Những nguy cơ phía sau triệu chứng cúm
Nước mũi chảy ròng ròng, trán nóng, đầu óc đau nhức… Bạn có thể gặp những triệu chứng này và điều đầu tiên bạn nghĩ đến chính là bệnh cúm. Nhưng có phải tất cả những triệu chứng đó đều là bệnh cảm cúm, hay có những nguy cơ khác?
Hãy cùng chúng tôi nhận ra những dấu hiệu cảnh báo và có những hành động cần thiết.
Cảm cúm hay là viêm phổi
Dấu hiệu:
Kèm theo những triệu chứng cúm, bạn còn gặp những dấu hiệu sau:
Đã hơn một tuần rồi mà những dấu hiệu cảm cúm và sổ mũi vẫn không hết.
Bạn thấy rất khó thở.
Bạn thấy mệt mỏi, bị sốt, ho thường xuyên, có nhiều đờm, cảm thấy như bị viêm phổi.
Những triệu chứng hắt hơi, xổ mũi, trán nóng, đầu óc đau nhức đều là bệnh cảm cúm, hay còn ẩn chứa những nguy cơ khác?
Bạn có nên lo lắng?
Sẽ rất đáng lo nếu bạn là người hút thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh hen hoặc bệnh tim. Cảm cúm kéo dài có thể ảnh hưởng đến ngực dẫn đến nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân của các bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay viêm màng phổi.
Bạn cần làm gì?
Bạn hãy gặp bác sĩ để kiểm tra và có những xét nghiệm cần thiết. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh, còn nếu bạn bị nhiễm virut bạn chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau.
Video đang HOT
Cảm cúm hay mệt mỏi sau ốm
Dấu hiệu:
Kèm theo triệu chứng cảm cúm bạn còn gặp những dấu hiệu sau của cơ thể:
Hết sức mệt mỏi.
Tinh thần gần như suy sụp, bạn cảm thấy chán nản.
Bạn thấy khó tập trung vào bất cứ việc gì.
Kèm theo đó bạn thấy đau cơ, đau họng, sưng họng.
Bạn có nên lo lắng?
Đó là những dấu hiệu của sự mệt mỏi sau ốm. Bạn vừa trải qua một đợt sốt virut, đợt sưng tuyến bạch cầu hay là sau một thời gian bị cúm… Khi khỏi bệnh thì sự mệt mỏi không chỉ từ ảo ảnh hay sự tưởng tượng của bạn mà còn thực sự kéo dài khiến bạn không thể làm được gì.
Nhiều người mất đến hàng tháng để hồi phục sức khỏe quay lại trạng thái bình thường. Những triệu chứng trên có thể khiến bạn nhầm lẫn với bệnh cúm nhưng sự thực thì bạn chỉ cần được nghỉ ngơi cho hồi phục sức khỏe mà thôi.
Bạn nên làm gì?
Với sự mệt mỏi thì không có cách điều trị đặc biệt nào cả. Bạn chỉ cần ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi một cách khoa học là có thể khỏe mạnh và trăng cường sức miễn dịch cho cơ thể. Bạn đừng nhầm lẫn với bệnh cúm, bởi lẽ uống thuốc cúm sẽ chỉ càng làm tăng thêm trạng thái mệt mỏi, uể oải cho chính bạn. Hãy cố gắng tham gia vào những hoạt động ngoài trời, tập thể dục 2-3 lần/tuần. Gọi điện và gặp gỡ bạn bè thường xuyên có thể giúp bạn thoát khỏi trạng thái này.
Cảm cúm hay sưng amidan?
Dấu hiệu:
Ngoàitriệu chứng cảm cúm thông thường, bạn còn có thể gặp những dấu hiệu sau:
Đặc biệt đau họng, cảm thấy khó chịu và đau buốt khi nuốt.
Amidan của bạn như lớn hơn và xuất hiện các mụn mủ.
Sốt và đau cơ thường xuyên.
Bạn có nên lo lắng?
Có đáng để bạn lo lắng. Trong bệnh cảm cúm thông thường, bạn thường sẽ chỉ thấy rát họng và cảm giác này cũng sẽ biến mất trong khoảng 3 ngày. Nhưng với sưng amidan thì những cảm giác đau họng, khó chịu, nhức họng sẽ kéo dài hơn ba ngày. Sưng amidan là một dạng viêm họng do vi khuẩn và virut gây nên.
