Những nguyên do khiến thị trường Nga vẫn “thờ ơ” với xe điện
Theo số liệu được báo Kommersant công bố tháng 8/2020, phân khúc xe điện tại Nga hiện vẫn chưa thực sự là “miếng bánh” hấp dẫn đối với thị trường nước này khi có chưa tới 300 xe điện bán ra mỗi năm.
Cơ sở hạ tầng cho xe điện ở Nga chưa được đầu tư nhiều, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn. (Nguồn: russiabusinesstoday.com)
Trong bối cảnh các đô thị lớn trên thế giới đều đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí , xe điện được xem là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Tuy nhiên, tại Nga, phân khúc xe điện hiện vẫn chưa thực sự là “miếng bánh” hấp dẫn đối với thị trường nước này khi có chưa tới 300 xe bán ra mỗi năm theo số liệu được báo Kommersant công bố tháng 8/2020.
Một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu đối với xe điện ở Nga còn ở mức thấp là do thị trường nước này rất đặc thù.
Khí hậu ở Nga rất khắc nghiệt, điều kiện đường sá còn hạn chế, nguy cơ ăn mòn cao gây mất an toàn cho xe, chưa kể chất lượng nhiên liệu không thực sự đồng đều và ổn định.
Thực tế này đòi hỏi sự thích ứng cao của sản phẩm nếu muốn chinh phục thị trường Nga .
Bên cạnh đó, vì lý do an toàn, xe điện cần phải lắp đặt hệ thống định vị ERA-GLONASS, khiến giá xe tăng cao và chỉ hợp lý nếu bán được số lượng xe lớn.
Video đang HOT
Lý do khác là người tiêu dùng Nga “khó tính” hơn so với người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu.
Chuyên gia Maxim Pastushenko cho biết người tiêu dùng Nga có đòi hỏi cao hơn về chất lượng tiêu dùng, dịch vụ sau bán hàng, hỗ trợ bảo hành và cung cấp phụ tùng thay thế.
Ngoài ra, “sức mạnh thương hiệu” có tầm quan trọng lớn ở Nga. Người Nga không sẵn sàng bỏ tiền cho một sản phẩm chưa có tên tuổi.
Ngay cả những thương hiệu nổi tiếng cũng chỉ được tiêu thụ với số lượng không đáng kể và phần lớn là xe Nissan Leaf tay lái nghịch đã qua sử dụng đến từ Nhật Bản.
Phần lớn người Nga không sẵn sàng chi quá nhiều chỉ “vì môi trường,” đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng cho xe điện ở Nga chưa được đầu tư tương ứng, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn.
Cuối cùng là lý do khí hậu ở Nga, mùa Đông phải bật chế độ sưởi, do đó làm giảm khả năng dự trữ điện và nhanh hết pin./.
Ôtô điện cần bảo dưỡng những gì?
So với ôtô dùng động cơ đốt trong, xe điện có ít hạng mục bảo dưỡng hơn, giúp giảm chi phí sử dụng.
Với cấu tạo không có động cơ đốt trong, hộp số phức tạp và lược giản nhiều bộ phận truyền động, danh mục bảo dưỡng chính của xe điện được thu ngắn và độ phức tạp cũng thấp hơn. Nhờ đó, các mẫu xe điện có chi phí sử dụng, chăm sóc tiết kiệm hơn ôtô truyền thống.
Động cơ điện
Nếu động cơ đốt trong có hàng trăm bộ phận cơ khí chuyển động và hao mòn theo thời gian, mỗi mô-tơ điện chỉ gồm 2 phần chính là cụm xoay (roto) và cụm đứng yên (stato) để biến năng lượng điện thành chuyển động xoay. Bên cạnh đó, động cơ điện cũng không cần nhớt bôi trơn, nước làm mát, dây đai dẫn động, lọc nhớt, lọc gió... Đây là những chi tiết cần thay thế và kiểm tra định kỳ.
