Những nhà thờ rực rỡ đón Giáng sinh tại Hà Nội
Nhà thờ Lớn, nhà thờ Cửa Bắc, nhà thờ Hàm Long lung linh trong ánh đèn và cây thông Noel, chuẩn bị đón lễ Giáng sinh.
Nhắc đến dịp lễ Giáng sinh tại Hà Nội là không thể bỏ qua Nhà thờ Lớn. Đây là một trong những nhà thờ cổ kính nhất thủ đô. Công đoạn chuẩn bị và trang trí cho dịp lễ Giáng sinh tại đây đã bắt đầu từ những ngày đầu tháng 12.
Trước nhà thờ là cây thông lớn để du khách đến lễ và tham quan có thể chụp ảnh. Năm nay, theo truyền thống, phía trước nhà thờ trang trí một ngôi sao lớn, đổi màu liên tục. Đó là Ngôi sao Bethlehem, hay còn được gọi là ngôi sao Giáng sinh. Theo Phúc âm Matthew, đây là ngôi sao đã dẫn ba nhà thông thái phương Đông đến Jerusalem. Ngôi sao ấy luôn ở phía trước họ, dẫn đường và dừng lại đúng tại nơi mà Chúa Jesus giáng sinh.
Bên cạnh cây thông là tiểu cảnh chúa Jesus ra đời. Người dân từ khắp nơi đổ về Nhà thờ Lớn những ngày trước Giáng sinh để chụp những bức hình đẹp, tận hưởng không khí của dịp lễ đặc biệt trong năm.
Cách Nhà thờ Lớn không xa là nhà thờ Cửa Bắc. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Hà Nội, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long vào năm 1931-1932 (có nhiều tài liệu viết nhà nhờ được xây dựng năm 1927 dưới thời Pháp thuộc).
Năm nay, nhà thờ chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh trong khoảng 3 tuần. Trong những ngày này, nơi đây luôn mở cửa đón khách từ 8h đến 12h, và từ 14h đến 17h30. Buổi tối, du khách vẫn có thể vào tham quan để ngắm nhà thờ trang hoàng trong ánh sáng.
Trong khuôn viên nhà thờ trang trí tiểu cảnh Chúa Jesus ra đời cầu kỳ, chân thực tạo cảm giác bình yên cho du khách khi bước chân vào nhà thờ.
Video đang HOT
Nhà thờ dựng cây thông lấp lánh cao 13 m trong khuôn viên. Cây thông năm nay trang trí nhiều nơ hơn.
Không chỉ có những dây đèn và ngôi sao ở ngoài khuôn viên, bên trong nhà thờ năm nay gắn sao lên các cột. Đây là nét đặc sặc trong trang trí năm nay của nhà thờ Cửa Bắc.
Nhà thờ được trang trí bởi nhiều đèn hơn mọi năm, ước tính lên đến nghìn đèn ngôi sao. Đêm 24/12, nhà thờ tổ chức hoan ca mừng Chúa Giáng sinh vào 21h30, sau đó cử hành Thánh Lễ lúc 23h. Nhà thờ mở cửa tham quan tự do.
Nhà thờ Hàm Long rực rỡ trong ánh đèn trước thềm lễ Giáng sinh. Nhờ màu sơn trắng, nhà thờ nổi bật trên con phố Hàm Long không quá đông đúc. Nhà thờ bắt đầu công đoạn trang trí chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh từ đầu tháng 12. Đây là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
Con đường dẫn vào nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy bởi những dây đèn rủ, giăng kín hàng cây trước nhà thờ. Điều này khiến người dân không khỏi choáng ngợp khi đi qua nhà thờ vào buổi tối.
Năm nay, nhà thờ trang trí một cây thông thật, được con chiên dâng biếu. Đây là lần đầu nhà thờ dùng cây thông thật để trang trí do quá trình vận chuyển vào thành phố quá phức tạp. Cây thông thuộc giống Caribe, cao khoảng 12 m, được vận chuyển bằng xe cẩu từ một vườn ươm ở Đại Lải.
