Những nhân vật tuổi Tỵ nổi tiếng thế giới
Không ít chính khách, nhà khoa học hay nghệ sĩ thế giới tuổi Tỵ nổi tiếng, như ông Abraham Lincoln, ông Tập Cận Bình, thiên tài Nobel… Abraham Lincoln
Ông Abraham Lincoln sinh năm 1809, năm Kỷ Tỵ. Ông là Tổng thống thứ 16 của Mỹ từ tháng 3/1861 cho đến khi mất vào tháng 4/1865.
Abraham Lincoln khi là Tổng thống Mỹ. (Ảnh: TIME)
Ông Lincoln là nhân vật lịch sử tiêu biểu hàng đầu của Mỹ. Ông thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự và đạo đức (cuộc nội chiến Mỹ), duy trì chính quyền liên bang, chấm dứt chế độ nô lệ, đồng thời hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước.
Tổng thống Lincoln còn được biết đến là người có ý chí sắt đá và quyết tâm cao khi luôn xác định “thất bại là mẹ của thành công”.
Ngay sau khi trở thành Tổng thống, ông Lincoln phải đối diện với tình hình cam go khi lần lượt 11 bang ở miền nam nước Mỹ tuyên bố rút ra khỏi liên bang và nước Mỹ rơi vào cuộc nội chiến. Tuy nhiên, với tài năng của mình, ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đầy khó khăn này.
John F. Kennedy
Ông John F. Kennedy sinh năm 1917, năm Đinh Tỵ, là vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông thắng Richard Nixon sau cuộc bầu cử có tính chất cạnh tranh khốc liệt và sự cân tài cân sức năm 1960.
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy. (Ảnh: Britannica)
Ông Kennedy mất khi 46 tuổi và còn 13 tháng nữa mới kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình. Tuy nhiên, trong hơn 1.000 ngày đứng đầu Nhà Trắng, ông đã kịp làm được rất nhiều việc và vẫn ấp ủ nhiều ý tưởng lớn cho nhiệm kỳ thứ hai của mình.
John Kennedy không chỉ được người dân Mỹ nhớ đến bởi những đóng góp lớn cho đất nước mà còn bởi vẻ bề ngoài hào hoa, hấp dẫn, đại diện cho một thế hệ chính khách mới trẻ trung, tài năng và nhân văn.
Qua nhiều lần thăm dò ý kiến của Viện Gallup, ông luôn được xếp là một trong năm vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, rất nhiều lần ông được xếp hàng đầu, thậm chí có lúc xếp cao hơn cả Lincoln, Roosevelt, Washington.
Mao Trạch Đông
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông sinh năm 1893, năm Quý Tỵ. Ông là nhà cách mạng vô sản, nhà chiến lược và nhà lý luận vĩ đại của Trung Quốc. Ông là người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập năm 1949 cho đến khi ông qua đời năm 1976.
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. (ảnh: Sputnik)
Video đang HOT
Trong giai đoạn này, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát động kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1958) nhằm kết thúc tình trạng lệ thuộc nông nghiệp và đưa Trung Quốc trở thành cường quốc, với sự hỗ trợ của Liên Xô.
Đến năm 1958, ông Mao phát động kế hoạch 5 năm lần hai, còn được gọi “Đại nhảy vọt”, với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trên thế giới, nhưng quá trình thực hiện bị đánh giá là vấp phải nhiều sai lầm. Tiếp theo là sự kiện “Đại cách mạng văn hóa” từ năm 1966 – 1976, gây xáo trộn rộng lớn lên nhiều mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao, Trung Quốc bước đầu xây dựng được nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, phát triển vũ khí hạt nhân và vào năm 1971 đã trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sinh năm Quý Tỵ 1953. Những người sinh năm Tỵ được biết đến là người có khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề bao quát và hành động cẩn trọng – đây chính là những phẩm chất cần có của một chính trị gia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Sau khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập giương cao ngọn cờ cải cách và chống tham nhũng, củng cố đảng mạnh mẽ và siết chặt quản lý quân đội, trong khi thúc đẩy nỗ lực chấm dứt đói nghèo.
Ông Tập cũng xúc tiến Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) và chủ động ứng phó trước cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, cũng như thể hiện quan điểm “tạo ra sự khác biệt”.
