Những nguyên nhân không ngờ khiến bạn hay trễ kinh
Bạn có biết những nguyên nhân nào dẫn tới việc chậm kinh ở phụ nữ và gây ra những hậu quả khôn lường.
Nguyên nhân khiến bạn bị trễ kỳ kinh, gây hậu quả khôn lường
Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt
Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chuyển cơ chế làm việc từ ngày sang đêm hay ngược lại. Nếu bạn thường xuyên thay đổi ca làm việc và thấy có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, thì nên tính đến khả năng làm một ca không thay đổi hay chỉ đổi ca sau một thời gian lâu dài hơn.
Sự “mất tích” của một chu kỳ kinh nguyệt có thể đơn giản do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bạn đang áp dụng. Ông Dweck cho biết: “Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không hề nguy hiểm và nhiều
khi còn là một tác dụng phụ tốt”.
Các phương pháp như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.
Tâm trạng không tốt hay gặp những chuyện buồn hoặc áp lực cuộc sống, công việc quá lớn cũng khiến nhiều chị em phụ nữ bị chậm kinh dài ngày. Để cải thiện tình trạng chậm kinh trong trường hợp này chị em phụ nữ cần giữ cho tâm trạng của mình luôn được vui vẻ, thoải mái. Tạo cho mình những cách thư giãn khiến tâm tư luôn vui vẻ.
Tăng hoặc giảm cân đột ngột
Video đang HOT
Khi tăng cân hoặc giảm cân đều có thể ảnh hưởng đến các hoocmon tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường nếu bạn lấy lại cân nặng bình thường.
Gần đến những ngày đèn đỏ nhưng bạn lại bị căng thẳng, stress, lo phiền hay đang đau khổ về một vấn đề gì đó…Tất cả những trạng thái này đều ảnh hưởng tác động làm cho trứng rụng muộn hơn so với bình thường, thậm trí còn không có kinh nguyệt.
Theo Thanh Thu – Khỏe và Đẹp
Tinh dịch có màu vàng, bạn đừng chủ quan!
Tình trạng tinh dịch có màu vàng đôi khi do tinh dịch bị lẫn nước tiểu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh mà bạn không nên chủ quan. Để kịp thời ngăn ngừa bệnh, bạn cần theo dõi thêm các dấu hiệu bất thường khác.
Chế độ ăn uống, tần suất xuất tinh hay các chứng viêm nhiễm đều có thể khiến tinh dịch có màu vàng. Bạn cần xác định nguyên nhân chính xác mới có thể giải quyết được tình trạng tinh dịch đổi màu này.
Tinh dịch của nam giới là gì?
Tinh dịch là một chất lỏng dạng gel có màu trắng đục mà nam giới xuất ra trong quá trình xuất tinh khi đạt cực khoái khi quan hệ hoặc thủ dâm. Tinh dịch chứa tinh trùng có thể thụ tinh với trứng cùng các chất dịch tiết từ các tuyến sinh sản của nam giới. Các bộ phận và tuyến chịu trách nhiệm sản xuất tinh dịch là:
Mào tinh hoàn và tinh hoàn: Tinh hoàn là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng. Mào tinh hoàn là ống vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh.
Túi tinh: Túi tinh là bộ phận tạo ra một lượng tinh dịch đáng kể. Bộ phận này sản xuất ra chất dịch - một loại đường gọi là fructose có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng.
Tuyến tiền liệt: Tuyến này tạo ra một hóa chất gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen - PSA) giúp tinh trùng bơi và tiếp cận trứng dễ dàng hơn.
Tuyến hành niệu đạo và tuyến niệu đạo: Những tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất các chất nhầy giúp tinh dịch dễ dàng di chuyển hơn.
Mỗi bộ phận và tuyến của cơ quan sinh sản nam giới kể trên không những sản xuất tinh dịch mà cũng đóng vai trò trong việc xuất tinh. Nếu một hoặc nhiều cơ quan và tuyến này bị rối loạn chức năng, màu sắc của tinh dịch có thể thay đổi.
Đôi khi hiện tượng tinh dịch có màu khác thường chỉ xảy ra một lần duy nhất nhưng cũng có khi xảy ra thường xuyên. Mặc dù sự thay đổi màu sắc này không phải lúc nào cũng đáng lo nhưng có một số trường hợp, màu của tinh dịch có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Hiện tượng tinh dịch đổi màu
Khi tinh dịch bị đổi màu, một trong những màu sắc thường thấy nhất là màu vàng. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể khiến tinh dịch có màu vàng bao gồm:
Tinh dịch có lẫn nước tiểu: Tinh dịch và nước tiểu đều đi qua niệu đạo để ra khỏi cơ thể. Vậy nên, nước tiểu có thể bị lẫn với tinh dịch khiến tinh dịch có màu vàng.
