Những nhà sách đẹp nhất trên thế giới
Tân Hoa Xã bình chọn những nhà sách đẹp nhất trên thế giới.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, giữa biết bao phương tiện thông tin và giải trí hiện đại và sự phổ biến đến từng ngóc ngách cuộc sống của Internet, đọc sách vẫn là một thú vui, một niềm đam mê không dễ nhạt phai. Xin giới thiệu đến độc giả những nhà sách đẹp nhất trên thế giới do Tân Hoa Xã bình chọn.
Nhà sách City Lights:
City Lights là một nhà sách kiêm nhà xuất bản độc lập chuyên về lĩnh vực văn học thế giới, nghệ thuật và chính trị cấp tiến, đồng thời là một trong những nhà sách vĩ đại nhất thế giới do thi hào Lawrence Ferlinghetti và Peter D. Martin sáng lập vào năm 1953. Nhà sách này trở nên nổi tiếng sau khi xuất bản tập thơ “Tiếng hú và những bài thơ khác” của Allen Ginsberg vào năm 1956. Là nơi tụ hội của những biểu tượng văn học Mỹ như Jack Kerouac và Allen Ginsberg, “ Danh thắng Văn học” này đã thu hút những người mê sách từ khắp nơi trên thế giới đến đây để đọc sách và đắm mình vào bầu không khí văn học đầy thi vị.
Nhà sách Librería El Ateneo Grand Splendid:
Librería El Ateneo Grand Splendid là một trong những nhà sách lớn nhất ở Buenos Aires, Argentina. Tọa lạc trong một nhà hát có từ thập niên 1920 tại trung tâm thành phố, El Ateneo là nơi lưu giữ những nội thất lộng lẫy của một nhà hát tuyệt đẹp với những ban công cổ xưa, trần nhà với những họa tiết sắc sảo, những bức chạm khắc công phu và tấm màn sân khấu đỏ thẫm bên cạnh những giá sách. Các buồng xem hát trước đây được biến thành những phòng đọc sách riêng biệt. Lần ngón tay giở từng trang sách, đắm chìm trong bầu không khí đầy ấm cúng của quầy cà-phê trên sân khấu giữa những tấm màn nhung sẽ đem đến cho người đọc một thời gian thật thư thái.
Nhà sách Shakespeare &Company:
Video đang HOT
Được Sylvia Beach thành lập từ năm 1919, Shakespeare &Company là sự kết hợp giữa một nhà sách và một thư viện chuyên về văn học Anh. Trong thập niên 1920, nhà sách này là nơi gặp gỡ của các tác gia lớn như Ezra Pound, Ernest Hemingway, William S. Burroughs, James Joyce và Ford Madox Ford. Nhà sách hiện nay nằm trên tầng 5 tòa nhà Arrondissement ở Paris được mở cửa từ năm 1951 và giữ nguyên tên của nhà sách cũ bị đóng cửa trong Thế Chiến 2. Đây là một địa điểm tuyệt vời cho người đọc khám phá những giá sách cao ngất và lựa chọn tác phẩm yêu thích của mình.
Nhà sách Daunt Books:
Daunt Books là một nhà sách cổ xưa có từ thời vua Edward với những hành lang bằng gỗ sồi và cửa sổ trời đầy thanh nhã. Nhà sách này có tổng cộng 5 chi nhánh tại thành phố London, Anh. Daunt Books chuyên về các thể loại sách du lịch, sách lịch sử, giả tưởng và tả thực được sắp xếp theo từng quốc gia. Các nhân viên ở đây rất hiểu sâu biết rộng và sẵn sàng đưa ra những lời khuyên hữu ích cho khách hàng.
Nhà sách Selexyz Bookstore:
Nhà thờ Dominica 800 năm tuổi ở Maastricht, tỉnh Limburg, Hà Lan đã được cải tạo thành một trong những nhà sách đẹp nhất trên thế giới mang tên Selexyz Bookstore. Nhà sách này vẫn giữ nguyên những nét đặc sắc và quyến rũ của một nhà thờ cổ. Cấu trúc của một tòa nhà bằng thép nhiều tầng với trần nhà đồ sộ là nơi chứa đựng bộ sưu tập sách tiếng Anh lớn nhất trong thành phố này. Đọc sách ở thiên đường nhà sách này là một trải nghiệm tôn giáo vô cùng thú vị.
