Những nhan sắc phai tàn sau song sắt
…Trước đây tôi thắc mắc tại sao không có buồng hạnh phúc trong các phân trại nữ?. Giờ thì tôi đã hiểu ra cái lý do cay đắng và nghiệt ngã: Làm gì có “đối tác” mang tình yêu đến với các nữ tù. Theo thống kê, 80% nữ tù nói chung bị chồng ly hôn, trong đó 100% nữ bị án tù dài hạn (chung thân hoặc 20 năm tù) đều “đứt gánh”. Và như thế, ngày lại ngày chỉ có những nhan sắc tàn phai sau cánh cửa phòng giam…
Phạm nhân nữ tại Trại giam số 6 Nghệ An.
1. Người nữ tù đầu tiên chúng tôi nói đến là Nguyễn Thị Thanh Điệp (SN 1975, quê Lâm Đông). Điệp được mệnh danh là hoa hậu Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) bởi khuôn mặt thanh tú, kiêu sa với nước da trắng hồng, lại thêm giọng hát mượt mà truyền cảm. Ít ai ngờ nữ phạm nhân này từng bị lãnh án tử hình về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, rồi may mắn được giảm án xuống tù chung thân.
Xinh đẹp, lại con nhà gia giáo nên Điệp sớm tìm được “bến đỗ” của cuộc đời. Chồng Điệp là con nhà khá giả, họ có một cậu con trai kháu khỉnh sinh năm nay đã 14 tuổi. Vợ chồng Điệp mở hiệu kinh doanh giày dép ở TX.Bảo Lộc (Lâm Đồng) rất đông khách. Nếu chỉ cần như thế, gia đình Điệp đã khá giả, đầy đủ hơn người. Nhưng Điệp lại làm giàu bất chính bằng cách đứng ra huy động vốn của anh em, bạn bè với mức lãi suất thấp rồi cho người khác vay với lãi suất cao để hưởng chênh lệch.
Sẵn cái “mác” giàu có, sang trọng, lại khéo ăn khéo nói nên Điệp huy động vốn khá dễ dàng. Năm 2000, Điệp đã huy động được tiền tỷ trong tay, cô ta mua nhà, sắm vật dụng đắt tiền để gia đình hưởng thụ. Người cho Điệp vay thì nhiều mà người vay lãi suất cao thì ít nên chỉ đến năm 2003 Điệp đã thâm thụt hàng tỷ đồng.
Không dừng ở đó, Điệp tiếp tục dụ dỗ, kể cả dùng mọi mánh khóe để vay tiếp tiền; thậm chí cô ta lừa được 400 triệu đồng của một cha xứ. Cho đến tháng 3/2003, Nguyễn Thị Thanh Điệp mới bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt tạm giam về hành vi lừa đảo, lạm dụng chiếm đoạt tài sản trên 10 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Thanh Điệp từng bị TAND tỉnh Lâm Đồng tuyên án tử hình về tội Lừa đảo và 9 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điệp làm đơn kháng cáo, một số nạn nhân là anh em, bạn bè cũng có đơn xin xóa một phần nợ và xin Tòa tha tội chết cho Điệp. Nhờ vậy, Điệp được TANDTC giảm xuống án tù chung thân rồi chuyển về cải tạo tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).
Tám năm chấp hành bản án tù chung thân, nhờ có giọng hát hay nên Nguyễn Thị Thanh Điệp được chọn vào đội văn nghệ của trại, cô ta hăng say tham gia luyện tập, biểu diễn những dịp lễ, Tết. Từ khi bị bắt, Điệp chỉ còn có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột thăm nuôi, động viên. Cô ta giãi bày trong nước mắt: “Em đã mất tất cả rồi, giờ chỉ còn đứa con. Em nhớ con lắm, vừa mong được gặp con lại vừa lo sợ gặp thì sẽ không biết nói ra sao với cháu. Vì cho đến giờ gia đình vẫn phải nói dối là mẹ cháu đi nước ngoài chứ không phải ở tù…” . Điệp đang phấn đấu để có cơ may giảm xuống án tù có thời hạn, sớm được trở về với con trai.