Trong khuôn viên trang trí tiểu cảnh Chúa Jesus giáng sinh cầu kỳ, rực sáng một góc nhà thờ. Đêm 24/12, nhà thờ Hàm Long bắt đầu lễ Giáng sinh với văn nghệ và diễn nguyện từ 20h15.
Giáng sinh buồn của nước Anh
Người dân xứ sở sương mù đang cảm thấy bị cô lập sâu sắc khi họ vừa phải đối mặt với hậu Brexit, vừa đương đầu chủng nCoV mới.
Chính phủ Anh phải áp lệnh phong tỏa Giáng sinh ở thủ đô London và phía đông nam đất nước do chủng virus nCoV mới "vượt tầm kiểm soát" từ 19/12. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu kế hoạch nghỉ Giáng sinh của người Anh bị hủy. Nhiều quốc gia dừng các chuyến bay, thắt chặt một số tuyến đường biển và đường bộ đông đúc nhất nối với Anh.
Nước Anh từng được một nhà lập pháp ủng hộ việc Brexit gọi là "Đảo châu báu" cách đây không lâu vì sự giàu có, phồn thịnh của quốc gia này. Nhưng giờ đây, trước chủng nCoV mới đang lây lan, nó có thêm tên gọi khác: Đảo Dịch hạch.
Những người ở khu vực bị phong tỏa phải ở yên trong nhà, it nhất là đến hết 31/12. Trên ảnh là Covent Garden, nơi vốn đầy ắp người đi mua sắm dịp Giáng sinh những năm trước.
Kelly Merris, người Anh gốc Australia, đã hủy bỏ kế hoạch trở về quê nhà để thăm người thân vào Giáng sinh. "Đó không phải là ý hay khi bạn đang ở trên một hòn đảo đầy bệnh dịch và các quốc gia khác không chào đón bạn".
Chồng cô, Aaron McDonald, cho rằng: "Người Anh thường thấy mình khác biệt so với phần còn lại của châu Âu và thế giới. Và giờ chúng tôi đang tự tách ra theo một cách không tốt chút nào. Thật đáng thất vọng".
Russell Hazel, một công dân anh cho biết người bạn thân của mình đang du lịch Tây Ban Nha. Và với lệnh phong tỏa mới, anh rất lo lắng vì không biết bạn sẽ về nhà bằng cách nào. Còn Piers Storey, một giáo viên, cười lớn khi được hỏi về lệnh cấm đi lại từ Anh của các quốc gia châu Âu: "Bạn có thể nói gì đây? Không có cảm giác nào cô lập như Brexit".
Phố Regent ở London hôm 21/12. Ảnh: Andrew Testa/New York Times
"Tôi từng có những khoảng thời gian tuyệt vời hơn thế này", Tom Henderson, 29 tuổi, một nhà tổ chức các buổi hòa nhạc, trả lời phỏng vấn trong một ngày ẩm ướt, xám xịt ở London. Với giọng bình thản, anh kể rằng mình phải hủy chuyến du lịch dịp Giáng sinh cùng gia đình ở miền nam nước Anh, cũng như công việc gặp khó khăn trong đại dịch. Dù vậy, anh vẫn có cái nhìn lạc quan về tương lai.
Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Phần lớn người Anh, những người đã nỗ lực để Brexit, đột ngột vì tách rời khỏi EU và với thế giới nói chung khiến họ đang cảm thấy hụt hẫng. Họ tức giận trước các kế hoạch bấp bênh của chính phủ. Họ than thở về cuộc vật lộn với một biến thể virus mới có khả năng lây nhiễm cao hơn. Điều này đến đúng lúc người dân đang phải làm quen với sự hỗn loạn, lo lắng trong việc đàm phán với EU hậu Brexit.