Nhà sách Bookàbar:
Nhà sách ba tầng Bookàbar có những giá sách dài và cao đến tận trần nhà tạo nên nơi ngự trị hoàn hảo cho những cuốn sách, đĩa CD và DVD cùng nhiều loại hàng hóa khác. Ngay cả những lữ khách khó tính nhất khi tới đây cũng phải cảm thấy hài lòng. Nhà sách này bán các ấn bản tiếng Anh, chủ yếu là về lĩnh vực nghệ thuật. Nhà sách này nằm trong khuôn viên trung tâm triển lãm Palazzo delle Esposizioni, một trong những trung tâm triển lãm hàng đầu ở thủ đô Rome nước Ý.
Nhà sách Atlantis Books:
Tọa lạc trong tầng hầm của một tòa nhà trắng ở Santorini, Hy Lạp, nhà sách Atlantis Books được 2 thanh niên Mỹ sáng lập vào năm 2004. Dựa theo mô hình nhà sách Shakespeare &Company ở Paris, nhà sách Atlantis Books sẵn sàng đón nhận người yêu sách tới một trong những địa điểm đẹp nhất ở Địa Trung Hải. Những hàng giá sách do chính các nhân viên của nhà sách đóng chất đầy các tiểu thuyết, tập thơ, truyện ngắn và sách triết học.
Với những lời ca ngợi của những người yêu sách trên khắp thế giới, nhà sách này đang trở thành một danh thắng của Hy Lạp. Ngồi trong những phòng đọc mát lạnh của nhà sách này với tiếng nhạc jazz êm dịu là một trải nghiệm rất thú vị, bất kể bạn có mua sách hay không.
Theo khampha
Đối thoại Mỹ Triều: quá nhiều động tác giả
Hoa Kỳ nói Triều Tiên không thể đàm phán ngoài các lệnh trừng phạt. Mỹ và Hàn Quốc cảnh giác trước đề nghị gặp cấp cao của Bình Nhưỡng.
Tuổi thơ Triều Tiên tập căm ghét Mỹ. Ảnh: ungthesteeple.com
Ngày 19.6, đặc phái viên Hàn Quốc về vấn đề hoà bình và an ninh Cho Tae-yong đang có mặt ở Washington để cùng với các đồng cấp Mỹ và Nhật họp bàn về các diễn tiến "nóng" trên bán đảo. Đây là cuộc họp tay ba đầu tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân hồi tháng 2.2013. Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Glyn Davies chủ trì thảo luận bàn về đề nghị của Bình Nhưỡng muốn gặp cấp cao với Mỹ. Cũng trong hôm nay, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại làm việc với thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Gye-Kwan, nhân vật khá quen thuộc với các chuyến đi Bắc Kinh để đàm phán về hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng. Cuộc tiếp xúc nằm trong khuôn khổ "đối thoại chiến lược" Trung - Triều.
Thông qua hành động
Theo tin từ Seoul, Mỹ - Nhật - Hàn còn thảo luận cả việc nối lại cuộc đàm phán sáu bên về Triều Tiên và mở thêm một cuộc họp cấp ngoại trưởng bên thềm hội nghị ASEAN ở Brunei tháng 7 tới. Ngày 18.6, tại trung tâm Woodrow Wilson ở Washington, đặc phái viên Glyn Davies đã khẳng định Washington chưa có kế hoạch tiến hành cuộc đàm phán song phương với Triều Tiên do quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul chưa có những bước cải thiện đáng kể. Ông Davies nhắc lại lời kêu gọi của Mỹ về việc Bắc Triều Tiên cần tiến hành các bước đi nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này và tuân thủ các cam kết với cộng đồng quốc tế.
Ngày 27.6 tới là thời hạn chót Bắc Triều Tiên đề ra để Mỹ quyết định có ngồi vào đàm phán nhằm thảo luận về một hiệp ước hoà bình hay không. Trong khi đó thì các quan chức Mỹ cho biết sẽ không có chuyện "đàm phán chỉ để đàm phán". Ngày 16.6, phát biểu trên chương trình The Face Nation của đài CBS (Mỹ), chánh văn phòng Nhà Trắng Danis McDonough cho biết, Washington đã nói rất rõ rằng, Mỹ ủng hộ đối thoại và đã từng can dự với Bình Nhưỡng trong các cuộc đàm phán trước đây. Tuy nhiên, "các cuộc đàm phán đó phải thực tế, nghiêm túc. Chúng phải dựa trên việc các bên tuân thủ nghĩa vụ của mình trong các vấn đề như phổ biến vũ khí hạt nhân, buôn lậu...chứ không căn cứ vào các lời nói sáo rỗng".
