Những nguyên nhân vô sinh ở nữ giới
Khoảng 10% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sẽ gặp khó khăn với việc thụ thai. Trong đó 30% trường hợp là xuất phát từ người chồng, 30% khác thuộc về người vợ và phần còn lại thường là không rõ nguyên nhân.
Nếu vợ chồng bạn quan hệ không bảo vệ trong suốt hơn một năm (hoặc sáu tháng nếu bạn trên 35 tuổi) mà không thụ thai thì nên khám bác sĩ. Việc điều trị vô sinh sẽ dễ dàng hơn nếu xác định đúng nguyên nhân từ đâu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách điều trị cho những rắc rối xuất phát từ người vợ.
Lạc nội mạc tử cung
Đây là một bệnh lý đặc biệt, là sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.
Đây là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2% phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm gây hậu quả tai hại, nhất là vô sinh.
Triệu chứng: Một số phụ nữ không có triệu chứng, trong khi những người khác có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau vùng xương chậu và đau khi giao hợp.
Một số phụ nữ không có triệu chứng, trong khi những người khác có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau vùng xương chậu và đau khi giao hợp.
Giải pháp: Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản kết hợp thụ tinh nhân tạo, phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường, hỗ trợ sinh sản kỹ thuật (ART) hoặc nhận con nuôi. Tỉ lệ thành công khi sử dụng biện pháp kích thích sản xuất trứng kết hợp thụ tinh nhân tạo là 8-17%, 20-25% sau khi phẫu thuật và 20-30% thành công với phương pháp điều trị ART.
Gặp vấn đề về việc rụng trứng
Trứng rụng nhưng không thể làm tổ được là lý do khiến bạn khó thụ thai. Tuy nhiên trứng vẫn khỏe mạnh.
Triệu chứng: Kinh nguyệt bất thường.
Giải pháp: Sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm. Thông thường tỉ lệ thành công là 70-90 % các cặp vợ chồng điều trị bệnh lý về trứng, khoảng 20-60% người có thể thụ thai được.
Video đang HOT
Nghèo nàn về chất lượng trứng
Nếu trứng của bạn bị hư hỏng hoặc nhiễm sắc thể bất thường thì không thể duy trì một thai kỳ bình thường được. Chất lượng của trứng sẽ giảm đáng kể theo độ tuổi.
Triệu chứng: Không
Giải pháp: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bằng cách sử dụng người cho phôi trứng hoặc nhận con nuôi. Tỉ lệ thành công cho các cặp vợ trải qua IVF với trứng hiến tặng là 30-50 %.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng mà trong đó nang ở buồng trứng của bạn không phát triển thành nang trưởng thành được. Nó cũng đặc trưng bởi sự mất cân bằng hormone.
Triệu chứng: Tóc mọc rậm, mụn trứng cá nhiều và béo phì.
Giải pháp: Thay đổi lối sống bằng cách cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm. Một điều trị mới cho PCOS là sử dụng một loại thuốc mới có thể giúp phục hồi sự rụng trứng thường xuyên.
Thụ tinh nhân tạo hoặc các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tỉ lệ thành công là 20-40% cho các cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm.
Tỉ lệ thành công là giúp bệnh nhân giảm được 5-10 % trọng lượng cơ thể và bắt đầu rụng trứng thường xuyên khi dùng thuốc hỗ trợ sinh sản. Khoảng 70-90 % được làm mẹ khi uống thuốc phục hồi rụng trứng và 20-60% thành công cho việc thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng thật không may, cứ 1 trong 5 phụ nữ dễ dàng bị sẩy thai do tác dụng phụ của thuốc.
Tắc ống dẫn trứng
Là hiện tượng ống dẫn trứng bị chặn hoặc bị hư hỏng, nó khiến cho trứng không thể tiếp xúc với tinh trùng, thậm chí ngăn chặn trứng đã thụ tinh vào tử cung. Nguyên nhân hàng đầu bao gồm bệnh viêm vùng chậu, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia hoặc phẫu thuật triệt sản trước đó.
Triệu chứng: Không.
Giải pháp: Phẫu thuật để thông ống hoặc trong thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỉ lệ thành công thông thường là 20-60% tùy thuộc vào vị trí và mức độ tắc nghẽn của ống dẫn trứng. 20-40% cơ hội thành công cho việc thụ tinh trong ống nghiệm sau phẫu thuật.
Dị ứng tinh trùng
Là hiện tượng cơ thể phản ứng miễn dịch với tinh trùng, có khoảng 2% cơ thể phụ nữ có thể sản xuất kháng thể tiêu diệt tinh trùng.
Triệu chứng: Không.
