Những nhận biết sai lầm về rau sạch
Theo ông Trần Trung Chính – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam ( MR Sạch), những loại rau bị sâu ăn hại khiến lá bị xấu, cằn cỗi… chưa thể gọi là rau sạch. Bởi, rau sạch phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch, đất sạch, giống sạch (không bị đột biến gen, hóa chất…), thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch.
Lâu nay, vấn đề rau sạch vẫn luôn là mối quan tâm của hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, để phân biệt được loại rau nào sạch, rau nào bẩn đang là một bài toán khó đối với người tiêu dùng.
Bằng chứng, một khảo sát từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) công bố năm 2015 đã cho thấy, tại Hà Nội, 73% người bán rau không phân biệt được rau bẩn và rau an toàn. Tỷ lệ tương tự với người mua là 95%.
Để khắc phục được tình trạng trên, nhiều gia đình đành đặt niềm tin vào những loại rau với thương hiệu “hàng quê”, mà không ít người bán hàng đang chào bán tại những chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội. Theo giới thiệu, những loại rau xanh này hoàn toàn yên tâm là sạch, không phun thuốc vì nó cằn cỗi, lá bị sâu ăn, thậm chí sâu vẫn còn “ẩn núp” trên một hai cành rau…
Những loại rau bị sâu ăn hại lá khiến sản phẩm bị xấu, cằn cỗi… không phải là rau sạch, mà do nguồn đất bị ô nhiễm
Tuy nhiên, trao đổi với PV VnMedia về vấn đề này, ông Trần Trung Chính – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch) cho biết, những loại rau xanh bị sâu ăn lá hoặc sâu vẫn còn tồn tại trên 1, 2 ngọn rau… chưa thể gọi là rau sạch. Bởi, rau sạch phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch, đất sạch, giống sạch (không bị đột biến gen, hóa chất…), thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Đây là những ý tố mà các hộ trồng rau nhỏ lẻ chưa thực sự quan tâm.
Theo đó, hiện nay, do thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà các nhà vườn chỉ sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật quen thuộc, tràn lan trên thị trường mà chưa tìm hiểu kỹ về xuất xứ nguồn gốc nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều hộ trồng rau cũng chưa tuân thủ thời gian cách ly an toàn cho rau trước khi thu hoạch không được thực hiện (710 ngày).
Đặc biệt, khi sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong đất, từ đó tích luỹ vào cây trồng, có thể khiến người ăn ngộ độc. Thậm chí, về lâu dài, khi ăn những loại rau bị nhiễm khuẩn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo MR Sạch cho biết, để đảm bảo an toàn phải làm sạch và cải tạo lại đất với thời gian từ 6 tháng – 3 năm (tùy từng khu đất trồng), trước khi trồng rau.
Đưa ra lời khuyên an toàn cho người tiêu dùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam cho rằng, các gia đình nên mua rau an toàn tại những cửa hàng uy tín, có thương hiệu và dám chịu cam kết về chất lượng sản phẩm.
Cách nhận biết rau an toàn
Chia sẻ về cách nhận biết rau an toàn và rau không an toàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam cho biết, rau an toàn thường có màu nhạt hơn, còn rau không an toàn thường mỡ màng. Đặc biệt, khi chế biến vị của rau an toàn thường đậm hơn rau không an toàn. Rau không an toàn ăn sẽ mềm hơn nhưng vị rất nhạt.
Ngoài ra, khi luộc rau an toàn nước sẽ rất trong, không có váng. Còn rau không an toàn nước luộc bị đục và có một lớp váng nổi lên trên mặt nước.
Video đang HOT
Về chế độ bảo quản: Thông thường, thời hạn bảo quản trong tủ lạnh của rau an toàn sẽ dài hơn so với rau không an toàn. Theo đó, chỉ trong khoảng 2 ngày là rau không an toàn sẽ bị dập, úng, thối, hỏng. Còn đối với rau an toàn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn trong khoảng 4 5 ngày.
Theo_VnMedia
Cách phân biệt hoa quả chín cây hay chín thuốc
Ngày nay, vì lợi nhuận, nhiều người bán hàng đã sử dụng hóa chất để trái cây mau chín. Dưới đây là một số cách nhận biết các loại quả chín thuốc có thể phân biệt được bằng mắt thường.
1. Chuối
Chuối chín cây có da căng tròn, nhìn bên ngoài thấy màu vàng đậm, bóp nhẹ cảm nhận được độ mềm của ruột quả.
Trong khi chuối chín do thuốc có vỏ bên ngoài màu vàng rất đẹp mã, bắt mắt nhưng bóp vào quả chuối thấy cứng sượng.
2. Chôm chôm
Chôm chôm khi bị phun thuốc sẽ chín sớm nhưng nhanh héo. Thông thường, quá trình héo của của chôm chôm diễn ra rất nhanh, chỉ vài tiếng sau khi cắt khỏi cây.