Từ đó, việc bảo dưỡng cho động cơ xe điện đơn giản hơn hơn, bao gồm làm vệ sinh, kiểm tra và bôi trơn bạc đạn, kiểm tra dây dẫn điện... Hiện tại, hầu hết động cơ điện của ôtô có thể chẩn đoán lỗi bằng máy chuyên dụng, tương tự như động cơ đốt trong.
Động cơ điện có cấu tạo đơn giản hơn động cơ đốt trong. Ảnh: Autocar.
Hộp số
Loại hộp số đắt đỏ và phức tạp nhất trên xe điện hiện nay có 2 cấp số với khả năng tối ưu gia tốc khi đề-pa, đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng khi di chuyển bình thường. Kiểu hộp số này được trang bị cho số ít mẫu xe mang thiên hướng vận hành thể thao như Porsche Taycan hay Audi e-tron GT.
Còn lại, đa số xe điện hiện nay có hộp số một cấp, kết hợp cùng vi sai để truyền sức kéo đến bánh xe. Nhờ cấu tạo đơn giản và được bôi trơn bởi nhớt tổng hợp cao cấp, hộp số ôtô điện được một vài nhà sản xuất đảm bảo có độ bền suốt vòng đời lăn bánh của chiếc xe. Người dùng hầu như sẽ không cần bận tâm đến khâu chăm sóc cũng như bỏ qua nỗi lo hư hỏng hộp số đối với xe điện.
Pin
Pin là bộ phận quan trọng bật nhất trên xe điện khi đóng vai trò lưu trữ, cung cấp năng lượng cho động cơ và các hệ thống khác. Vì vậy, cụm pin được các hãng xe trang bị phần mềm quản lý hiện đại để tối ưu hiệu năng sử dụng cũng như hạn chế tình trạng giảm khả năng tiếp nhận sạc (chai pin). Người dùng có thể theo dõi chi tiết thông tin về tuổi thọ, chu kỳ sạc, độ bền và hư hỏng nếu có của cụm pin để thực hiện việc thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
Công đoạn bảo dưỡng liên quan đến cụm pin là kiểm tra hệ thống làm mát và bổ sung nước làm mát khi có hao hụt. Ngoài ra, cụm dây dẫn điện và các giắc cắm cũng sẽ được kiểm tra để đảm bảo tình trạng hoạt động ổn định, không rò rỉ hoặc lỏng lẻo.
Hầu hết pin xe điện hiện nay có thời hạn bảo hành 8-10 năm. Ảnh: Toàn Thiện.
Các hạng mục khác
Ngoài 3 bộ phận kể trên, những hạng mục bảo dưỡng còn lại của xe điện hầu như giống hệt ôtô thông thường. Đó là hệ thống phanh, hệ thống treo, lốp xe, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...
Người dùng được khuyến cáo kiểm tra các hạng mục này thường xuyên hơn so với thời gian bảo dưỡng khuyến nghị của nhà sản xuất dành cho động cơ điện hay pin để đảm bảo khả năng vận hành an toàn, ổn định.
Lấy ví dụ, mẫu xe điện Nissan Leaf có đề xuất thời điểm bảo dưỡng định kỳ lần đầu là 6 tháng hoặc 12.000 km (7.500 dặm), lần 2 là 12 tháng hoặc 24.000 km... Trong khi đó, cụm phanh, phuộc hay lốp cần được bảo dưỡng định kỳ 5.000-10.000 km.
Giá trị Volkswagen tăng hàng chục tỉ USD nhờ kế hoạch điện hóa giàu tham vọng Ở thời điểm hiện tại Volkswagen được đánh giá là cái tên dễ hạ bệ Tesla ở phân khúc xe điện nhất. Sau khi công bố kế hoạch điện hóa hồi giữa tuần để phục vụ tham vọng trở thành hãng xe điện lớn nhất thế giới vào 2025 , giá trị cổ phiếu Volkswagen đã tăng 30% chỉ trong một ngày từ...