Những nhà ngoại cảm của tình báo Mỹ
Giới tình báo Mỹ từng tung một nhóm các ông đồng, bà cốt sử dụng “năng lực ngoại cảm” để theo dõi các con tin bị bắt ở Tehran năm 1979.
Tư dinh cũ kỹ từng là trụ sở làm việc của tổ ngoại cảm thời Chiến tranh lạnhMiami Herald
Trong một chiến dịch có biệt danh “Lửa nướng chả”, 6 nhà ngoại cảm, cái tên lịch sự hơn để gọi các “ông bà đồng”, làm việc bên trong một căn phòng le lói ánh sáng tại một tư dinh cũ kỹ ở Fort Meade, bang Maryland. Hơn 200 lần, họ cố gắng dùng “thiên lý nhãn” nhìn xuyên không gian để tìm kiếm vị trí giam cầm 52 nhà ngoại giao Mỹ, những người đã rơi vào tay Iran trong vụ khủng hoảng con tin kéo dài đến 444 ngày, cũng như tình hình sức khỏe của họ.
Trên giấy tờ, tổ ngoại cảm làm việc cho tình báo lục quân Mỹ, nhưng các tài liệu vừa được giải mật của Cục Tình báo trung ương (CIA) cho thấy hoạt động của nhóm được theo dõi và ủng hộ từ nhiều cơ quan tình báo trong nước và giới lãnh đạo chóp bu của Lầu Năm Góc.
Thành tích hiếm hoi
Được thành lập vào năm 1975 sau một loạt các vụ gặp gỡ giữa cộng đồng tình báo và giới tự nhận sở hữu “công năng đặc dị”, chương trình khởi đầu như một dự án nghiên cứu chứ không phải nhằm mục tiêu săn lùng thông tin tình báo. Từ hàng trăm ứng viên, các nhà quản lý dự án chọn ra 6 người để huấn luyện chính thức. Edwin May, một thành viên thuộc đời đầu của tổ ngoại cảm, cho hay ban đầu họ chỉ được giao nhiệm vụ phân tích năng lực và tỷ lệ thành công của các nhóm ngoại cảm ở Trung Quốc và Liên Xô.
Mùa thu năm 1979, chiến dịch “Lửa nướng chả” đột ngột được chuyển từ lý thuyết sang thực hành khi nhóm 6 người được yêu cầu truy tìm một máy bay hải quân Mỹ bị mất tích. Vào ngày 4.9.1979, họ đã có thể khoanh vùng vị trí của máy bay rơi trong vòng 24 km. Trung tướng lục quân Eugene F.Tighe, người đứng đầu Cục Tình báo quốc phòng, nói bóng gió rằng Tổng thống Jimmy Carter đã biết về sự tồn tại của chương trình này và tỏ ra “quan tâm” đến nó.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó 12 năm, ông Carter kể lại về vụ này: “Chúng tôi có một chiếc máy bay rơi ở Cộng hòa Trung Phi, một chiếc máy bay cỡ nhỏ, hai động cơ. Và chúng tôi không thể tìm thấy nó… Giám đốc CIA đến gặp tôi và nói ông ta đã liên hệ với một phụ nữ ở California tự nhận có năng lực siêu nhiên. Và bà ta lên đồng, rồi viết ra kinh độ, vĩ độ. Chúng tôi hướng vệ tinh đến kinh độ, vĩ độ đó, và có chiếc máy bay ở đó”.
Chiến dịch “Lửa nướng chả” chỉ là một phần của dự án tình báo lớn hơn có liên quan đến các nhà ngoại cảm và năng lực siêu nhiên của họ, kéo dài suốt 20 năm. Dự án này được đổi tên đến 10 lần khi được chuyển từ cơ quan quản lý này đến cơ quan quản lý khác. Tổng cộng có đến 227 nhà ngoại cảm tham gia thực hiện 26.000 đợt xâm nhập bằng ngoại cảm trước khi bị xóa sổ vào năm 1995.
Tỷ lệ chính xác cực thấp
Cơ hội trổ tài lại đến với nhóm nhà ngoại cảm sau khi các sinh viên Iran ủng hộ cuộc cách mạng Hồi giáo ập vào sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 4.11.1979, bắt 66 nhà ngoại giao Mỹ làm con tin (sau đó một số được thả và chỉ còn 52 người bị bắt).
Vào ngày 21.11, nhóm chuyên trách về cuộc khủng hoảng con tin thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã đề nghị các nhà quản lý chiến dịch “Lửa nướng chả” hỗ trợ. Hai ngày sau, hai nhà ngoại cảm bắt đầu nhìn vào ảnh của các con tin trên tạp chí TIME để sử dụng thần giao cách cảm. Thêm 12 nỗ lực trong vòng 3 tuần được thực hiện, với mỗi đợt tìm kiếm kéo dài khoảng 30 phút, bao gồm sự có mặt của hai người, một nhà ngoại cảm và một sĩ quan tình báo là người đặt các câu hỏi. Một bản ghi vào ngày 29.12.1979 cho thấy cảnh tượng thường diễn ra trong những lần làm việc kiểu này.
Nhà ngoại cảm được xem ảnh của một con tin: Tom Ahern, và nhận chỉ thị mô tả lại hoạt động của đối tượng trong lúc này, kèm theo vị trí và quang cảnh xung quanh. “Có vẻ như tôi đang trong trạng thái bùng nổ hoạt động”, “dường như có nhiều người mặc quần áo, những bộ áo thụng dài… rõ ràng là tôi có ấn tượng với các bộ áo choàng trắng… và những người này đang chạy tứ tán”, nhà ngoại cảm trả lời.
