Những nguyên nhân gây chóng mặt không thể xem thường
Những cơn chóng mặt dù nhẹ hay nặng đều là dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
1. Viêm tai
Các chuyên gia của Trunng tâm chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ) cho biết, chứng viêm tai có thể gây ra cơn chóng mặt kéo dài ít nhất là vài ngày. Thêm vào đó, người bệnh sẽ thấy mất thăng bằng, có nguy cơ té ngã, có cảm giác buồn nôn liên tục. Đây là chứng viêm tai có liên quan tới viêm dây thần kinh tiền đình. Ngoài ra, các bất thường khác liên quan tới cấu tạo tai trong cũng gây ra các cơn chóng mặt.
2. Thiếu máu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn chóng mặt, đặc biệt là ở phụ nữ. Khi cơ thể bị thiếu máu, nó sẽ không cung cấp đủ lượng máu cần thiết để giữ cho não hoạt động bình thường. Do đó, những cơn chóng mặt, hoa mắt sẽ xảy ra. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu mà cơn chóng mặt thoáng qua hoặc kéo dài. Người bệnh thậm chí có thể bị ngất vì thiếu máu. Bạn có thể nhận diên bệnh nếu cơn chóng mặt xảy ra khi bạn đứng dậy đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm.
3. Cơ thể bị thiếu nước
Video đang HOT
Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn chóng mặt với tần suất khác nhau. Có nhiều lý do gây ra chứng mất nước như: giảm cân đột ngột, tập thể dục quá sức, đổ mồ hôi nhiều, bị sốt, uống ít nước trong mùa nóng, trúng thực, tả… Thông thường nếu bị chóng mặt do mất nước, bạn nên nghỉ ngơi, uống nước trái cây là sẽ khỏe lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và trở nặng, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị dứt điểm.
4. Vấn đề tim mạch
Đừng ngạc nhiên khi biết rằng chóng mặt cũng là dấu hiệu cơ bản của các bệnh lý về tim mạch. Nếu bạn đang hoạt động ngoài trời nắng và cảm thấy hoa mắt, đó có thể là một dấu hiệu của cơn đau tim chứ không phải đơn thuần là say nắng. Hơi thở gấp, mệt là, khô môi, khát nước và chóng mặt là những dấu hiệu báo động của cơn đột quỵ.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc nhất định cũng gây ra các cơn chóng mặt. Điển hình là loại thuốc có cơ chế ngăn hấp thu adrenaline, điều này khiến nhịp tim không thể tăng nhanh khi cần thiết, hậu quả là khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, bạn bị chóng mặt. Những loại thuốc khác làm tăng hoặc giảm nhịp tim một cách bất thường cũng là nguyên nhân gây chóng mặt. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy khó chịu với tác dụng phụ của thuốc.
Theo SKDS
5 nguyên nhân gây chóng mặt không thể xem thường
Những cơn chóng mặt dù nhẹ hay nặng đều là dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Chứng viêm tai có thể gây ra cơn chóng mặt kéo dài ít nhất là vài ngày.
Thêm vào đó, người bệnh sẽ thấy mất thăng bằng, có nguy cơ té ngã, có cảm giác buồn nôn liên tục.
2. Thiếu máu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn chóng mặt, đặc biệt là ở phụ nữ.
Người bệnh thậm chí có thể bị ngất vì thiếu máu.
3. Cơ thể bị thiếu nước
Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn chóng mặt với tần suất khác nhau.
4. Vấn đề tim mạch
Nếu bạn đang hoạt động ngoài trời nắng và cảm thấy hoa mắt, đó có thể là một dấu hiệu của cơn đau tim chứ không phải đơn thuần là say nắng.
Hơi thở gấp, mệt là, khô môi, khát nước và chóng mặt là những dấu hiệu báo động của cơn đột quỵ.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc nhất định cũng gây ra các cơn chóng mặt.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy khó chịu với tác dụng phụ của thuốc.
Theo VNN
Top 10 câu hỏi về bệnh viêm tai ở trẻ em Hầu như đứa trẻ nào cũng bị viêm tai một lần trong đời. Vậy tuổi nào dễ bị viêm tai? Có cần cho trẻ uống kháng sinh? Cách phòng tránh?.... Tất cả sẽ được giải đáp ngắn gọn và khoa học từ các chuyên gia Nhi khoa Hoa Kỳ. 1. Viêm tai tác động lớn nhất đến phần nào của tai? Tai giữa....