Những nhà khoa học tuổi Tỵ nổi tiếng thế giới
Lịch sử khoa học thế giới đã ghi nhận không ít các nhà khoa học nổi tiếng thế giới, có nhiều đóng góp cho nhân loại sinh vào năm con rắn, con vật biểu tượng của năm nay.
Sinh năm Kỷ Tỵ (1749). Jenner là nhà phát minh người Anh, người tìm ra vắc xin tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa. Năm 1796, Jenner tiến hành thí nghiệm trên cơ thể người và rút ra kết luận: Những người nhiễm bệnh đậu bò (một căn bệnh nhẹ, dễ chữa) thì có khả năng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa. Năm 1798, ông cho công bố kết quả nghiên cứu của mình và cứu sống được hàng nghìn người khắp thế giới bị mắc phải căn bệnh trên.
Sinh ngày 12 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1809) tại Shrewsbury, Darwin là nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ 19. Ngày 1/7/1858 tại Hội đồng khoa học Linnaeus ở Luân Đôn, học thuyết tiến hoá của ông được công nhận. Năm 1859, ông đã cho xuất bản tác phẩm có giá trị nhất của mình là “Nguồn gốc các loài, con đường chọn lọc tự nhiên”.
Tác phẩm này thực sự là một cuộc cách mạng trong ngành khoa học tự nhiên và làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ của con người về sự biến đổi của vạn vật. Năm 1868, ông đã cho xuất bản tiếp cuốn “Sự biến đổi của động vật và thực vật trong chăn nuôi và trồng trọt”. Darwin được nhận Huân chương công trạng của nước Phổ năm 1878. Ông qua đời ở tuổi 74.
Nobel là nhà hóa học kiêm kỹ sư nổi tiếng người Thụy Điển nửa cuối thế kỷ 19. Ông sinh ngày 21/10 năm Quý Tỵ (1833) tại Stockholm. Năm 1967, ông được nước Anh cấp bằng sáng chế về dynamite (cốt mìn), năm sau lại được Mỹ cấp bằng sáng chế về chất nổ, nên nhiều người coi ông là hung thần phá hoại.
Chính điều này có ảnh hưởng lớn tới Nobel và là nguyên nhân khiến ông đưa ra quyết định: Dành toàn bộ lợi tức hàng năm của tài sản mình để tặng thưởng cho những cá nhân nào có cống hiến lớn lao cho nhân loại bằng giải thưởng mang tên ông. Các lĩnh vực được trao giải Nobel bao gồm vật lý, hóa học, sinh lý học, y học, hòa bình và năm 1969 có thêm giải thưởng về kinh tế. Đây là được coi là giải thưởng danh giá nhất về khoa học tính đến thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Roentgen là nhà vật lý học lỗi lạc người Đức người tìm ra tia X, sinh năm Ất Tỵ (1845) tại Lennep thuộc Phổ. Ngày 8/l l/1895, khi thí nghiệm với một dòng đlện chạy qua một ống thủy tinh được hút chân không một phần, Roentgen phát hiện ra một loại bức xạ chưa biết nào đó hình thành. Do bản chất không rõ ràng của bức xạ được phát hiện nên ông gọi nó là bức xạ X.
Năm 1901, tức 6 năm sau khi Roentgen phát hiện ra tia X, ông được trao tặng Giải Nobel đầu tiên về vật lý: Từ đó tia X còn được gọi là tia Roentgen; tên người tìm ra nó. Việc tìm ra tia X đã giúp cho vật lý nguyên tử tiến một bước quan trọng và có nhiều tác dụng rộng rãi, vững chắc trong đời sống và khoa học.
Sinh năm Đinh Tỵ (1857), nhà bác học người Nga, cha đẻ của ngành du hành vũ trụ và kỹ thuật tên lửa hiện đại. Ông đã để lại cho loài người 580 công trình nghiên cứu khoa học, những kiến thức vô cùng quý báu mà là các thế hệ khoa học nổi tiếng đã hiện thực hóa để chinh phục vũ trụ và bay tới các vì sao.
Fischer, H.E
Sinh năm TânTỵ (1881) là nhà hóa học hữu cơ người Đức. Các công trình nghiên cứu của ông chủ yếu thuộc lĩnh vực hóa học Pynol và các dẫn xuất của nó. Nghiên cứu các chất màu có trong thành phần máu, mật và trong cấu tử xanh của thực vật. Ông đuợc giải thưởng Nobel năm 1930.
Theo Lê Văn
VietNamNet
Chùm ảnh châu Á rực rỡ trong Tết Rắn
Hình ảnh rắn và màu đỏ tràn ngập khắp châu Á và nhiều nơi trên thế giới trong dịp Tết cổ truyền năm Tị. Theo phong thuỷ, năm Rắn là thời gian tốt để bắt đầu công việc, kế hoạch mới.
Đội vũ công Trung Quốc đang đợi biểu diễn chào mừng năm mới tại Bangkok
Đồng xu hình rắn được Ngân hàng Singapore đúc từ 1kg bạc để kỷ niệm năm Rắn
Màn biểu diễn với trang phục rắn và rồng để chào mừng năm mới ở Manila, Philippines
Cửa hàng bánh kẹo và đồ lưu niệm Trung Quốc tại Yangon, Myanmar
Bán đồ lưu niệm hình rắn tại công viên Victoria ở Hong Kong
Các vũ công Tây Ban Nha đang diễn tập trước lễ biểu diễn chào mừng năm con rắn tại Hong Kong hôm 9/2
Thắp hương tại một đền thờ ở Hong Kong trong đêm giao thừa
Đồ lưu niệm hình rắn được bán tại khu của người Trung Quốc ở Bangkok, Thái Lan trước giao thừa
Chụp ảnh lưu niệm chú rắn vàng tại Bankok, Thái Lan trước đêm giao thừa
Tiền Bath được dùng để trang trí trước đền thờ ở Bangkok
Ngôi chùa ở Bắc Kinh chật cứng người đi lễ vào đêm giao thừa
Người Trung Quốc ở Thái Lan thắp nến trong đêm giao thừa
Hai phụ nữtrong quán ăn ở Peru đang đùa giỡn với chú sư tử. Với người châu Á, sư tử được coi là biểu tượng của vận may, hạnh phúc và thịnh vượng
Theo 24h
Những tiên đoán về công nghệ tương lai của các nhà khoa học trong lịch sử Nhiều ý kiến cho rằng những thế hệ trước hẳn không thể nhìn ra được sự phát triển tối tân của con người thời hiện đại. Nhưng không hẳn là như thế khi có rất nhiều những bậc học giả, nhà khoa học, thiên tài dường như là có tầm nhìn khá xa, tầm nhìn của họ không phải do sự linh cảm...