Những nhà thờ có thiết kế ấn tượng nhất Việt Nam
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ Con Gà Đà Lạt hay nhà thờ Núi Nha Trang đều là điểm tham quan yêu thích của nhiều du khách.
Nhà thờ Đức Bà tạị TP HCM do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha lẫn Gothic, nằm ở quảng trường Công xã Paris, trung tâm quận 1. Mặt chính nhà thờ nằm ở đường Nguyễn Du, lưng quay về phía đường Lê Duẩn. Đây là nhà thờ có nhiều du khách ghé thăm nhiều nhất nhì thành phố này. Ảnh: Tuấn Mark.
Cũng như nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Lớn Hà Nội được làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Nhà thờ Lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu với tường xây cao, mái vòm và nhiều cửa sổ. Đây là kiểu kiến trúc thịnh hành ở châu Âu thế kỷ 12 và thời Phục Hưng. Ảnh: Lê Hiếu.
Nhà thờ Phát Diệm thuộc thị trấn Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình là một quần thể nhà thờ được xây dựng bằng đá và gỗ trong hơn 30 năm. Nét độc đáo của quần thể nhà thờ này là nhà thờ Thiên Chúa giáo nhưng được mô phỏng kiến trúc đình chùa Việt. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết.
Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, TP. Kon Tum. Công trình hoàn thành năm 1918 và được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít. Kiến trúc nhà thờ là sự kết hợp giữa phong cách Roman và nhà sàn người Ba Na. Ảnh: Lương Phước Hữu.
Nhà thờ Núi (Nha Trang) do cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng năm 1928 trên một mỏm núi có độ cao khoảng 12 mét. 500 quả mìn được sử dụng để tạo được khoảng đất bằng trên đỉnh núi. Đây là một trong những điểm tham quan thu hút du khách của Nha Trang. Ảnh: Giaoxunhatrang.
Video đang HOT
Nha thơ Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) toa lac trên đương Ngô Quyên, cach trung tâm TP Đa Lat 1 km vê phia Tây Nam. Khuôn viên nha thơ đươc đăt trên đôi Mai Anh nên còn co tên nha thơ Mai Anh. Nha thơ đươc khơi công xây dưng từ năm 1940-1944. Tiên xây dưng đươc quyên gop tư giao dân. Ảnh: Dalat.net.
Nhà thờ Phú Nhai còn có tên gọi khác là Tiểu vương cung thánh đường nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường. Nhà thờ gốc được xây dựng vào năm 1886-1933 theo phong cách kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Giaohoigiaoxuvietnam.
Nhà thờ Chánh tòa Bắc Ninh tọa lạc giữa trung tâm TP Bắc Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1889-189 dựa trên kiến trúc Baroque, một trong những phong cách kiến trúc độc đáo ở thế kỷ 16. Ảnh: Giaohoigiaoxuvietnam.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế hay Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tọa lạc ở phường Phú Nhuận, TP Huế. Khuôn viên nhà thờ rộng, có hình tam giác, đỉnh là ngã ba đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến. Vật liệu chính xây nhà thờ là bê tông và đá xanh. Ảnh: Giaoxugiaohoivietnam.
Với sức chứa hơn 3.000 người, nhà thờ Bảo Lộc (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) được coi là nhà thờ có sức chứa lớn nhất Việt Nam, được thiết kế theo hình “bánh chưng – bánh giày”. Đây là địa điểm tham quan thu hút khá nhiều du khách khi đến thành phố cao nguyên. Ảnh: Giaohoigiaoxuvietnam.
Theo Zing
Top 5 nhà thờ cổ ở Việt Nam được biết đến nhiều nhất
Nhà thờ đá Sa Pa (Lào Cai) được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là nhà thờ cổ trên 100 tuổi ở Việt Nam được nhiều người biết đến nhất.
1. Nhà thờ đá Sa Pa
Được xây dựng năm 1895, đến nay công trình này đã có 119 năm tuổi. Nhà thờ được người Pháp xây dựng với kiến trúc độc đáo, với địa thế ngay trung tâm thị trấn Sa Pa trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội. Đứng ở bốn phía nhà thờ đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công Giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn...đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.
Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào. Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dãy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh.
2. Nhà thờ Lớn Hà Nội
Được xây dựng từ năm 1887 đến nay, nhà thờ Lớn đã có 127 tuổi, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gotic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Ảnh dulich.chudu24
Không gian rộng lớn bên trong nhà thờ được đánh giá là một trong những nhà thờ cổ kính, đẹp nhất Việt Nam. Khu cung thánh chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng kết hợp với hệ thống tranh Thánh bằng kính màu.
3. Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định)
Tọa lạc ở xã Xuân Phương huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, đây là một trong những nhà thờ rộng lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ vào năm 1866 do linh mục Chính xứ xây dựng.
Nhà thờ có kích thước dài 80m, rộng 27m, cao 30m. Hai tháp chuông cao 44m đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang.
4. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)
Là một quần thể nhà thờ công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), cách Hà Nội khoảng 120km về hướng Nam. Nhà thờ được xây dựng bằng toàn đá và gỗ, được khởi công xây dựng từ năm 1875 đến 1898 mới cơ bản hoàn thiện. Nét độc đáo là mặc dù là nhà thờ công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.
Hiện tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá được ví như kinh đô công giáo của Việt Nam.. Ảnh NLĐ
5. Nhà thờ Đức Bà (TP.HCM)
Nhà thờ Đức Bà do kỹ sư người Pháp tên Bourard chỉ huy xây dựng, bắt đầu khởi công từ năm 1877 và đến năm 1880 thì khánh thành. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, công trình kiến trúc bề thế với hai tháp chuông cao 57m, Thánh đường dài 133m, ngang 35m và cao 21m. Dưới hai lầu chuông đặt 6 chuông lớn.Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.
Theo Zing
Những điểm đón Giáng sinh hấp dẫn tại Việt Nam Nhà thờ cổ nổi tiếng nhất, nơi có cây thông cao nhất Việt Nam... là những điểm đến hấp dẫn du khách trong mùa Giáng sinh năm nay tại Việt Nam. Nhà thờ lớn Hà Nội Nhà thờ lớn Hà Nội thường được trang trí bắt mắt. Đây là địa điểm chính đón Noel của người Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu Bên trong...