Những nhà khoa học nữ giành Nobel Y sinh
Gerty Theresa Cori là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đoạt giải Nobel Y sinh nhờ khám phá quá trình biến đổi glycogen dưới tác dụng chất xúc tác.
Gerty Theresa Cori (1896-1957) cùng chồng, Carl Cori bắt đầu nghiên cứu về quá trình chuyển hóa carbohydrate từ khi còn là sinh viên y khoa tại Đại học Prague. Khi Gerty còn nhỏ, bố của bà mắc bệnh tiểu đường, ông mong con gái sẽ tìm ra cách chữa căn bệnh này. Gerty không làm bố thất vọng. Năm 1947, sau 30 năm dày công nghiên cứu, bà cùng chồng chia nhau giải thưởng Nobel Y sinh danh giá cho công trình khám phá về quá trình biến đổi glycogen dưới tác dụng của chất xúc tác. Hình ảnh bà cũng vinh dự xuất hiện trên tem thư của Mỹ.
Barbara McClintock (1902-1992) là một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới trong lĩnh vực di truyền học tế bào, người đi tiên phong cho kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể ngô, từ đó chứng minh sự thay đổi nhiễm sắc thể ở ngô trong quá trình sinh sản. Bà cũng là người đầu tiên tạo ra bản đồ di truyền của ngô, liên kết các nhiễm sắc thể với đặc điểm vật lý; người đầu tiên chứng minh vai trò quan trọng của telomere và centromere trong bảo vệ thông tin di truyền.
Năm 1983, giải Nobel Y sinh được trao cho Barbara McClintock với công trình nghiên cứu về yếu tố di truyền và quy luật di truyền. Trong 12 người phụ nữ chiến thắng giải Nobel Y sinh, bà Barbara là người duy nhất được trao giải độc lập cho công trình nghiên cứu của mình.
Bà nhận giải Nobel Y sinh năm 77 tuổi, là người đầu tiên đạt giải sống tới 100 tuổi. Tháng 12/2012, bà qua đời ở tuổi 103.
Rita Levi-Montalcini (1909-2012) được mệnh danh là “Quý bà của những tế bào”. Trong thời kỳ chủ nghĩa phát xít nắm quyền tại Italy và Đức, chính quyền thực hiện chính sách bài Do Thái, bà bất chấp những rủi ro tính mạng bí mật thực hiện nghiên cứu dưới hầm tại Bỉ và Italy, cuối thập niên 30 và đầu thập niên 40. Phát hiện về nhân tố di truyền thần kinh giúp bà và nhà sinh học người Mỹ Stanley Cohen giành giải Nobel Y sinh năm 1986, mở ra những hiểu biết mới cho giới khoa học về nhiều khía cạnh tế bào, đặc biệt sự phát triển của tế bào ung thư.
Bà nhận giải Nobel Y sinh năm 77 tuổi, là người đầu tiên đạt giải sống tới 100 tuổi. Tháng 12/2012, bà qua đời ở tuổi 103.
Francoir đã xuất bản hơn 200 ấn phẩm khoa học về cơ chế cụ thể trong hệ thống miễn dịch của con người và virus HIV.
Video đang HOT
Franoise Barré-Sinoussi (1947) lấy bằng tiến sĩ tại Viện Pasteur, Paris và bắt đầu nghiên cứu về retrovirus năm 1975. Tám năm sau, Franoir phát hiện ra virus HIV. Đến năm 1988, bà có phòng thí nghiệm nghiên cứu của riêng mình trong trường đại học, dành toàn bộ thời gian học và nghiên cứu về virus. Ngoài việc phát hiện ra virus HIV, nghiên cứu của Barré-Sinouss còn cho thấy con đường lây truyền viurs HIV và mối liên hệ với AIDS. Bà được trao giải Nobel Y học năm 2008 cùng Luc Montagnier và Harald zur Hausen nhờ tìm ra virus gây “căn bệnh thế kỷ”.
Francoir đã xuất bản hơn 200 ấn phẩm khoa học về cơ chế cụ thể trong hệ thống miễn dịch của con người và virus HIV.
Tu Youyou (sinh 1930) là nhà nghiên cứu y học và y hóa nổi tiếng tại Trung Quốc. Kế thừa những giá trị sẵn có của thanh hao hoa vàng, loài thực vật được coi là báu vật của y học cổ truyền Trung Quốc từ hơn 1.700 năm trước, bà chuyên tâm nghiên cứu sâu hơn, chiết xuất thành công thanh hao tố phục vụ trong điều trị sốt rét. Nhờ công trình này, bà cùng chia giải Nobel Y học 2015 với hai nhà khoa học Satoshi Omura và William Campbel.