“Như thể có một đám đông, và đột nhiên một người ở đâu đó bắt đầu bắn vào đám đông này. Một số người có vẻ quỵ ngã và những người khác chạy tán loạn… Buồn cười là tôi chẳng nghe bất cứ tiếng súng nào… Có lẽ đó là hơi cay hoặc thứ gì khác”, theo bản ghi.
Khi so sánh với thực tế, gần như mọi cảnh tượng được nhà ngoại cảm mô tả đều không chính xác. William J.Daugherty, một nhân viên CIA nằm vùng bị bắt trong lúc đám đông sinh viên tràn vào sứ quán, đã bác bỏ những chi tiết trên. “Tôi chẳng thấy hoặc nghe hoặc thấy cái gì đại loại như thế trong lúc bị bắt”, tờ Miami Herald dẫn lại lời ông Daugherty. Trên thực tế, trong số 202 báo cáo của tổ ngoại cảm, chỉ có 7 được xác nhận thông tin đúng, theo kết quả so sánh do Lầu Năm Góc thực hiện.
Dù kết quả rất khiêm tốn nhưng dự án vẫn kéo dài nhiều năm sau. Thậm chí, nhóm ngoại cảm còn được hỏi ý kiến trước khi chiến dịch quân sự tuyệt mật nhằm giải cứu con tin ở Tehran diễn ra vào tháng 4.1980. Bất chấp việc tham vấn nhóm ngoại cảm, chiến dịch này đã kết thúc trong thảm họa khi một máy bay và trực thăng đâm nhau, khiến 8 binh sĩ thiệt mạng.
(Theo Thanh Niên)
Tình báo Mỹ "giấu nhẹm" thông tin nhạy cảm với Tổng thống Trump?
Thời báo Phố Wall ngày 15/2 đưa tin giới chức tình báo Mỹ đã không cung cấp một số thông tin nhạy cảm với Tổng thống Donald Trump vì lo ngại nguy cơ bị rò rỉ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo The Hill, các quan chức tình báo đương nhiệm và mãn nhiệm của Mỹ, đã tiết lộ với Thời báo Phố Wall rằng một số thông tin, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm, đã bị giấu đi trong quá trình báo cáo với Tổng thống Donald Trump và ông chủ Nhà Trắng không được biết những thông tin này. Giới chức tình báo lo ngại rằng nếu được chia sẻ, những thông tin này có thể bị đưa ra thỏa hiệp hoặc bị tuồn ra ngoài.
Theo Thời báo Phố Wall, trong một số báo cáo đệ trình lên tổng thống, một số nguồn tin cũng như các phương pháp mà các cơ quan tình báo Mỹ đã sử dụng trong quá trình tác nghiệp để khai thác thông tin mật đã không được đưa vào. Các nguồn tin giấu tên trên cũng chia sẻ rằng họ không rõ liệu có bất kỳ trường hợp nào mà các mối đe dọa tới an ninh quốc gia của Mỹ bị gạt ra ngoài báo cáo tình báo gửi lên tổng thống hay không.
Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng nói với Thời báo Phố Wall rằng không có bất kỳ dấu hiệu nào để họ tin rằng các báo cáo tình báo phản ánh chính xác những gì đang thực sự diễn ra trên thực tế.
Các nguồn tin giấu tên cho biết việc các cơ quan tình báo cố tình che đậy một số thông tin chi tiết khi đệ trình báo cáo lên lãnh đạo đã từng xảy ra trong các đời tổng thống trước đây, nhưng chưa bao giờ việc "giấu nhẹm" thông tin lại được tiến hành vì lo ngại nguy cơ bị rò rỉ hay bị đem ra thương thảo như trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Hiện vẫn chưa rõ giới chức tình báo Mỹ đã giấu thông tin với Tổng thống Trump bao nhiêu lần.
Các nguồn tin nhận định mối lo ngại của giới chức tình báo Mỹ phần lớn xuất phát từ việc Tổng thống Trump có sự gần gũi đặc biệt với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, cũng như việc nhà lãnh đạo Mỹ từng khuyến khích tin tặc Nga đột nhập hòm thư điện tử của bà Hillary Clinton, đối thủ của ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm ngoái.
Thông tin của Thời báo Phố Wall được đưa ra đúng vào thời điểm Tổng thống Trump đang tỏ ra bức xúc về việc giới tình báo Mỹ tiết lộ thông tin mật cho báo chí. "Cộng đồng tình báo (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) hay Cục Tình báo Trung ương Mỹ (FBI)?) đã cung cấp thông tin trái phép cho hai tờ báo thất bại là New York Times và Washington Post", ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter, đồng thời khẳng định tình hình hiện tại "rất nghiêm trọng".
"Chính từ các cơ quan tình báo mà các tài liệu bị rò rỉ, mọi thứ bị rò rỉ. Đây là hành vi phạm pháp và chuyện này đã diễn ra suốt một thời gian dài trước khi tôi nhậm chức. Và bây giờ lại tiếp tục diễn ra", Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo ngày 15/2 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để ủng hộ cho lập luận của ông rằng các quan chức tình báo Mỹ đã cung cấp các thông tin mật cho truyền thông. Ông chủ Nhà Trắng cũng không tiết lộ về việc liệu ông có ra lệnh mở một cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin này không.
Thành Đạt
Theo The Hill
Putin muốn tình báo Nga - Mỹ khôi phục quan hệ Tổng thống Putin cho rằng việc khôi phục liên lạc giữa cơ quan tình báo Nga và Mỹ nằm trong lợi ích của hai nước. Tổng thống Putin trong một sự kiện ở điện Kremlin, Moscow, Nga hôm 10/2. Ảnh: Reuters "Việc tái thiết đối thoại với các cơ quan tình báo của Mỹ và các thành viên khác của NATO là lợi...