Những nhân tố khiến huyết áp thay đổi đột biến
Dưới ảnh hưởng của nhịp sinh học, mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không bao giờ vận hành theo kiểu một ngày như mọi ngày. Nếu nói riêng với hệ tim mạch, huyết áp không có trị số cố định nếu so sánh kết quả đo đạc vào buổi sáng với buổi chiều. Cũng chính vì thế mà người bệnh huyết áp khó tránh những thời điểm nhạy cảm khiến bệnh có thể trở thành nghiêm trọng.
Tăng huyết áp vì ăn trưa quá nhanh
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tai biến mạch máu não dễ xảy ra “đúng giờ ngọ”. Không có gì khó hiểu vì:
- Huyết áp có khuynh hướng nhích lên trong khoảng từ 11g – 13g. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa dưới ảnh hưởng của trời nắng gắt. Khi ghi nhận nhiệt độ cao của môi trường bên ngoài, cơ thể phản ứng bằng cách trương (giãn) mạch ngoài da đồng thời đổ mồ hôi để thoát nhiệt bên trong cơ thể. Vì phản ứng giãn mạch ngoài da kéo dài quá lâu nên lượng máu ra da càng lúc càng nhiều. Hậu quả là nhiều nơi khác khó tránh thiếu máu, nghĩa là sớm muộn cũng kéo theo thiếu dưỡng khí. Nếu xảy ra ở thành tim, ở não bộ thì nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Video đang HOT
- Bên cạnh đó, không thiếu người có chế độ dinh dưỡng đúng nhưng vẫn bị tăng mỡ trong máu. Đã vậy lại là loại chất béo gây xơ vữa mạch máu như triglyceride! Nhiều người đã được điều trị bằng thuốc đặc hiệu nhưng hiệu quả không như mong muốn. Cũng may là thầy thuốc đã phát hiện nguyên nhân gắn liền với nếp sinh hoạt. Đó là vì bữa cơm trưa ăn quá nhanh khiến giờ ăn biến thành stress và dẫn đến phản ứng của tuyến thượng thận gây rối loạn biến dưỡng chất béo. Nên thêm 10 phút cho bữa cơm trưa tăng phần thư giãn để phòng bệnh.
Máu quá đậm đặc vì thiếu giấc ngủ trưa
Mạch máu không vô cớ bỗng tắc nghẽn làm chi rồi sinh tai biến mạch máu não, rồi gây hoại tử cục bộ trên thành tim đến độ nhồi máu cơ tim.
Đáng tiếc, vì bên cạnh việc dùng thuốc còn có cách khác đơn giản hơn nhiều để “hoạt huyết” mà khỏi lo phản ứng phụ. Thầy thuốc đã biết từ lâu về công năng đa dạng của giấc ngủ trưa, từ tác dụng thư giãn bước qua khả năng tổng hợp kháng thể, đến độ đặt tên là giấc ngủ năng lực (power sleep). Chẳng những thế, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh là máu có độ loãng lý tưởng sau giấc ngủ trưa.
Điểm lợi của giấc ngủ trưa là không cần nhiều, thường không hơn 30 phút đã đủ để có tác dụng như mong muốn. Nhưng nếu thuốc nào cũng có tác dụng phụ thì ngủ trưa cũng thế. Đừng ngủ trưa trễ hơn 15 giờ vì khi đó giấc ngủ trưa chính là lý do dẫn đến rối loạn nhịp sinh học khiến gia chủ khó ngủ về đêm.
Đừng quên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não vẫn trước sau là lý do khiến bệnh tim mạch đứng đầu trên bảng tỷ lệ tử vong. Đáng nói là phía sau hai căn bệnh đó hầu như bao giờ cũng có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh tăng huyết áp.
Theo SKDS
Bệnh tay chân miệng tăng gấp 7-10 lần
Chỉ trong 2 tháng đầu năm, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã ghi nhận từ 200-500 ca mắc tay chân miệng (TCM) và nhiều trường hợp đã tử vong.
Theo đánh giá của ngành y tế các tỉnh ĐBSCL, năm nay bệnh TCM xuất hiện sớm và tăng cao đột biến. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ấn, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (YTDP) tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm trước bệnh TCM bắt đầu xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 5, nhưng ngay đầu năm nay, bệnh đã lan nhanh, trung bình mỗi tuần có khoảng 70 ca mắc, đột biến có tuần lên đến 330 ca. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã có 500 ca mắc TCM và 1 ca tử vong, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Trẻ bị tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long - Ảnh: Đăng Thảo
Sở Y tế TP.Cần Thơ cho biết, tính đến cuối tháng 2, trên địa bàn đã phát hiện 334 ca mắc TCM, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái và 1 ca đã tử vong. Riêng Bệnh viện Nhi Đồng TP.Cần Thơ từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận điều trị 600 ca mắc TCM (3 ca tử vong). Cùng thời gian, tỉnh Vĩnh Long có 233 ca mắc TCM (1 ca tử vong). Bác sĩ Nguyễn Thành Nhôm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long cho biết, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 5-6 ca TCM.
Ông Huỳnh Minh Trúc, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.Cần Thơ nhận định, bệnh TCM sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới, nhất là sắp bước vào đợt đầu tiên của mùa bệnh. Từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh TCM xuất hiện hầu hết ở cộng đồng dân cư, bên ngoài nhà trường. Điều này cho thấy, ý thức, kiến thức về phòng bệnh và nhận biết bệnh TCM của người dân rất hạn chế.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ấn cho biết, bệnh TCM lây lan từ người này sang người khác, chủ yếu qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa vi rút gây bệnh. Từ người lớn đến trẻ em đều có thể bị mắc bệnh TCM, nhưng bệnh chỉ bộc phát mạnh đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi vì cơ thể đề kháng yếu. Tuy nhiên, những người lành (nhất là các bậc cha mẹ) mang trùng bệnh này mới chính là nguồn lây lan nguy hiểm mà chính bản thân họ cũng không hay biết. Điều này có thể lý giải vì sao nhiều trẻ chưa được đi nhà trẻ, không tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác nhưng vẫn mắc TCM.
Quyết liệt kiểm soát bệnh tay chân miệng Sáng 2.3, tại Nhà hát TP.Hải Phòng, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố phát động "Chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh TCM". Từ đầu năm 2012, cả nước đã ghi nhận gần 8.000 trường hợp mắc bệnh TCM tại 60 địa phương, trong đó 9 ca tử vong. Theo nhận định của cơ quan y tế, năm 2012 bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp trên diện rộng với số mắc cao. *Chiều 2.3, Sở Y tế Bình Định xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong trong năm 2012 do bệnh TCM trên địa bàn tỉnh là cháu Đinh Thị Châu (2 tuổi, ở làng Kon Lót, xã Canh Liên, H.Vân Canh). Cháu Châu được đưa vào Trung tâm y tế H.Vân Canh ngày 15.2 sau một tuần có các triệu chứng khó thở, sốt cao, viêm phế quản. Ngay sau đó, cháu được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và đã tử vong vào ngày 16.2. P.H.S - Trần Thị Duyên
Theo TNO
Xác định đột biến gen mới gây ung thư vú Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên Science Translational Medicine, các nhà khoa học Hoa Kỳ và Phần Lan đã xác định được một đột biến gen mới có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Theo nghiên cứu này thìcác đột biến ở gen Abraxas liên quan với các trường hợp ung thư vú di truyền. Gen này tương tác...