Alfred Nobel
Nhà bác học lỗi lạc Alfred Nobel, sinh năm Quý Tỵ 1833, tại Stockholm, Thụy Điển. Ông không chỉ nổi danh với những sáng chế thiên tài về quân sự, đặc biệt là công nghệ chất nổ, ông còn là nhà hóa học kiêm kỹ sư nổi tiếng thế kỷ XIX.
Nhà bác học Alfred Nobel. (Ảnh: Telegraph)
Cho đến khi qua đời vào năm 1896, ông Nobel có 355 bằng sáng chế. Trong di chúc của ông, người ta ngạc nhiên khi thấy phần lớn số tài sản kếch xù được Alfred Nobel dùng làm giải cho những người có đóng góp lớn lao cho nhân loại, trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh lý học và Y học, Văn học và Hoà Bình – sau này được gọi là giải Nobel.
Charles Darwin
Charles Darwin, nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh, sinh ngày 12/2/1809, năm Kỷ Tỵ. Ông là người phát hiện và chứng minh được rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
Nhà khoa học người Anh Charles Darwin. (Ảnh: Biography)
Tác phẩm “Nguồn gốc các loài, con đường chọn lọc tự nhiên” được đánh giá là một cuộc cách mạng trong ngành khoa học tự nhiên và làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ của con người về sự biến đổi của vạn vật.
Để ghi nhận công lao to lớn của Darwin, ông là một trong năm người không thuộc Hoàng gia Anh của thế kỷ XIX được cử hành quốc tang và được chôn ở Westminster Abbey, cạnh mộ của John Herschel và Isaac Newton.
Pablo Picasso
Sinh ngày 25/10/1881, năm Tân Tỵ, Pablo Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỉ 20. Ông cùng với Georges Braque đã sáng lập ra trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.
Danh họa Pablo Picasso.
Trong cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật của mình, ông đã để lại cho hậu thế và nền nghệ thuật thế giới một gia tài mỹ thuật khổng lồ với hàng vạn tác phẩm.
Không chỉ là một đại danh hoạ, Pablo Picasso còn là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình, tự do và tiến bộ xã hội. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, Picasso luôn đứng về phía nhân dân lao động, những người cùng khổ và đấu tranh chống lại áp bức, bất công, chống lại chủ nghĩa phát xít, đế quốc.
Thần đồng 10 tuổi vào đại học, 13 tuổi đã tốt nghiệp nhận lương 6,8 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn chán nản vì đánh mất tuổi thơ hồn nhiên
Tốt nghiệp đại học từ khi còn rất nhỏ, cô gái này đã rơi vào khủng hoảng, chật vật tìm việc và rồi phải làm công việc với mức lương ít ỏi.
Trong xã hội ngày nay, hình mẫu "thần đồng" luôn nhận được sự ngưỡng mộ và thán phục từ mọi người nhờ vào tài năng vượt trội ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không phải tất cả những đứa trẻ xuất sắc ấy đều có thể duy trì được sự thành công khi trưởng thành.
Câu chuyện của Trương Hiểu Vân, một thần đồng nổi tiếng người Trung Quốc, là một minh chứng sống động cho thực tế này, khi những kỳ vọng và áp lực từ xã hội đôi khi lại trở thành gánh nặng cho cuộc sống.
Thần đồng nổi tiếng
Trương Hiểu Vân, từ thuở nhỏ đã khiến cả thế giới phải thán phục trước tài năng phi thường của mình. Khi mới 4 tuổi, cô bé đã có thể nhận diện hàng nghìn chữ Hán và đọc sách một cách thuần thục, khiến những người xung quanh không khỏi ngỡ ngàng trước sự thông minh vượt trội của cô.
Những thành tích xuất sắc này không dừng lại ở đó. Năm 10 tuổi, Trương Hiểu Vân đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đại học với số điểm cao ấn tượng. 3 năm sau khi chỉ mới 13 tuổi, cô đã chính thức tốt nghiệp đại học.
Những cột mốc ấn tượng này không chỉ tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng mà còn khiến cô trở thành biểu tượng của sự thành công trong học tập, là niềm tự hào của gia đình và là hình mẫu lý tưởng khiến cả xã hội ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, đằng sau chuỗi thành tích đáng ngưỡng mộ ấy lại là một câu chuyện ít ai biết đến.
Tuổi thơ của Trương Hiểu Vân đã bị đánh đổi vì những kỳ vọng quá lớn từ người cha là ông Trương Minh Ý. Dưới sự giáo dục nghiêm khắc đến mức khắc nghiệt cùng những áp lực không ngừng từ cha, Trương Hiểu Vân không có cơ hội để trải nghiệm những niềm vui giản dị của tuổi thơ.
