Những nhân vật cấp cao bị sa thải dưới thời ông Trump
Kể từ khi trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông Donald Trump đã lựa chọn những nhân vật để cùng mình đưa “nước Mỹ vĩ đại trở lại”, song cũng sa thải nhiều người được cho là không phù hợp với chiến lược của ông.
Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci (31/7)
Ông Scaramucci bị sa thải hôm 31/7 và là người gần đây nhất bị Tổng thống Trump cho nghỉ việc. Ông Scaramucci còn nắm “kỷ lục” quan chức Nhà Trắng có nhiệm kỳ ngắn nhất: 10 ngày. Trong vòng chưa đầy 2 tuần giữ chức, ông Scaramucci liên tục đưa ra những phát ngôn “gây sốc”, nhằm thẳng vào những đồng nghiệp khác trong Văn phòng Tổng thống. Cũng chính vì những bình luận bị ông Trump đánh giá là “không phù hợp” này, ông Scaramucci đã mất việc khi chỉ mới nhậm chức ít ngày. (Ảnh: Reuters)
Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus (28/7)
Trong 6 tháng tại vị, ông Reince Priebus mặc dù đã được Tổng thống Trump tin tưởng giao cho vị trí quan trọng hàng đầu tại Nhà Trắng, nhưng theo thời gian ông có vẻ “vật lộn” để khẳng định quyền lực của mình trong chính quyền. Dần dần, ông mất dần dự tin tưởng của Tổng thống Trump và cuối cùng bị thay thế bởi một người khác. (Ảnh: Reuters)
Thư ký báo chí Sean Spicer (21/7)
Không giống nhiều quan chức khác, ông Spicer đã xin từ chức khi được cho là bất đồng quan điểm với Tổng thống Trump về việc bổ nhiệm ông Scaramucci, coi rằng đó là một sai lầm to lớn, theo New York Times. Trong thời gian 6 tháng giữ chức thư ký báo chí, thời điểm trước khi nghỉ việc, ông Spicer cũng đã chủ trì họp báo hàng ngày với truyền thông cho bà Sarah Huckabee Sanders, người sau này đã thay thế vị trí của ông tại Nhà Trắng. (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Giám đốc FBI James Comey (9/5)
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, một tuần trước ngày tổng tuyển cử, ông Comey tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về bê bối sử dụng thư điện tử cá nhân của bà Hillary Clinton. Bản thân ông Trump đã khen ngợi ông Comey về hành động này. Vài tháng sau, ông Comey bất ngờ bị Tổng thống Trump sa thải vì sai sót trong quá trình điều tra về bà Clinton. Ông Trump cho rằng ông Comey không còn đủ khả năng lãnh đạo FBI một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo những nguồn tin khác, lý do khiến ông Comey bị sa thải có thể liên quan đến việc ông mở một cuộc điều tra về nghi vấn mối liên hệ giữa Nga và đội ngũ tranh cử của ông Trump. Hiện tại, cố vấn đặc biệt Robert Mueller đang thực hiện cuộc điều tra liệu ông Trump có cản trở công lý hay không. (Ảnh: Getty)
Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn (14/2)
Sau 23 ngày nhậm chức, ông Flynn đã từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Trump sau khi thông tin ông gặp gỡ Đại sứ Nga Sergei Kislyak bị phanh phui. Ông Flynn nói rằng, cuộc gặp gỡ nhằm bàn về lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga. Theo luật pháp Mỹ, việc một công dân bàn vấn đề ngoại giao với tư cách cá nhân là phạm pháp, vì thế sự ra đi của ông Flynn là điều đương nhiên. (Ảnh: Reuters)
Quyền Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Sally Yates (31/1)
Chỉ trong vòng 10 ngày, bà Yates đã mất chức sau khi bà công khai phản đối tính hợp pháp của sắc lệnh cấm nhập cảnh nhằm vào công dân của 7 nước Hồi Giáo mà ông ban hành. Thông báo của Nhà Trắng đã khẳng định bà Yates bị sa thải vì “phản bội Bộ Tư pháp bằng cách từ chối thi hành một án lệnh pháp lý nhằm bảo vệ công dân Mỹ”. (Ảnh: Reuters)
Công tố viên liên bang New York Preet Bharara (11/3)
