Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc
Thành phần chủ yếu trong sợi tóc là keratin (một loại protein). Các sợi tóc được gắn liền với cơ thể nhờ nang tóc. Người bình thường có khoảng 120.000-150.000 sợi tóc.
Ở giai đoạn phát triển, mỗi tháng sợi tóc dài ra khoảng 1,77cm. Sau khi bước giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài từ 3-4 tháng, sợi tóc rụng và những sợi tóc mới sẽ bắt đầu phát triển. Rụng tóc là quá trình tự nhiên, người bình thường sẽ mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, do đó cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp để tóc tiếp tục phát triển. Tuy nhiên có những người rụng tóc nhiều hơn do một số nguyên nhân dưới đây:
Thừa vitamin A
Mỗi ngày, cơ thể cần được cung cấp 10.000 IU vitamin A. Nếu lượng vitamin A trong cơ thể quá nhiều có thể gây ra một số phản ứng phụ, trong đó có tình trạng rụng tóc. Thông qua quá trình ăn uống và sử dụng các thuốc bổ sung có thể dẫn đến lượng vitamin A vượt quá mức cần thiết của cơ thể.
Thiếu protein
Thiếu protein, cơ thể sẽ bắt đầu phân chia lượng protein có sẵn cho các nang tóc. Các sợi tóc sẽ đi vào giai đoạn nghỉ ngơi do không có protein để phát triển tiếp hoặc thay thế.
Thay đổi hormon
Hàm lượng estrogen ở phụ nữ thay đổi trong thời gian mang thai và mãn kinh. Lượng estrogen tăng lên trong thời gian mang thai và giảm sau khi sinh con là nguyên nhân gây rụng tóc. Insulin và testosteron cũng đóng một vai trò trong việc tăng trưởng tóc. Phụ nữ tóc mỏng có thể là do sự hiện diện của hormone testosterone.
Thiếu máu
Thiếu sắt có thể dẫn đến rụng tóc. Khi cơ thể bị thiếu máu, oxy được ưu tiên sử dụng cho các chức năng quan trọng, việc giữ cho tóc tăng trưởng là chức năng thứ cấp. Do đó, để có mái tóc chắc khỏe bạn cần cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Video đang HOT
Suy giảm hoạt động tuyến giáp có thể giảm khả năng tái tạo tế bào của cơ thể. Tóc thường trở nên khô, giòn và mỏng đi. Tình trạng này phổ biến hơn ở nữ giới.
PCOS
Hội chứng buồng trứng đa nang khiến cơ thể tăng sản xuất androgen hoặc hormone testosterone. Nếu nang trứng nhạy cảm với những hormon này có thể gây rụng tóc.
Tuổi càng cao thì nang tóc càng nhỏ và số lượng nang tóc giảm dần, một số nang tóc mất khả năng tạo tóc mới. Chiều dài và đường kính sợi tóc “co lại”, tóc sẽ trở nên mỏng hơn. Ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, sự thay đổi hormon cùng với lão hóa sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của sợi tóc.
Giảm cân đột ngột
Giảm cân đột ngột gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể khiến các nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Khi cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng cho các chức năng quan trọng, hầu hết các sợi tóc sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi.
Di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Sự kết hợp của các gen, hormon và tuổi tác gây ra chứng hói đầu. Chứng hói đầu có thể được di truyền từ bố mẹ.
Căng thẳng
Quá căng thẳng khiến nhiều sợi tóc được đẩy vào giai đoạn nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công các nang tóc. Một số người cũng có thói quen kéo tóc khi có những cảm giác tiêu cực.
BS. Tuyết Mai
Theo suckhoedoisong.vn
Con gái nên sửa ngay những thói quen buộc tóc kiểu này để ngăn ngừa nguy cơ bị hói
Mái tóc luôn là điều làm nên nét duyên dáng, kiêu kỳ của hội con gái nhưng nếu cứ tạo những kiểu tóc này thường xuyên thì sẽ chỉ khiến tóc nhanh khô xơ, gãy rụng nhiều.