Cô không có cơ hội được vui đùa cùng bạn bè, không được trải nghiệm những cuộc phiêu lưu tuổi thơ hay khám phá thế giới như bao đứa trẻ khác.
Cuộc sống của cô chỉ gói gọn trong học tập, bài vở và những kỳ thi căng thẳng. Dù sở hữu tài năng vượt bậc, nhưng cái giá phải trả là một tuổi thơ buồn tẻ, thiếu vắng những khoảnh khắc ngây thơ, tự do và vui vẻ mà lẽ ra cô bé đáng được tận hưởng.
Trương Minh Ý tin tưởng rằng phương pháp giáo dục nghiêm khắc của mình sẽ giúp con gái đạt được thành tựu vĩ đại, vì thế ông không ngần ngại để cô bé hy sinh tuổi thơ vui vẻ, sống trong áp lực học tập và sự cô đơn.
Cuộc sống khắc nghiệt và bài học đắt giá
Khi Trương Hiểu Vân tốt nghiệp đại học ở tuổi 13, mọi người đều nghĩ rằng cô sẽ có một tương lai sáng lạn, dễ dàng tìm được công việc xứng đáng với tài năng vượt trội từ khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Dù là thần đồng, sở hữu bằng cấp đại học khi tuổi đời còn nhỏ nhưng Trương Hiểu Vân gặp không ít khó khăn khi tìm việc. Các nhà tuyển dụng đều từ chối cô với lý do quá trẻ và thiếu kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa, theo luật lao động, cô không thể làm việc tại các công ty lớn vì vẫn còn dưới độ tuổi lao động hợp pháp.
Trong tình cảnh bế tắc, Trương Hiểu Vân đành quay lại làm việc tại trường học của cha mình đang giảng dạy, nhận mức lương chỉ 2.000 NDT mỗi tháng (khoảng 6,8 triệu đồng).
Mức thu nhập này không tương xứng với khả năng và thành tích của cô, khiến Trương Hiểu Vân cảm thấy hụt hẫng. Cô không có bạn bè, không có niềm vui, và cuộc sống trở nên nhàm chán, như một "cỗ máy" đơn điệu.
Sự chênh lệch giữa tài năng và thực tế công việc khiến cô càng lạc lõng và không tìm thấy sự hài lòng trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Câu chuyện của Trương Hiểu Vân như một lời cảnh tỉnh sâu sắc đến cha mẹ về những hậu quả nghiêm trọng của việc giáo dục con sai cách, đặt lên vai trẻ những kỳ vọng quá lớn và không để con phát triển một cách toàn diện.
Dù tài năng vượt trội là một lợi thế, nhưng khi chỉ tập trung vào thành tích học tập mà không chú trọng đến việc giúp trẻ có một tuổi thơ vui vẻ, khám phá đam mê và học hỏi từ những trải nghiệm xã hội, chúng sẽ bỏ lỡ những giá trị quan trọng của cuộc sống.
Trương Hiểu Vân, dù có một bảng thành tích học tập ấn tượng, lại phải trả giá bằng sự thiếu thốn trong các mối quan hệ xã hội và thiếu hụt những trải nghiệm giúp cô hoàn thiện bản thân.
Cha mẹ cần tạo ra một môi trường phát triển toàn diện cho trẻ em, nơi không chỉ chú trọng đến kết quả học tập mà còn phát triển cảm xúc, kỹ năng sống và khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giúp con trẻ tìm kiếm đam mê của mình, khám phá thế giới bên ngoài lớp học, và quan trọng nhất là cho phép con trải qua những năm tháng tươi đẹp của tuổi thơ.
Thành công thực sự không chỉ đến từ điểm số hay thành tích, mà còn từ khả năng thích nghi, khả năng xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm niềm vui từ trong cuộc sống.
Bi kịch của "em bé trong tranh Tết" nổi tiếng: Là "công cụ kiếm tiền" của gia đình, cuối cùng ra đi đau đớn vì câu nói 12 chữ của mẹ Chỉ một câu nói của người mẹ đã dẫn đến bi kịch của một sao nhí. Sự nổi tiếng có thể mang lại nhiều cơ hội, nhưng với một số em nhỏ, nó lại trở thành một bi kịch. Có những em bé tài năng, từ khi còn nhỏ đã được đưa lên sân khấu, xuất hiện trong các bộ phim, quảng cáo...