2. Cũng đã 8 năm qua, phạm nhân Trần Thị Hiền (SN 1976, quê Cao Bằng), từng bị kết án tử hình về tội ma túy rồi được ân giảm xuống tù chung thân, thụ án tại Trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) phải chôn vùi tuổi trong chốn lao tù. Người nữ tù xinh đẹp, trắng trẻo này xuất thân từ hoàn cảnh gia đình khá éo le. Hiền mồ côi cha từ nhỏ, mẹ mắc chứng bệnh nan y đau ốm liên miên nên 18 tuổi Hiền đã phải lấy chồng để mẹ cô có nhắm mắt cũng được yên lòng.
Video đang HOT
Chồng Hiền là một thanh niên dân tộc, không nghề nghiệp lại lười lao động; toàn bộ gánh nặng gia đình với hai con nhỏ đều trút hết lên đôi vai mảnh dẻ của Hiền. Cô ta tảo tần vất vả thế nào cũng chẳng đủ ăn. Cực chẳng đã, Hiền chậc lưỡi đi buôn ma tuý.
Lúc đầu cô ta cứ nghĩ đơn giản rằng chỉ làm một chuyến, kiếm ít tiền tiêu rồi giải nghệ, ai ngờ khi đã trót sa chân vào nghề này thì không dễ dàng rcó thể út ra. Đồng tiền kiếm được một cách dễ dàng đã làm Hiền quên hết sợ hãi và ngày càng dấn sâu vào con đường tội lỗi. Cho đến một ngày đầu năm 2003, Hiền bị Công an tỉnh Cao Bằng bắt quả tang khi mang đi tiêu thụ 25 kg thuốc phiện.
Hiền đã từng ngất xỉu trước vành móng ngựa khi bị hai cấp tòa án tuyên mức án tử hình về tội “Mua bán trái phép các chất ma túy”. Những ngày bị biệt giam, sức khỏe Hiền suy sụp nặng nề , tinh thần hoang mang, tuyệt vọng đến cùng cực. Cô ta chỉ biết bám vào niềm hy vọng được Chủ tịch nước ân giảm để có cơ hội được sống, trở về với các con. Rồi niềm tin thành sự thật, Hiền được tha tội chết, chuyển về Trại giam Xuân Nguyên thụ án tù chung thân. Khi nhận quyết định được ân giảm, Hiền quá vui mừng xúc động, cũng lại ngất xỉu đi.
Tám năm ở tù, Trần Thị Hiền không có người thân nào đến thăm nuôi. Nén nỗi tủi thân, Hiền tự biện hộ rằng mẹ cô đã mất, các con cô đều nhỏ dại. Trong câu chuyện, tuyệt nhiên Hiền không nhắc đến người chồng. Khi chúng tôi gặng hỏi, Hiền mới nói chồng cô mắc nghiện ma túy, và anh ta cũng chẳng còn nhớ gì đến vợ, dẫu rằng Hiền suýt bị lãnh án tử cũng chỉ vì lo miếng cơm manh áo cho chồng con, gia đình.
3. Tôi đã có dịp đi công tác nhiều trại giam, gặp gỡ, trò chuyện với nhiều nữ tù từng thoát án tử hình. Ngày nghỉ họ thường ăn mặc tươm tất, trang điểm rực rỡ, họ đi làm đẹp, đi mua sắm giống như những phụ nữ tự do ngoài đời (tất cả các dịch vụ này đều có ở căng tin trong trại giam).
Nhìn những gương mặt xinh đẹp trang điểm cầu kỳ, mái tóc nhuộm nâu, vàng uốn xoăn hoặc ép thẳng sành điệu, có lẽ nhiều người đặt câu hỏi: đã tự chôn vùi tuổi thanh xuân chốn này thì còn tô son điểm phấn để làm gì, có còn ai ngắm?. Một nữ tù từng xót xa ta: “Phụ nữ ai chẳng thích làm đẹp hả chị? Dù làm đẹp chỉ để cho mình ngắm thôi, vì bọn em sợ khi ra tù mình đã già mất rồi…”.