Trong một tuyên bố trả lời Bình Nhưỡng, nữ phát ngôn viên Hội đồng an ninh Quốc gia Mỹ (NSC) Caitlin Hayden nhấn mạnh: "Như chúng tôi đã nói rất rõ trước đây, mong muốn của chúng tôi là tổ chức các cuộc đàm phán nghiêm túc với Bắc Triều Tiên. Nhưng để các cuộc đàm phán trở thành hiện thực, Bắc Triều Tiên cần phải thực hiện các nghĩa vụ của họ với thế giới, trong đó có việc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và cuối cùng phải phi hạt nhân hoá. Chúng tôi sẽ đánh giá Bắc Triều Tiên qua các hành động, chứ không phải qua lời nói. Chúng tôi rất nóng lòng muốn chứng kiến các hành động chứng tỏ Bắc Triều Tiên sẵn sàng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của họ".
Biện pháp cũ đã thất bại
Tuy nhiên, uỷ ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên (NDC) nhắc lại rằng, Bình Nhưỡng sẽ không đồng ý từ bỏ các chương trình hạt nhân của mình cho đến khi toàn bộ bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNK) dẫn lời người phát ngôn NDC: "Việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên không những đồng nghĩa với việc giải giáp vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mà còn đồng nghĩa cả với việc phi hạt nhân hoá toàn bộ bán đảo này, trong đó bao gồm cả Hàn Quốc, đồng thời chấm dứt hoàn toàn các mối đe doạ hạt nhân của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên". Xem ra, cuộc chiến về ngôn từ và cách lập luận đối ngẫu giữa các bên liên quan chưa thể chấm dứt trong một tương lai gần!
Nếu đề nghị hôm chủ nhật của Triều Tiên bị bác bỏ, liệu Bình Nhưỡng sẽ trở lại với các tuyên bố "sắt máu" doạ nhấn chìm Seoul trong biển lửa, hay sẽ tiếp tục "cò cưa" để đi tới một thoả thuận nào đó? Trong lịch sử, Bình Nhưỡng đã nhiều lần sử dụng chiến thuật gây áp lực để thử nghiệm quyết tâm lẫn lòng kiên nhẫn của những người anh em ở bên kia giới tuyến. Tuy nhiên, phương pháp cũ này dường như đã thất bại, căn cứ theo cách ứng xử đầy tự tin của tân Tổng thống Park Geun-hye khi bà quản lý cuộc khủng hoảng hiện nay. Người dân Seoul vẫn bình thản, mọi sinh hoạt của họ dường như không có gì xáo trộn trước những đe doạ lặp đi lặp lại lẫn các hành động khiêu khích từ Bắc Triều Tiên.
Chuyên gia từ trung tâm Nghiên cứu chiến lược Kim Seung-hwan nhận định: "Đề xuất đối thoại của Bắc Triều Tiên với Mỹ là một phần trong "cuộc chơi" nhằm tìm kiếm viện trợ kinh tế trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc ngày một khắc nghiệt hơn". Theo giới nghiên cứu, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập với ông Obama có thể đóng vai trò nhất định đối với sự thay đổi thái độ của Bắc Triều Tiên. Trung Quốc đã giục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. Hai cuộc hội đàm trong cùng một ngày giữa quan chức năm nước tại Washington và Bắc Kinh liệu có làm rõ được, Bắc Triều Tiên đề nghị họp với Mỹ là "động tác giả" để lấy lòng Trung Quốc hay là một cải biên khác của "ngoại giao bắt bí", hay lại là phiên bản mới chưa được biết tới? Giới phân tích còn tha hồ mà đồn đoán!
Theo vietbao
Mỹ, Nhật bắt tay đối phó Trung Quốc ở Biển Đông? MỹvàNhật Bảnbắt đầu cùng nhau sử dụng vệ tinh giám sát các hoạt động hàng hải củaTrung Quốc. Trước đó, hai nước ra một tuyên bố chung về việc hợp tác trên, sau cuộc họp đầu tiên của phiên đối thoại song phương toàn diện về không gian, diễn ra tại Tokyo vào ngày 11/3. Mỹ - Nhật đã bắt đầu hợp tác...