Bạn cần làm gì?
Hầu hết các trường hợp sưng amidan đều do virut, do đó bạn chỉ có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, solpadeine cùng với việc nghỉ ngơi nhiều là lựa chọn tích cực nhất.
Nếu bệnh là do vi khuẩn gây nên, bạn cần uống thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ.
Nếu bạn thường xuyên sưng amidan (4 lần/năm) thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ amidan, nhưng hầu hết các bác sĩ thường tránh làm điều này, vì chưa có một bằng chứng nào cho thấy phẫu thuật sẽ tốt hơn là dùng kháng sinh.
Cảm cúm hay những vấn đề về tim mạch?
Dấu hiệu:
Cùng với những triệu chứng cúm, bạn còn gặp những dấu hiệu sau: Bạn thấy tức ngực, khó thở và mệt mỏi. Cùng với đó sự giữ nước trong cơ thể bạn như: mắt, sưng phồng… Những triệu chứng này tồn tại khá lâu từ vài tuần đến một tháng cả sau khi bị cảm.
Bạn có nên lo lắng?
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của myocarditis – một tình trạng đau tim nghiêm trọng khi các cơ tim bị kích động mạnh. Tình trạng này có thể xảy ra sau một lần bạn bị cảm cúm hoặc bị virut cúm xâm nhập, đặc biệt là ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi – độ tuổi phụ nữ bị suy giảm miễn dịch do thay đổi hormone.
Nguyên nhân:
Sự xâm nhập của virut cúm sẽ kéo theo phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch làm bạch cầu phản ứng quá mức do đó dẫn đến sự kích động đến các cơ tim.
Có khoảng 30% các trường hợp nếu không có sự điều trị thích hợp sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng về tim, dẫn đến khó thở, mệt mỏi và nguy cơ mắc bệnh suy tim cao, cho dù gia đình bạn không hề có tiền sử bệnh tim.
Bạn cần làm gì?
Một chuyến đến thăm bác sĩ sẽ giúp bạn tìm được vấn đề, nếu có các triệu chứng của myocarditis, bạn sẽ được chuyển tới các cơ sở chuyên khoa về tim. Bạn có thể được kiểm tra với siêu âm tim và được điều trị bằng liệu pháp vitamin và hormone, cùng với đó là uống thuốc lợi tiểu cho đến khi những triệu chứng của bạn giảm.
Theo SKDS
Hút thuốc lá làm tăng nhiễm trùng và rụng tóc
Trẻ em tránh được nguy cơ hít phải khói thuốc lá sẽ giảm được nguy cơ sưng màng não do nhiễm vi khuẩn meningococcus hoặc đau tai, nhiễm trùng tai. Đối với những người lớn tuổi, tránh hít phải khói thuốc lá sẽ giảm nguy cơ bệnh cúm và nhiễm khuẩn meningococcus.
Ngoài ra, những người hút thuốc lá phải tiêm vắc-xin ngăn ngừa cúm hằng năm, tiêm vắc-xin ngừa sưng phổi, và nếu lỡ bị bệnh bỏng rạ thì phải uống thuốc acyclovir...
Ảnh minh họa.
Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bỏ thuốc vì nó sẽ gây ra những biến chứng như bệnh nghẽn phổi kinh niên hay nguy cơ ung thư phổi, ung thư cuống họng, tuyến tụy tạng... Có lẽ đây là lần đầu tiên chúng ta được biết hút thuốc lá gây nhiễm trùng, bệnh răng lợi và sưng màng não.
Hút thuốc lá còn gây hiện tượng viêm, làm cho rễ tóc không phát triển được. Kết quả hình thành sẹo tại đây và như vậy sẽ ngăn cản việc phát triển của tóc. Đó là nguyên nhân khiến tóc bị rụng. Hút thuốc lá còn giảm estrogen, cũng là nguyên nhân khác làm rụng tóc.
Theo SKDS
Bệnh thường gặp ở đường hô hấp Trời trở lạnh, cơ thể con người kém thích nghi với nhiệt độ lạnh, suy giảm sức đề kháng nên rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy chúng ta cần hiểu biết các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Phòng các bệnh cúm mùa Thời tiết lạnh...