Giải pháp: Thụ tinh nhân tạo hoặc các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tỉ lệ thành công là 20-40% cho các cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm.
Không rõ nguyên nhân
Bác sĩ có thể chẩn đoán vấn đề của bạn với một kết luận dễ làm bạn thất vọng nhất là: “khả năng sinh sản không giải thích được”. Bởi vì họ không thể tìm thấy nguyên nhân nào khiến vợ chồng bạn không thể thụ thai, yếu tố mà họ nghĩ đến thường là các độc tố môi trường.
Triệu chứng: Không.
Giải pháp: Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản kết hợp với thụ tinh nhân tạo hoặc các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), thủ tục như thụ tinh trong ống nghiệm. Tỉ lệ thành công khi sử dụng thuốc kết hợp với thụ tinh nhân tạo là 8 -17%, sau 3 năm điều trị thì khả năng thụ thai giảm xuống chỉ còn 20-25% mà thôi.
(Theo Webtretho)
Vì sao kinh nguyệt không đều
Em 23 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 15 tuổi. Khoảng một năm đầu thì đều nhưng sau đó hai tháng mới thấy một lần, thậm chí 4 - 6 tháng mới có. Em đi khám tại Bệnh viện Phụ sản trung ương nhiều lần nhưng lần nào bác sĩ cũng kê cho em uống Diane35 trong 3 tháng, sau đó ngừng thuốc đợi kinh nguyệt đều trở lại, nhưng chưa lần nào đều cả.
Chỉ 1- 2 tháng đầu sau khi uống thuốc thấy có kinh nhưng rất ít hoặc hơi hồng hồng. Trong mấy năm, có 2 lần em bị rong kinh. Em đã điều trị theo phác đồ của bệnh viện PSTW nhưng không thấy tiến triển dù kết quả siêu âm tử cung và hai bên phần phụ của em bình thường.
Em cao 1,61m và nặng 47kg. Hiện em rất lo lắng vì chuẩn bị lập gia đình & muốn có em bé ngay, nhưng với tình trạng trên không biết em có khả năng sinh con không? Nếu chữa trị thì nên đến đâu để có hiệu quả cao nhất? Đã bảy tháng nay em chưa có kinh nguyệt. Giờ em nên chữa theo phương pháp nào, mong bác sĩ tư vấn. (Huyen Thach)
- Trả lời:
Kinh nguyệt của bạn như đã mô tả được gọi là vô kinh thứ phát. Vô kinh thứ phát nghĩa là một phụ nữ đã từng có kinh nguyệt, nay bị mất kinh trên ba chu kỳ trước đây hoặc trên sáu tháng liền.
Chu kỳ kinh nguyệt là sự kết hợp bởi hoạt động của vùng hạ đồi (tiết ra Gonadotropin-Releasing hormone [GnRH]), tuyến yên (tiết ra Luteinizing hormone [LH] và Follicle-Stimulating hormone [FSH]), buồng trứng (sự phát triển nang noãn, sự rụng trứng, hình thành hoàng thể, tiết estradiol và progesteron), và tử cung (sự phát triển có chu kỳ và bong tróc của nội mạc tử cung). Nếu có bất thường bất kỳ hệ thống nào trong bốn hệ thống này đều có thể gây vô kinh hoặc kinh thưa.
Nguyên nhân thông thường nhất của vô kinh thứ phát là có thai. Trong trường hợp của bạn có thể loại trừ khả năng này.
Những nguyên nhân khác thường gặp của vô kinh thứ phát là:
- Rối loạn chức năng vùng hạ đồi.
- Rối loạn chức năng tuyến yên (sản xuất LH và FSH thấp).
- Suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, dính buồng tử cung.
Bạn cao 1,61m và nặng 47Kg, chỉ số BMI = 18, thì ít nghĩ đến buồng trứng đa nang, kết quả siêu âm tử cung và hai phần phụ của bạn cũng bình thường. Với những người có chỉ số BMI cao> 27 thì nghĩ nhiều đến hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán nguyên nhân vô kinh thứ phát và đánh giá khả năng sinh sản sau này thì bạn cần được khám và làm những xét nghiệm cận lâm sàng.
Bạn có thể đến bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM để khám và điều trị.
Theo PNO
3 cách tự nhiên "trị" cô nàng nguyệt san vắng mặt tạm thời Nếu như XX nào đang gặp phải tình trạng nguyệt san tạm thời vắng mặt, bạn đừng quá lo lắng và áp dụng những biện pháp điều trị sau nhé! 1. Không hiểu tại sao 2 tháng gần đây, cô nàng nguyệt san của em mất tích. Em chưa có quan hệ tình dục, nhưng có lẽ tại em ăn kiêng chăng? Em...