Tôi cũng có dịp tiếp xúc với một số phạm nhân nam từng thoát án tử hình nhưng vẫn được vợ con yêu thương, thủy chung hứa đợi đến ngày mãn hạn- mà thậm chí trong số họ có cả những kẻ phạm vào các tội như giết người tình, hiếp dâm cũng vẫn được vợ mình mở lòng tha thứ. Chính tình yêu thương, lòng thủy chung đôn hậu của những người bạn đời đã là động lực lớn giúp những người đàn ông vượt qua lầm lỗi để mong ngày mãn hạn trở về. Mừng cho họ, nhưng chính tôi cũng thoáng thấy chạnh lòng, ghen tỵ thay cho những người nữ phạm cô đơn hiu quạnh trong các phân trại nữ…
Những người đàn bà như Điệp, như Hiền tảo tần lam lũ cũng vì lo toan nâng giấc cho miếng ăn, giấc ngủ của chồng con, vun vén gầy dựng cho tổ ấm gia đình. Những người đàn bà suy nghĩ nông cạn, dại khờ, bất chấp nguy hiểm chỉ vì sự cạn nghĩ sẽ đánh đổi được sự sung sướng nhàn hạ cho chồng con gia đình. Để rồi khi chịu sự trừng phạt bằng bản án nghiêm khắc của pháp luật, họ đã bị người đàn ông của mình sớm quay lưng để đi tìm hạnh phúc mới nơi người đàn bà khác.
“Hồi bị chồng ly hôn, em buồn lắm nhưng biết làm sao, pháp luật cũng cho phép chồng em được thế. Vả lại, đàn ông họ cần có người nâng khăn sửa túi, không thể sống cô đơn mãi được, chị ơi…” – những lời tâm sự của nữ tù Trần Thị Hiền nhỏ và chậm rãi, buồn như từng giọt nước mắt rơi.
Trước đây, tôi đã từng thắc mắc tại sao không có buồng hạnh phúc trong các phân trại nữ. Giờ thì tôi hiểu rằng, lý do không chỉ đơn giản là trại giam sợ các phạm nhân nữ sẽ bị dính bầu (trong khi trại giam không có điều kiện cưu mang) mà còn vì một lý do cay đắng hơn: đó là các nữ tù làm gì có “đối tác” mang tình yêu đến với họ trong buồng hạnh phúc. 80% nữ tù nói chung bị chồng ly hôn, trong đó 100% nữ bị án tù dài hạn (chung thân hoặc 20 năm tù) đều bị đứt gánh.
Nhìn nhan sắc rực rỡ của các nữ tù, trong tôi lại dội lên nỗi xót xa. Mong rằng trong cuộc đời đừng có thêm một người phụ nữ nào mắc sai lầm để rồi phải chôn vùi tuổi thanh xuân sau song sắt…
Theo Pháp Luật VN
Thư tình của kẻ lĩnh án chung thân
Phong thư vuông vức và đẹp đẽ được làm bởi phạm nhân Phạm Thị Quế
Có một kỉ vật mà khi tôi đi ra khỏi trại giam ấy tôi vẫn giữ bên mình như vật báu đó là những lá thư phô tô và hình ảnh những phong thư đẹp đẽ do những phạm nhân ở trại giam viết cho nhau và viết cho người thân ở bên ngoài. Những phạm nhân đã lỡ giết người, lỡ gùi những giỏ ma túy lệch vai khi họ phải sống trong quãng thời gian sám hối, họ yếu đuối và tội tình biết bao.
Tôi đến trại giam Ninh Khánh trong một ngày lạ lùng. Ở đó yên tĩnh khiến tôi có thể nghe được đủ thứ tiếng của đồng, rừng và những nỗi buồn cứ thấm "đắng" từng ý nghĩ khi bắt gặp thân phận biết yêu khi đã muộn màng.
Chung thân nhưng vẫn hi vọng vào tương lai...
Cả ngày miệt mài lao động với đủ nghề: Cói, thêu, dệt, mộc... khi về đêm các phạm nhân nữ thường trải lòng trên trang giấy. Có những lá thư được họ viết đi viết lại, gửi đi yêu thương rồi mang trăn trở, lo lắng. Chị Nguyễn Thị Hiệp (Cán bộ giáo dục tại Phân trại 3, trại giam Ninh Khánh) đã đặt vào tôi những bức thư rưng rưng của những phạm nhân đang cải tạo ở nơi này.
Bao thư đặc biệt của một nữ phạm nhân phải lĩnh án chung thân. Phong thư được làm từ giấy A4 dán vuông vức, trên nền phong thư thì dán những trái tim đỏ, hồng, xanh ngang dọc, ở giữa những trái tim đặt những viên đá bằng nhựa màu bạc và ở phần người gửi ghi nắn nót: Vợ phương xa. Người nhận ghi: Trần Tuấn Phong (đội 12, trại, 6 K1 Thanh Phong, Nghệ An).