Thành quả nghiên cứu của bà mang tính đột phá, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hàng triệu người ở các quốc gia đang phát triển tại Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Lê Hằng
Theo Mental Floss/VNE
Nhà khoa học 'choáng' khi biết tin đạt Nobel Y sinh
William Kaelin, một trong 3 nhà khoa học đạt giải Nobel Y sinh, cho biết ông "rất choáng" khi nhận cuộc gọi báo tin lúc rạng sáng ngày 7/10.
William Kaelin là bác sĩ, giáo sư khoa học làm việc tại Trường Đại học Y Harvard và Viện Ung thư Dana-Farber Mỹ. Kaelin thức giấc lúc 2h30 sáng hôm qua, giữa một giấc mơ mà ông nhớ từng chi tiết, rằng ông không nhận được cuộc gọi nào của Ủy ban Nobel. Rồi Kaelin đi ngủ tiếp. Cuộc gọi thực sự đã đến vào 5h, sau vài tiếng. Nó khiến Kaelin tự hỏi ông đang tỉnh hay mơ.
"Khoảnh khắc đó quả là siêu thực. Tim tôi như nhảy khỏi lồng ngực", William Kaelin chia sẻ về khoảnh khắc biết tin ông cùng hai nhà khoa học khác được trao giải Nobel Y sinh 2019.
Kaelin "thực sự vui mừng - gần như không thốt nên lời", Thomas Perlmann, tổng thư ký Hội đồng và Ủy ban Nobel, cho biết.
Giáo sư, bác sĩ William Kaelin. Ảnh: HHMI.
William Kaelin sinh năm 1957 tại New York. Năm 1992, ông thành lập phòng thí nghiệm của riêng mình, tìm kiếm một dự án, nghiên cứu về việc xác định gene cho bệnh nhân Von Hippel-Lindau (VHL). Bệnh nhân mắc loại ung thư di truyền này có thể phát triển khối u ở thận, tuyến thượng thận hoặc tuyến tụy, có thể dẫn đến hình thành khối u thần kinh nội tiết. Năm 1998, William Kaelin công tác tại Viện Ung thư Dana-Farber Mỹ theo phân bổ của tổ chức HHMI. Đây là tổ chức từ thiện, hỗ trợ nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu y sinh và giáo dục khoa học vì lợi ích nhân loại.
Cùng chia giải thưởng với William Kaelin là tiến sĩ Gregg Semenza của Đại học Johns Hopkins và Peter Ratcliffe ở Đại học Oxford.
Gregg Semenza sinh năm 1956 ở thành phố New York. Đam mê khoa học của ông được truyền cảm hứng từ một giáo viên sinh học tại trường trung học Sleepy Hollow ở quận Westchester. "Cô ấy quả là một nhà giáo tuyệt vời", Semenza nhớ lại. "Cô đã truyền niềm đam mê, vui thích và sự thú vị về khoa học cho tôi từ khi còn trẻ, dìu dắt tôi vào con đường nghiên cứu khoa học".
Ông lấy bằng cử nhân tại Đại học Harvard. Sau đó, chứng kiến người bạn có một đứa con bị mắc hội chứng Down, Gregg Semanza quyết tâm nghiên cứu về di truyền học nhi khoa. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania với nghiên cứu về rối loạn di truyền beta thalassemia. Năm 1986, ông chuyển đến Trường Đại học Y khoa Johns Hopkins nhận học bổng sau tiến sĩ về di truyền học và kết hôn.
Gregg Semenza là tác giả hơn 400 bài báo nghiên cứu và hàng chục giải thưởng. Cuối những năm 1990, tiến sĩ Semenza đã bắt đầu nghiên cứu về cách cơ thể tăng sinh tế bào hồng cầu khi nó bị thiếu oxy.
Khi Ủy ban Nobel gọi điện thoại thông báo sau lễ công bố tại Thụy Điển sáng 7/10, tiến sĩ Semenza đang say ngủ, không bắt máy trả lời. Điện thoại reo lần nữa sau vài phút.
"Khi biết tin mình là chủ nhân giải Nobel, tôi đã rất ngạc nhiên", Gregg Semenza kể lại. "Tôi thấy mình như đang mơ kể từ khoảnh khắc đó. Một cảm giác thật tuyệt vời".