Ông Bharara vốn là công tố viên được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông được nhiều người biết đến sau khi theo đuổi các vụ kiện về tham nhũng, các vụ kiện chống lại chủ ngân hàng phố Wall. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Trump nhậm chức được 2 tháng, ông Bharara bị đưa vào danh sách 46 công tố viên buộc phải từ chức ngay lập tức. Giới nghị sĩ Dân chủ cho rằng, ông Bharara có thể bị mất chức vì liên quan tới các cuộc điều tra có ảnh hưởng tới ông Trump. (Ảnh: EPA)
Giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort (19/8/2016)
Ông Manafort bị Tổng thống Trump sa thải sau 5 tháng giữ chức giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ông Trump không đưa ra lý do chính xác cho việc sa thải. Tuy nhiên, nhiều đồn đoán cho rằng, ông Manafort đã ngầm nhận tiền từ một đảng ủng hộ Nga để đại diện cho lợi ích của Nga tại Ukraine và Mỹ. (Ảnh: Getty)
Đức Hoàng
Theo BBC
Sau "bom tấn" James Comey, ông Trump hé lộ người có thể làm Giám đốc FBI
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang tiến gần tới quyết định chọn tân giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI), và ứng viên tiềm năng nhất là cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman.
Cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. (Ảnh: Washington Post)
Phát biểu với báo giới trong cuộc hội đàm với Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ, ông đang tiến gần tới quyết định chọn giám đốc mới cho FBI, thay thế ông James Comey, người bị sa thải hồi tuần trước.
Khi được hỏi liệu lãnh đạo mới của FBI có phải cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman hay không, ông Trump cho biết, ông Lieberman là ứng viên hàng đầu.
Một nguồn thạo tin cho biết, ông Trump hôm 17/5 đã gặp gỡ ông Lieberman và nhận thấy ông Lieberman là người "có thể chấp nhận được". Tổng thống Trump và Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã trực tiếp phỏng vấn các ứng viên cho chức giám đốc FBI sau khi ông Trump bất ngờ sa thải ông Comey.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về việc lựa chọn một chính khách để điều hành một cơ quan điều tra độc lập của liên bang.
Ông Lieberman, 75 tuổi, vốn là một nghị sĩ Dân chủ, sau đó trở thành một thành viên độc lập. Ông từng liên danh tranh cử chức phó Tổng thống cùng với ông Al Gore năm 2000. Ông cũng từng chạy đua tranh cử tổng thống vào năm 2004 nhưng thất bại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 bất ngờ ra quyết định sa thải đối với Giám đốc FBI James Comey với lý do đưa ra là ông Comey đã sai sót trong quá trình xử lý cuộc điều tra liên quan đến bê bối sử dụng email của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ông Comey có thể bị sa thải vì một lý do nào khác. Ông Comey vốn là người phụ trách cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và nghi vấn liên hệ giữa đội ngũ tranh cử của ông Trump với Nga.
Một biên bản ghi nhớ của ông Comey mới bị rò rỉ nói rằng, ông Trump từng đề nghị ông dừng điều tra đối với cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn về nghi vấn qua lại với giới chức Nga. Tuy nhiên, ông Trump đã bác bỏ cáo buộc.
Minh Phương
Theo Washington Post
Ông Trump từng đề nghị giám đốc FBI ngừng điều tra mối liên hệ với Nga Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã đề nghị Giám đốc FBI James Comey, người vừa bị sa thải tuần trước, ngừng điều tra mối liên hệ giữa cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn với Nga, New York Times cho biết. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn (giữa) và...