Hỏi ra mới biết thư của phạm nhân Phạm Thị Quế viết cho người bạn cũng đang thụ án ở một trại giam khác. Họ cùng phải lĩnh án chung thân bởi những tội đặc biệt nghiêm trọng.
Quế vào trại giam khi 19 tuổi, cái tuổi lẽ ra được thương yêu và nâng niu thì Quế lại phải lĩnh án chung thân và sống trong sám hối vì tội giết người và cướp tài sản. Những ngày đầu vào đây Quế hay buồn và tuyệt vọng, từ khi có thư làm quen của bạn tù ở trại Thanh Phong (Thanh Hóa) Quế lạc quan hơn và thường xuyên thư đi thư lại.
Quế viết để được chia sẻ và để được hi vọng vào tương lai như thế này: "Anh ạ, những gì trong quá khứ ta chẳng thế thay đổi được... Bây giờ em chỉ hi vọng vào tương lai. Khi hi vọng, em thấy bản thân mình có trách nhiệm cải tạo tốt trong trại để trở về cùng anh. Chúng mình sẽ nắm tay nhau đắp xây tổ ấm anh nhé! Và những ý nghĩ đó đang ùa về trong tâm trí em, em hi vọng và thấy mình hạnh phúc".
Quế tâm sự rằng, thời gian đầu vào trại không ngày nào Quế nghĩ đến cái chết. Nhận được thư làm quen của Phong ban đầu Quế cũng nghi ngại. Sau những ngày dài dằng dặc nghĩ mình cần lạc quan, cần sống tiếp và có thể nghĩ đến ngày về dù mức án hiện tại là chung thân... Quế đã nhận thư và trả lời bằng cái tình của người sám hối. "Nó như tia nắng khi con người ta ở cuối đường hầm le lói..."
.
"Những ngày ở trại giam sao mà dài thế?"
Ở trại giam Ninh Khánh qua tìm hiểu tôi biết được rằng, có những vợ chồng, những cặp đôi yêu nhau cùng có chung quá trình phạm tội nhưng thụ án ở các trại giam khác nhau. Họ viết những lá thư để động viên nhau vượt qua khó khăn và cải tạo tốt để sớm trở về gia đình.
Những lá thư qua lại là nguồn động viên tinh thần của các phạm nhân.
Có một điều gì đó khắc khoải sau mỗi dòng chữ của những người vợ, người chồng lỡ sa chân vào tội lỗi. Giàng A Giàng và Giàng A Chu là một cặp vợ chồng như thế.
Giàng đang ở trại Ninh Khánh (Ninh Bình) có lẽ cũng được học ít nên nét chữ thô và vụng. Trong thư Giàng gửi Chu có đoạn viết: "Anh Chu ơi, em trả án được một tháng rồi. Những ngày ở trại giam sao mà dài thế...Anh có khỏe không? anh như thế nào rồi? Nếu anh khỏe và tấm lòng với em không thay đổi thì em rất mừng. Anh Chu ơi, vợ chồng mình đều vào đây rồi! Em rất thương anh nhưng em không biết làm sao để lo cho anh được. Giờ đây em chỉ mong em và anh cải tạo cho thật tốt để chúng ta sớm trở về với các con thôi. Còn về phần em, em vẫn bình thường, em vẫn khỏe, bây giờ em đi làm cói ở đội 6 và công việc không vất vả anh ạ...
Anh đừng lo cho em nhiều nhé, anh ơi nếu các con xuống thăm anh thì anh bảo các con gửi cho em ít tiền chứ đừng đi xuống thăm em nhé! Đường xa lắm! Nếu các con xuống thế phải mất nhiều tiền mới xuống được..."
Khi đọc những bức thư chan chứa này, tôi nhận ra rằng trong lúc quay quắt nhất, ân hận nhất, sự tự do còn khá xa vời thì vẫn có những ý nghĩ lạc quan ở trong lòng những phạm nhân và những lá thư chấp cánh cho những lạc quan ấy.
Theo VNN
45 phút "thăng hoa" của phận gái bán dâm Những cô gái bán hoa cũng có lúc cần 1 "ngọn lửa" (Hình minh họa) Mỗi học viên, khi đưa vào Trung tâm giáo dục lao động số 2 (trước đây thường gọi là Trại phục hồi nhân phẩm), Ba Vì, Hà Nội đều có những hoàn cảnh, số phận riêng buồn bã. Rất hiếm đàn ông chịu tới những trại phục hồi...