Rất nhiều cô nàng thường có thói quen buộc tóc lên cao trong mùa hè để tạo sự năng động, thoáng mát hơn. Thế nhưng, việc buộc tóc quá chặt hay quá thường xuyên cũng đều có thể là nguyên nhân gây hư tổn, gãy rụng tóc nhiều.
Vì vậy, hãy chọn cho mình những kiểu tóc nhẹ nhàng, thả lỏng và hạn chế buộc quá chặt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mắc phải những kiểu buộc tóc sai lầm dưới đây.
Tết tóc lọn quá chặt
Những kiểu tết tóc lỏng, mềm mại sẽ không gây ảnh hưởng gì tới vùng da đầu nhưng nếu bạn thường xuyên thít chặt tóc khi tết thì nó có thể gây ra nhiều hậu quả rất khôn lường. Điển hình là gây ra tình trạng khô xơ, chẻ ngọn, tổn thương nang tóc, tóc rụng nhiều và nặng hơn còn dẫn đến hói đầu.
Do khi tóc bị tết chặt, co kéo thường xuyên và trong một thời gian dài sẽ làm nang tóc dần bị tổn thương, từ đó khiến tóc trở nên yếu ớt, dễ rụng thành nhiều mảng hói trên da đầu.
Buộc tóc quá chặt ở cùng một vị trí
Vào mùa hè thì "kiểu tóc quốc dân" thường được hội chị em áp dụng hàng ngày chính là tóc đuôi ngựa nhờ những ưu điểm như nhanh gọn, đơn giản, mát mẻ... Tuy nhiên, khi bạn áp dụng kiểu tóc này hàng ngày và buộc chặt ở cùng một vị trí lặp đi lại thì dây chun buộc tóc sẽ liên tục thít chặt vào sợi tóc, từ đó làm xuất hiện tình trạng khô xơ, chẻ ngọn.
Nếu có thể, bạn nên hạn chế việc buộc tóc đuôi ngựa mà hãy kết thân với những kiểu tóc buộc thấp, lỏng chun. Thêm nữa, hãy chú ý tới loại chun buộc tóc, lựa chọn loại có bọc vải bên ngoài thay vì dây chun cao su thông thường.
Buộc tóc khi tóc còn ướt
Khi tóc ướt cũng là lúc tóc đang rất nhạy cảm và dễ bị hư tổn nhiều hơn lúc tóc khô. Lúc này, việc buộc tóc hay tạo kiểu có thể gây tổn hại nghiêm trọng đối với nang tóc. Về lâu dài, sợi tóc của bạn sẽ dần yếu đi, dễ gãy rụng và nhanh khô xơ hơn.
Buộc tóc cả trong khi ngủ
Các chuyên gia thường khuyên bạn lúc ngủ nên xõa tóc thoải mái để mái tóc được nghỉ ngơi, phục hồi lại sau cả một ngày dài bị gò bó. Nếu bạn đi ngủ với một mái tóc được buộc chặt sẽ làm cho tóc kém bóng khỏe, dễ xơ rối. Thêm nữa, bạn cũng nên chú ý tới vỏ gối trên giường ngủ của mình. Hãy chọn loại có chất liệu mềm mại để giúp giảm bớt tình trạng chà xát, gây xơ rối tóc khi ngủ.
Theo Trí thức trẻ
Có phải bạn quên rằng da đầu cũng cần tẩy tế bào chết? Các nàng thường tẩy tế bào chết cho mặt và môi nhưng có bao giờ bạn có biết tẩy tế bào chết cho da đầu cũng rất cần thiết đấy. Hàng ngày, chúng ta dành một khoảng thời gian dài để thực hiện nhiều bước chăm sóc da mặt. Thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ rằng da đầu mình cũng cần được...