Tiến sĩ Gregg Semenza tại trường Đại học Y khoa Johns Hopkins. Ảnh: Lasker Foundation.
Nhà khoa học Peter Ratcliffe nhận điện thoại từ Ủy ban Nobel khi đang viết đơn xin trợ cấp để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
"Tôi rất hạnh phúc khi nhận được giải. Nhưng cũng chưa quen với cảm giác được đám đông chú ý", Ratcliffe chia sẻ. "Đây là một sự tri ân đối với phòng thí nghiệm, với những đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi nghiên cứu trong nhiều năm, cũng như với những nhà khoa học khác, với gia đình đã ở bên cạnh tôi qua những thăng trầm".
Peter Ratcliffe sinh 1954, người Anh, bác sĩ đồng thời là giáo sư lâm sàng tại Đại học Oxford, nhà nghiên cứu sinh học tế bào và phân tử. Năm 1990, ông thành lập phòng thí nghiệm sinh học Hypoxia tại Viện y học phân tử Weatherall, Oxford. Từ năm 2016, ông là Giám đốc nghiên cứu lâm sàng Viện nghiên cứu Francis Crick và Giám đốc của Viện Target Discovery Đại học Oxford.
Con đường trở thành nhà nghiên cứu y học của ông hoàn toàn tình cờ. "Tôi là một cậu học sinh thích môn hóa và chỉ ở mức bình thường, có ý định theo đuổi ngành hóa công nghiệp", ông từng kể năm 2016. "Bỗng một buổi sáng, thầy hiệu trưởng đáng kính xuất hiện trong phòng học hóa. 'Peter', ông nói với giọng chắc nịch, 'ta nghĩ là con nên học y'. Và thế là chẳng suy nghĩ gì thêm, tôi đổi ngành trong đơn xin vào đại học".
Ông trở thành chuyên gia ngành thận, vô cùng hứng thú nghiên cứu cách mà các cơ quan nội tạng điều khiển tạo ra hormone EPO nhằm đáp ứng mức độ oxy trong cơ thể. Một số đồng nghiệp cho rằng cơ chế này không quá quan trọng nhưng Ratcliffe kiên trì theo đuổi.
Năm 1999, Ratcliffe phát hiện có sự liên quan giữa bệnh ung thư di truyền VHL và HIF-1. Cụ thể, VHL đã điều chỉnh HIF-1 tạo nên một loại protein ngăn chặn sự hình thành ung thư liên quan đến cơ chế phản ứng với thiếu oxy.
Năm 2001, Ratcliffe và William Kaelin cùng độc lập công bố kết quả nghiên cứu về một loại chuyển hóa protein tên Prolyl Hydroxylation cho phép VHL nhận biết và gắn vào HIF. Cụ thể khi có oxy, HIF bị hydroxyl hóa (-OH). Khi không có đủ oxy, HIF không bị hydroxyl hóa. Hơn nữa, lượng oxy có sẵn quyết định hiệu quả của enzyme hydroxyl hóa. Vì vậy, HIF vẫn không được cung cấp khi oxy khan hiếm, giúp tránh được bệnh VHL.
Phát hiện này gây ngạc nhiên vì quá trình hydroxyl hóa chưa bao giờ được xác định là một cơ chế báo hiệu tế bào. Từ khi phát hiện của Kaelin và Ratcliffe được công bố, các nhà khoa học Viện Ung thư Quốc gia đã xác định được một số gene trong bộ gene người được dự đoán sẽ mã hóa protein hydroxylase.
Tiến sĩ, bác sĩ Peter Ratcliffe. Ảnh: AP.
Năm 2016, bộ ba William G. Kaelin Jr., Peter J. Ratcliffe và Gregg L. Semenza từng chia sẻ giải thưởng y học danh giá Lasker trị giá 250.000 USD.
Lê Cầm - Lê Hằng ( Tổng hợp)
Theo VNE
Bác sĩ phát hoảng vì bỗng dưng làm cha của 17 đứa trẻ Tiến sĩ Bryce Cleary, người cha sinh học của ít nhất 17 đứa trẻ, đã đệ đơn lên tòa án kiện Bệnh viện Đại học Y khoa Oregon vì không tuân thủ thoả thuận khi hiến tặng tinh trùng cách đây 30 năm. Cleary đã hiến tinh trùng khi là sinh viên y khoa năm thứ nhất tại Đại học Y khoa Oregon...