Những nguyên nhân gây ung thư, có thể đẩy bạn vào cửa tử
Bệnh ung thư không chỉ xuất phát từ những yếu tố khách quan mà còn có thể đến từ một số thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Ung thư là căn bệnh khó điều trị với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Việc nhận biết sớm được các nguyên nhân ung thư có thể giúp bạn phòng ngừa được rủi ro mắc phải chứng bệnh nan y này.
Điểm danh “top” những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư:
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền gây nên bệnh ung thư các loại chiếm tới 20% trên tổng số ca mắc ung thư. Một trong những rối loạn di truyền có liên quan đến nguy cơ ung thư gia tăng là hội chứng Lynch – hội chứng ngăn chặn các tế bào sửa chữa DNA của chúng khi xảy ra tổn thương.
Điều này có thể dẫn đến ung thư ruột kết và ung thư tử cung ở người trẻ. Một yếu tố di truyền khác là họ gen BRCA có khả năng gây ung thư vú và buồng trứng.
Đặc biệt với những người phụ nữ có mẹ, chị gái mắc ung thư vú trước đó thì nguy cơ ung thư vú của họ cao hơn người bình thường rất nhiều. Các giáo sư uy tín khuyến cáo những người này nên khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần để sàng lọc sớm ung thư vú vì nguy cơ mắc ung thư vú của họ cao gấp 4-6 lần.
Môi trường nguy hại
Việc tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường hóa chất như amiăng, benzen, cũng như bột hoạt thạch (bột talc) và các nguồn phóng xạ khác nhau cũng có thể gây ung thư. Những chất này có khả năng gây tổn hại DNA dẫn đến ung thư.
Các yếu tố môi trường khác là nguyên nhân gây ung thư bao gồm: Dùng thuốc nội tiết, phơi nhiễm hóa chất, dùng thuốc ức chế miễn dịch (thường dùng trong cấy ghép nội tạng), tiếp xúc vật liệu phóng xạ, ví dụ như khí radon (có thể có trong đất hoặc tích tụ trong nhà), hóa trị và xạ trị liều cao (tức là bệnh ung thư xuất hiện do điều trị một loại ung thư khác, chủ yếu xảy ra ở trẻ em).
Ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
Hút thuốc lá thường xuyên
Nhóm mắc ung thư có nguyên nhân từ bên ngoài chiếm 80% trong đó thuốc lá là tác nhân đầu tiên phải kể đến. Chỉ tính riêng thuốc lá đã chiếm trên 30% nguyên nhân gây ra ung thư.
Hút thuốc gây ung thư phổi, nhưng cũng gây ra bệnh ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư thực quản, và thậm chí cả ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy và ung thư dạ dày…
Trong khói thuốc người ta đã tìm ra 43 chất sinh ung thư bao gồm: benzopyren, nitrosamin, cadmium, niken, toluidin… và những người không hút thuốc sống cùng người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh bệnh liên quan tới thuốc lá, nhất là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy biện pháp tốt nhất là không hút thuốc.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Video đang HOT
Thói quen ăn thức ăn nhanh và uống nước ngọt có thể là nguyên nhân ung thư. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ung thư như thịt chế biến, đồ hộp, đồ uống có đường và carbohydrate tinh chế. Đồng thời xây dựng chế độ ăn tập trung vào thực vật bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ các loại đậu để bổ sung chất xơ, dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Ngồi nhiều không vận động
Các chuyên gia Đức cho biết, số lượng các tế bào miễn dịch tăng lên khi mức độ hoạt động tăng, khi ít vận động thì các tế bào miễn dịch giảm, từ đó làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư. Còn các nhà y khoa Nhật Bản phát hiện ra rằng, hầu hết các bệnh nhân ung thư dạ dày thường ăn quá nhiều và ít vận động.
Kết quả của nhiều nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng 40-50% xác suất người ít vận động là “ứng cử viên” dự bị của nhóm người mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt. Bởi vậy nên các chuyên gia khuyên rằng, nên làm việc mỗi hai giờ lại dành ra 15 phút để vận động, thư giãn nhẹ nhàng.
Cách ăn thịt nướng ít độc hại nhất để 'tránh xa' ung thư
Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Thế nhưng theo các bác sĩ, đây cũng là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư. Sau đây là những lưu ý khi ăn món thịt nướng.
