Những nguy hiểm tiềm ẩn do chu kỳ kinh nguyệt không đều
Khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều, bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
Chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi, 5 tháng gần đây vấn đề kinh nguyệt của em không đều, tháng có tháng không, tháng ra nhiều, tháng ra ít. Ban đầu em nghĩ cũng là bình thường không sao. Tuy nhiên những ngày gần đây em thấy trong người mệt mỏi, uể oải, đau bụng… mãi không thấy kinh nguyệt. Em nghe các bạn em nói kinh nguyệt không đều sau này rất khó có con. Em muốn hỏi bác sĩ điều này có đúng không? Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Và em có nên đi khám không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Hương Giang)
Trả lời:
Hương Giang thân mến!
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Thường một chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, có 3 – 5 ngày hành kinh trong một chu kỳ.
Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều thường bao gồm các trường hợp: Llượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; Số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng; Trong thời gian hành kinh chị em bị đau bụng dưới dữ dội gây nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Video đang HOT
Kinh nguyệt không đều tiềm ẩn nhiều sức khỏe. Ảnh minh họa
Tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra nhiều nhất ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mà nguyên nhân chính là do: bị rối loạn hormone sinh dục, bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị stress, thay đổi về thể trọng (béo phì, gầy) hoặc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Đối với trường hợp tuổi dậy thì, tình trạng này cũng có thể diễn ra khiến chu kỳ kinh có lúc dài, lúc ngắn hoặc vô kinh. Điều này là do vòng kinh bé gái không có rụng trứng (sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định).
Kinh nguyệt không đều chính là dấu hiệu cảnh báo cho phụ nữ nhiều bệnh nguy hiểm như : hội chứng buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung… Đây là những bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới như: giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sảy thai,sinh non, băng huyết trong và sau khi sinh…
Khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều, bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, cần chú ý tới một số thói quen sinh hoạt như tăng cường vitamin, chất khoáng, hạn chế chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chú ý ổn định tinh thần, cân bằng cuộc sống…
Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng…
Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, đây một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.
Tình trạng kinh nguyệt của bạn không ổn định trong nhiều tháng, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược như vậy thì tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám cẩn thận và điều trị đúng bệnh.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo BS Hoa Hồng – Trí thức trẻ
Thuốc ngừa thai làm giảm lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt?
Chào bác sĩ, cho tôi hỏi về thuốc ngừa thai có gây ảnh hưởng làm giảm lượng máu kinh nguyệt trong chu kỳ kinh nguyệt không ạ,
Trước đây tôi dùng Marvelon vì từ khi sinh bé trai tôi đã dùng Mercilon được 5 năm nay và lượng máu kinh giảm đi 70% so với trước đây. Điều này làm tôi rất lo lắng.
Chào bạn,
Thuốc viên ngừa thai phối hợp uống hàng ngày Mercilon ngoài tác dụng ngừa thai, còn có tác dụng kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt tốt và đều đặn hơn. Hiện tượng giảm lượng máu kinh và số ngày hành kinh nhằm giúp cải thiện tình trạng thiếu máu khá phổ biến ở phụ nữ đang độ tuổi sinh sản tại Việt Nam. Vì vậy bạn có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian dài mà không cần phải lo lắng nữa.
Thân mến.
Theo ThS. BS. Ngô Thị Yên - K. Kế hoạch gia đình, Bệnh viện Từ Dũ
Bạn nên ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt? Khi bạn muốn tác động một chút lên chu kỳ kinh nguyệt và tự hỏi liệu có thể ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt được hay không. Câu trả lời là có, một số thực phẩm sẽ giúp "can thiệp" một chút vào quá trình rụng trứng, khiến ngày kinh nguyệt đến sớm hơn. Trong một vài trường hợp, bạn có thể...