Cách nhận biết chôm chôm bị phun thuốc là những quả có cành lá tươi roi rói nhưng râu trên quả lại héo queo, nhàu nhĩ. Chôm chôm chín cây sẽ cho quả có râu khỏe và tươi xanh, để 2-3 ngày sau vẫn chưa héo.
3. Măng cụt
Măng cụt chín cây có cuống rất tươi và chín từng mảng, từ đầu cuống xuống đít quả. Đối với măng cụt chín do thuốc sẽ có cuống thâm đen, khi ăn sẽ có vị rất chua.
4. Sầu riêng
Với những quả sầu riêng bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên, người dùng có thể nhận biết bằng cách nhìn ngay cuống và gai của quả khi chọn mua.
Nếu cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì là quả bị cắt cây khi còn non và đã bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín. Còn sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm lừng tự nhiên.
5. Thanh long
Thanh long chín tự nhiên có vỏ mỏng, thân màu đỏ thẫm trong khi các gai trên quả có màu tươi đẹp. Còn thanh long chín do thuốc kích thích có màu đỏ nhạt, gai trên quả héo, vỏ dày, ăn vị rất nhạt.
6. Xoài
Xoài chín cây sẽ có cuống tươi, da căng, chín từng mảng kéo dài từ cuống đến đuôi và từ phần bụng đến phần lưng quả. Những quả chín nhiều hơn sẽ có màu vàng đậm và bóp thấy thịt quả mềm.
Xoài chín do dùng thuốc kích thích thường chín không đều, có xen kẽ sọc xanh, dễ bị sượng.
7. Đu đủ
Đu đủ chín cây thường quả dài, cầm nặng tay, chín đều, mềm, cuống còn nhựa dính. Những quả này vừa ngọt lại vừa thơm, ít hạt, thịt dày và mềm, có thể dễ dàng xúc bằng thìa.
Với đu đủ chín do thuốc, chúng sẽ có màu vàng óng, vỏ trơn, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, sượng mà vị ngọt rất nhẹ.
8. Bơ
Quả bơ bị chín ép sẽ đắng. Nhiều người nghĩ rằng bơ đắng do nạo lấy cả phần xanh sát vỏ, nhưng với những quả bơ chín ngon, bạn có nạo hết thịt đến tận vỏ thì vẫn không bị đắng, thậm chí phần thịt bên ngoài còn rất béo và ngậy.
Để nhận biết bơ non hay già, hãy nhìn phần cuống của nó, nếu vết cuống to thì nghĩa là bơ non. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải chọn được quả bơ chín và tươi.
Đừng lấy những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, ít ra cũng không còn hương vị thơm ngon nữa. Hãy bóp nhẹ, nếu thấy hơi mềm nhưng vẫn chắc, không ọp. Hoặc bạn bấm vào cuống, thấy nó hơi mềm thì chọn, dù phần kia chưa mềm, vì nó sẽ chín dần về phía đuôi (tuy nhiên chỉ nên ăn khi quả đã chín hết).
Quả bơ chín ngon có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.
9. Mít
Mít là một trong những loại quả bị "ép chín" bằng thuốc nhiều nhất trên thị trường hiện nay, vì vậy cách nhận biết nó cũng khá dễ dàng.
Nếu quả mít chưa già, có gai bên ngoài nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi mà múi bên trong đã chín thì ắt hẳn là đã được "kích chín" bằng thuốc. Ngoài ra khu vực gần cuống quả mít (chỗ thường để tiêm thuốc kích chín) sẽ bị nhũn thối, trong khi phần đuôi quả lại vừa chín tới.
Mít chín tự nhiên sẽ có những đặc điểm như gai nở to, màu xanh vàng, xam xám và chín đều từ cuống cho đến đít quả.
10. Nhãn
Đối với những quả nhãn được phun lưu huỳnh để bảo quản lâu thường có lớp vỏ đều màu, bóng đẹp, căng tròn, không có lớp sần tự nhiên, khi ăn cùi nhãn giòn, cứng, không có vị ngọt thanh đặc trưng và mùi hắc nồng.
11. Dừa
Dừa thường được "phù phép" biến thành dừa xiêm "xịn" để tăng lợi nhuận cho người bán. Đường hóa học, hóa chất tạo mùi thơm được tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa, biến loại nước dừa non có vị chua trở nên ngọt lịm hoặc để dừa trắng, chỉ cần ngâm dừa vào nước pha thêm chút Javen.
12. Cherry
Cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn.
Khi mua cherry về thử để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.
13. Hồng xiêm
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.
Những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm vẫn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng là chưa ngâm.
Theo_VietNamNet
Cấm sử dụng hải sản không an toàn trong vòng 20 hải lý ở miền Trung Theo công văn hỏa tốc của Bộ NN&PTNT, những hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ không đảm bảo an toàn thì sẽ bị tiêu hủy và khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNT) vừa gửi công văn hỏa tốc cho 4 tỉnh...