Ảnh minh họa: Internet
Sau nhiều trường hợp người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày, đại tràng, ruột kết vì trót 'đam mê' món thịt nướng, một số người tỏ vẻ muốn tẩy chay món ăn thơm ngon dễ gây nghiện này.
Không vì lý do ung thư thì món thịt nướng cũng gây hại không ít khi có nhiều người kinh doanh vô lương tâm sử dụng thịt không đảm bảo chất lượng để chế biến bán cho người tiêu dùng.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt nướng là món ăn ngon mà nhiều người ưu thích, giàu chất đạm. Tuy nhiên, khi thịt nướng ở nhiệt độ cao, các chất đạm sẽ khó tiêu hơn dẫn đến đầy bụng, có cảm giác ậm ạch sau khi ăn.
"Ở nhiệt độ cao, các chất béo trở thành chất không tốt cho tim mạch. Người ăn nhiều thịt nướng và thường xuyên có thể dẫn tới mỡ máu cao. Một số chất sinh ra khi nướng kết hợp với khói và chất đạm có thể là nguyên nhân tác động xấu dẫn tới một số bệnh (tim mạch, xương khớp), ăn nhiều có thể gây ra ung thư", PGS.BS Nguyễn Thị Lâm nói.
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho hay, khi nướng thịt ở nhiệt độ cao sinh ra nhiều sản phẩm hữu cơ cháy dở.
Trong đó, các sản phẩm cháy dở của chất béo tạo ra những chất các bon hóa chưa thành than và sản phẩm cốc hóa dở, những chất hữu cơ giàu các bon ít Hiđro (H2). Trong số những sản phẩm trên có chất gây hại cho cơ thể, có khả năng gây ung thư như: khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon), chất này có thể bám vào thức ăn qua khói bốc lên.
Một phản ứng khác có thể xảy ra giữa mỡ (thịt lợn ba chỉ) và creatine, axit amino có trong protein của thịt, sinh ra nhiều chất độc khác, trong đó có HCA (heterocyclic amine).
Thực tế, nếu bạn không ăn thịt nướng quá thường xuyên thì vẫn có cách để giảm thiểu tác hại của chúng đối với sức khỏe nhờ những biện pháp được các chuyên gia tư vấn như sau:
Không ăn thịt nướng tái
Nhiều người không thích ăn thịt nướng quá chín, cho rằng thịt sẽ dai và mất hương vị của thịt, do vậy thích ăn thịt chín tái. Điều này rất nguy hiểm, ăn thịt tái rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đồng thời còn tiểm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Không ướp quá nhiều gia vị khi nướng thịt
Ướp quá nhiều gia vị, các loại nước sốt vào thịt nướng, không những khiến thịt dễ cháy còn làm tăng lượng muối vào cơ thể. Vì vậy tốt nhất hãy pha nước sốt riêng để chấm thịt, đồng thời còn làm giảm việc sản sinh các chất gây ung thư.
Mặc dù ướp thịt bằng tỏi, rau ngò, phần thịt trái cây và gia vị giàu vitamin E như ớt bột... có thể làm giảm sản sinh lượng HCA khoảng 70% nhưng khi nướng chúng lại dễ cháy nhất. Do vậy bạn hãy lọc lấy nước cốt để để ướp thịt và bỏ phần bã đi.
Không nướng ở nhiệt độ quá cao
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, chỉ nên nướng thịt trên than hồng khi đã hết khói. Nên nướng thịt nhanh ở nhiệt độ vừa phải, không nướng trên nhiệt độ quá cao.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn phần thịt nướng bị cháy hoặc nướng quá khô
Theo khuyến cáo của PGS.TS Trần Hồng Côn, hiện nay, có rất nhiều thiết bị nướng như: nướng bằng điện, ga, than, cồn, than củi. Trong đó, nướng trên than củi cháy hồng và cồn là hai cách nướng nhiệt độ thấp, ít sinh ra độc tố hơn.
