phụ nữ khỏe mạnh. Sau đó cho trứng thụ tinh bình thường với tinh trùng. Quá trình này sẽ tạo ra phôi (được tạo thành từ 3 người khác nhau) với mục đích ngăn chặn các bệnh có tính di truyền từ mẹ sang con như động kinh, suy giảm thị lực và thính lực.
Tế bào gốc có thể sản xuất ra tinh trùng và trứng
Các nghiên cứu tiến hành thành công trên chuột cho thấy các tế bào da có thể được biến đổi thành tế bào gốc và từ đó trở thành các tế bào tiền thân sản sinh ra trứng và tinh trùng. Nếu công nghệ này có thể ứng dụng thành công trên con người thì đó quả là một tin vui cho những người đã rụng hết trứng hoặc không thể sản sinh ra tinh trùng.
Cấy ghép tử cung
Đầu năm nay, các bác sĩ đến từ Thụy Điển cho biết họ đã tiến hành cấy ghép tử cung thành công cho 9 phụ nữ. Tuy nhiên, những người được cấy ghép tử cung không thể có thai bằng cách quan hệ tình dục bình thường mà phải thụ tinh trong ống nghiệm. Mặc dù vậy, các bác sĩ tin rằng việc cấy ghép tử cung có thể sẽ phổ biến hơn nữa đối với những người bẩm sinh không có tử cung hoặc tử cung bị cắt bỏ vì ung thư.
Theo Ngọc Trâm
Người Lao Động
Quý ông kiếm con nhờ thuốc Đông y Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng. Tài xế 33 tuổi kể, anh lấy vợ khá sớm, sau gần hai năm vẫn chưa có tin vui. Vợ chồng lục đục, chịu áp lực từ nhiều phía nên đã ly...