Với một số người, việc người Anh không được các nước chào một phần là cái giá họ phải trả cho nỗ lực trong nhiều năm muốn tách khỏi EU. "Nếu bạn đòi Brexit, thì đây là thứ bạn nhận được. Sao người châu Âu phải đồng cảm, hay phải giao dịch với bạn?", Suraya Klein-Smith nói khi đang xếp hàng tại một cửa hàng bán thịt vào 20/12.
Smith là tiếp viên hàng không, chứng kiến nhiều đồng nghiệp mất việc trong năm nay và cảm thông với những người London đang cố gắng rời khỏi thành phố vào 19/12, ngay sau khi thủ tướng Anh yêu cầu mọi người ở nguyên trong nhà. Cô cho biết nhiều người đã tuyệt vọng khi chờ đợi ngày đoàn viên dịp Giáng sinh trong tình hình hiện tại. Nhưng cô cho rằng chính phủ không đáng được thông cảm: "Họ đã khiến mọi người tiêu tiền vào các cửa hàng, mua sắm và đặt vé tàu. Và rồi họ hủy bỏ tất cả vào phút cuối".
Còn với nhiều cư dân London, họ cho rằng nguy cơ lây nhiễm cao là do gần đây, mọi người đã tiếp xúc với xã hội quá nhiều để có thể đặt một kỳ nghỉ về nhà dịp Giáng sinh an toàn.
Bruce McCombie, người không gặp gia đình ở Scotland suốt một năm và phải hủy chuyến về thăm nhà đã được lên kế hoạch, cho hay: "Tất cả chúng tôi đều đã quá bận rộn với xã hội trong vài tuần qua. Thật không đúng đắn chút nào".
Khu vực St. Martin ở trung tâm London hôm 21/12.
Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson cam kết về chính sách đặc biệt cho việc di chuyển dịp Giáng sinh. Người dân Anh đã mệt mỏi với những hạn chế vì Covid-19, và hy vọng được tạm nới lỏng trong 5 ngày lễ Giáng sinh. Vì vậy, họ đổ xô lên kế hoạch du lịch. Đường phố ở London tấp nập người mua sắm.
Vài ngày sau đó, chính phủ Anh bắt đầu cảnh báo về biến thể mới. Điều này khiến nhiều người thất vọng vì phải hủy bỏ kế hoạch vào phút chót. Một số người lo lắng hơn khi nghĩ tới việc họ không thể tới thăm những người thân lớn tuổi, liệu những người già có được chăm sóc, hay cung cấp thực phẩm đầy đủ trong những ngày lễ hay không.
Bên cạnh đó, chính phủ kêu gọi người dân tăng cường trồng trọt để tích lũy nguồn cung cấp lương thực cho quốc gia. Còn các đại siêu thị trên toàn quốc cảnh báo tình trạng khan hiếm rau củ quả. Xe tải chở hàng bị mắc kẹt gần cảng. Trong những người cố gắng rời Anh đến nơi khác ở châu Âu trước lệnh cấm di chuyển có hiệu lực, một số đã bị giữ lại tại các sân bay.
Trong khi Anh - Pháp đang thực hiện các bước để giảm thiểu các mối đe dọa với nguồn cung cấp lương thực, thì người dân Anh coi lệnh cấm đi lại và đóng cửa là nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của mình. Với nhiều người, số phận tồi tệ hậu Brexit của đất nước đang thành sự thật và đến sớm hơn dự kiến.
Đà Lạt, Phú Quốc, Sa Pa được tìm kiếm nhiều nhất dịp Giáng sinh Khách Việt có xu hướng tìm kiếm các địa điểm ở khu vực cao nguyên, gần gũi thiên nhiên để đón Giáng sinh và năm mới 2021. Các dữ liệu cho thấy sở thích du lịch của người Việt đang có sự thay đổi trong thời gian này, các thành phố lớn không còn trong top những địa điểm được tìm kiếm nhiều...