Khi thịt nướng bị cháy nên cắt bỏ phần cháy hoặc không ăn những miếng thịt cháy đó.Thời gian nướng ngắn vừa đủ để thịt chín, vệ sinh dụng cụ nướng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
Chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần
Để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn thịt nướng quá thường xuyên. Theo bác sĩ Lâm, thịt nướng là món ăn ngon miệng nhưng chỉ nên dùng từ 1-2 lần/tuần, không ăn hàng ngày. Bác sĩ Lâm đưa ra khuyến cáo tốt nhất chỉ nên ăn 1 lần/tuần với lượng khoảng 100g thịt/lần.
Người có tiền sử đau dạ dày không nên ăn thịt nướng vì có thể gây ra chứng khó tiểu. Người già, người có vấn đề mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp... cũng nên hạn chế ăn món này.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn thịt nướng kèm rau quả
Bọc thịt nướng với rau lá xanh có thể làm giảm đáng kể độc tính của chất gây ung thư. Các loại rau xanh hoặc hoa quả tươi như rau sống, cà chua, củ cải trắng, ớt xanh và các loại quả như táo, đào, chanh đều là các đồ ăn có chứa nhiều vitamin C và E.Trong đó hàm lượng vitamin C cao có thể giảm thiểu được các độc tố gây ung thư; còn vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc chống lại quá trình oxy hóa. Cách kết hợp ăn uống này có thể giảm thiểu được những tác hại do món thịt nướng mang lại.
Không ăn thịt nướng quá nóng
Hãy nhớ rằng ăn thức ăn quá nóng sẽ không chỉ làm hỏng màng nhầy trong thực quản mà còn gây bỏng ở miệng, đồng thời kích thích tăng sản niêm mạc, để lại sẹo và viêm. Một số chuyên gia tin rằng sự xuất hiện của một số bệnh ung thư thực quản có thể liên quan trực tiếp đến thức ăn nóng.
Giảm thời gian và nhiệt độ nấu
Điều này không có nghĩa là bạn phải ăn thịt tái mà chỉ cần đặt miếng thịt sống vào lò vi sóng khoảng 60 - 90 giây trước khi mang nướng để làm giảm thời gian thịt 'nằm trên lửa'. Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nếu bạn đang nướng hay chiên áp chảo... hãy cân nhắc giảm nhiệt độ. Việc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính sản sinh HCA và PAH gây ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Không uống nước ngọt có gas khi ăn thịt nướng
Sử dụng đồ uống có gas không những khiến bạn dễ gặp tình trạng tăng cân mà khi kết hợp với thịt nướng còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi chất caffeine trong nước ngọt có gas sẽ thúc đẩy sự chuyển động của các ion C sau khi thịt nướng được phân giải.
Hiện tượng này gây ra sự suy thoái chất vôi trong cơ thể, ảnh hưởng đến các tế bào xương. Duy trì thói quen này lâu dài sẽ dẫn tới các bệnh lý về xương.
Ưu tiên ăn thịt nạc hơn thịt mỡ
Khi nướng thịt bạn nên ưu tiên thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ vì lượng mỡ tan chảy xuống than sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc viện Phòng Chống Ung Thư Hawaii cũng chỉ ra rằng, với những món nướng bạn nên tẩm ướp qua đêm bằng những loại gia vị như tỏi, hành hay nghệ vì như thế chất hóa học HCAs sẽ giảm xuống 50%, nguy cơ ung thư sẽ giảm xuống đáng kể.
Trộn đúng loại dầu ăn
Khi nướng thịt nhiều nạc, người ta thường trộn một ít dầu ăn vào để thịt khỏi bị 'khô'. Nhiều loại dầu ăn thông thường bị biến đổi bởi nhiệt như dầu từ hạt cải và dầu đậu nành. Ở nhiệt độ cao, chúng sẽ biến đổi và tạo ra các hợp chất gây ung thư trong quá trình nấu nướng.
Do vậy, bạn hãy dùng dầu đậu phộng để ướp thịt bởi nó an toàn hơn khi nướng ở nhiệt độ cao.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Điểm tên những loại thực phẩm phòng chống ung thư Việc phòng ngừa các căn bệnh ung thư bao giờ cũng hiệu quả hơn so với khi đã phát hiện bệnh. Bạn có thể phòng ngừa ung thư bằng lối sống sinh hoạt, làm việc lành mạnh và khoa học, chế độ ăn hợp lý. Theo PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, nguyên hiệu phó trường Đại học Dược Hà Nội, bạn hoàn toàn...