Những nguyên nhân khiến bạn chóng mặt
Theo Hiệp hội bệnh Meniere (Anh), chóng mặt, cảm giác môi trường xung quanh di chuyển hoặc quay, là một triệu chứng của tình trạng bệnh có nguồn gốc từ tiền đình – hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là những lý do khiến bạn chóng mặt và cách ngăn ngừa, theo Mirror.
Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát
Bác sĩ Andrew Clements công tác tại Trung tâm Cân bằng Leicester (Anh) giải thích: “Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát được cho là do tích tụ các mảnh vụn trong một bộ phận của tai trong. Cơn chóng mặt này chỉ kéo dài vài giây tại một thời gian nhưng có thể nặng và tái phát. Những tư thế như nằm trên mặt phẳng, quay trên giường, nhìn lên hoặc cúi xuống có thể gây ra cơn chóng mặt này”.
Để điều trị cơn chóng mặt do tư thế kịch phát lành tính, các bác sĩ sẽ cho đầu của bệnh nhân được quay theo một loạt các chuyển động được gọi là nghiệm pháp Epley.
Lo lắng
Nếu đầu của bạn hay quay vòng kết hợp với các triệu chứng khác như bồn chồn, hồi hộp và cảm giác sợ hãi, thì đây là tình trạng chóng mặt do lo lắng.
Tập thể dục thường xuyên, ngưng hút thuốc và cắt giảm chất kích thích như bia rượu và caffein sẽ giúp cho tình trạng chóng mặt do lo lắng giảm.
Theo cơ quan sức khỏe Anh, nếu chóng mặt liên quan đến stress, hãy hít thở chậm và sâu hơn, và tập trung vào một điểm ở xa.
Có huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, đặc biệt là khi bạn thức dậy và chuyển động quá nhanh từ vị trí nằm sang ngồi.
Để cảm thấy tốt hơn trong trường hợp này, bệnh nhân nên thức dậy từ từ.
Lão hóa
Video đang HOT
Các vấn đề về tim mạch liên quan đến tuổi cũng có thể gây chóng mặt do ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Có lối sống năng động, chẳng hạn như tập Thái Cực Quyền có thể ngừa được chứng chóng mặt do tuổi tác, theo Hiệp hội rối loạn tiền đình.
Bệnh thiếu máu
Da xanh xao, mệt mỏi là những triệu chứng thông thường do thiếu máu thiếu sắt.
Chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Sarah Schenker, công tác tại Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết: “Thiếu máu có thể gây mê sảng vì không có đủ sắt để tạo ra hồng cầu và huyết sắc tố cung cấp oxy cho não”.
Để nhận biết có bị thiếu máu hay không, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu và bổ sung sắt liều cao. Các loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt cừu, thịt bò, rau xanh và các loại hạt. Tránh uống trà khi ăn các loại thực phẩm này vì trà cản trở sự hấp thu sắt.
Vi khuẩn và vi-rút có thể gây chóng mặt, buồn nôn và mất thính giác tạm thời do viêm tai trong, được gọi là labyrinthitis.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng sinh hoặc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng.
Bệnh Meniere
Nếu chóng mặt kèm theo cảm giác đầy tai và điếc tạm thời, có thể bạn bị bệnh Meniere. Bệnh này do sự gia tăng bất thường về thể tích và thành phần của chất lỏng trong tai. Ù tai (tiếng ồn trong tai), khiếm thính và vấn đề cân bằng là những triệu chứng của bệnh qua nhiều năm.
Bệnh Meniere được điều trị bằng cách làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc và bài tập. Một chế độ ăn ít muối có thể giúp giảm được các chất lỏng tích tụ trong tai.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ăn mướp đắng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe
Mướp đắng (khổ qua) có vị hơi đắng nhưng có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon, mát nên được chị em nội trợ rất tin dùng hàng ngày.
Tuy nhiên khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Dạ dày có thể gặp nhiều vấn đề nếu bạn ăn quá nhiều mướp đắng.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mướp đắng là loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế.
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người bị bệnh gan, thận: Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi.
Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau.
Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Theo Laodong
Đậu đen chữa đau lưng, viêm gan Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt... Ảnh minh họa: Internet Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu... những vị thuốc chế với đậu đen có tác...