Bệnh vàng da: Đây là bệnh xảy ra khi gan bị tổn thương và không thể phá vỡ bilirubin, khiến nồng độ chất này trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất màu vàng có trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu. Một trong những dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh vàng da là tình trạng vàng mắt nhưng bệnh này cũng có thể khiến da và tinh dịch có màu vàng.
Số lượng bạch cầu cao bất thường: Các chứng viêm có thể khiến số lượng tế bào bạch cầu cao lên bất thường. Lượng bạch cầu dư có thể được giải phóng qua tinh dịch, khiến tinh dịch có màu vàng. Tình trạng này được gọi là bệnh pyospermia hoặc leukocytospermia.
Các chứng nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Các chứng nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) như chlamydia, herpes hoặc lậu có thể khiến tinh dịch có màu vàng. Khi bạn mắc các chứng viêm nhiễm này, tinh dịch cũng có thể có mùi khó chịu.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn những thực phẩm có chứa nhiều phẩm màu có thể gây ra tình trạng tinh dịch có màu vàng. Bên cạnh màu sắc, mùi của tinh dịch cũng có thể thay đổi nếu bạn ăn thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây, măng tây hoặc bông cải xanh.
Không xuất tinh thường xuyên: Nếu bạn không xuất tinh trong một khoảng thời gian, tinh dịch có thể bị lẫn với nước tiểu và có màu vàng.
Mặc dù hiện tượng tinh dịch có màu vàng thường không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên theo dõi để đi khám khi cần thiết, đặc biệt là khi tinh dịch có màu vàng đậm. Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng khác như da vàng, sốt, tinh dịch có mùi hoặc đau khi xuất tinh, hãy đi khám ngay.
Ngoài màu vàng, tinh dịch cũng có thể đổi thành các màu khác và những màu sắc này là dấu hiệu của các tình trạng khác nhau. Một số thay đổi về màu sắc của tinh dịch bạn có thể thấy là:
Nâu hoặc đỏ: Đôi khi các mạch máu xung quanh các túi tinh có thể bị rò rỉ hoặc vỡ. Việc này có thể khiến tinh dịch đổi màu nâu hoặc đỏ. Nếu tinh dịch tiếp tục có màu đỏ sau 1 - 2 ngày, bạn nên đi khám.
Màu xanh lá cây: Tinh dịch có màu xanh lá cây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc các mô xung quanh. Bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, tiểu khó, đau khi xuất tinh... Vậy nên, bạn hãy đi khám ngay nếu hiện tượng tinh dịch có màu xanh lá đi kèm với những dấu hiệu trên.
Điều trị tình trạng tinh dịch có màu vàng
Phương pháp điều trị tình trạng tinh dịch có màu bất thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn nếu nguyên nhân khiến tinh dịch chuyển màu vàng là do nhiễm trùng.
Nếu bạn nghi ngờ hiện tượng tinh dịch có màu vàng của mình là do nhiễm trùng, hãy hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ kiểm tra để tránh lây cho bạn tình.
Nếu tình trạng tinh dịch đổi màu là do chế độ ăn uống, bạn có thể tự nấu ăn ở nhà để hạn chế ăn phải những thức ăn có phẩm màu, từ đó cải thiện tình trạng. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng rất có ích trong trường hợp này.
Tình trạng tinh dịch có màu sắc, kết cấu và thậm chí là mùi khác thường không hẳn là do vấn đề nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng khi thấy tinh dịch có màu vàng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám ngay nếu màu sắc của tinh dịch đi kèm với các triệu chứng bất thường như đau, sốt, nước tiểu có máu... Hãy lưu ý những dấu hiệu bất thường, bạn sẽ ngăn ngừa được nhiều nguy cơ sức khỏe!
Theo Hellobacsi
Thủ phạm chính gây yếu sinh lý, hầu hết đàn ông Việt đều "nghiện nặng" Tại Việt Nam, tình trạng rối loạn cương dương ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nam giới ở độ tuổi 18-20 cũng có nguy cơ mắc bệnh thậm chí còn có chiều hướng gia tăng mạnh. Ảnh minh họa: Internet Theo Th.Bs Nguyễn Văn Phước, Phó Khoa Ngoại thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn số lượng bệnh nhân trẻ tới...