Những nguy cơ khi nhiễm Covid-19 và cúm cùng một lúc?
Mùa thu đã cận kề và các ca nhiễm Covid-19 vẫn còn phổ biến ở nhiều nước, các chuyên gia đang chuẩn bị cho kịch bản của “đại dịch kép” Covid-19 và cúm.
Người dân đi qua quảng cáo tiêm phòng cúm miễn phí bên ngoài một nhà thuốc ở New York, ngày 19 tháng 8 năm 2020.
Mặc dù đây là hai loại virus rất khác nhau, nhưng các chuyên gia hiện đang tìm xem liệu điều gì có thể xảy ra nếu một người bị nhiễm Covid-19 và cúm đồng thời, và liệu việc bị ốm do virus này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus kia hơn không.
Về mọi mặt, bị nhiễm cả hai virus cùng lúc sẽ nguy hiểm hơn chỉ bị nhiễm một. Và các chuyên gia cảnh báo rằng những người cao tuổi – vốn đã dễ bị tổn thương hơn với cả Covid-19 và cúm – có thể có nguy cơ đặc biệt cao. Đó là lý do tại sao, đặc biệt là trong năm nay, người cao tuổi được khuyến khích tiêm phòng cúm.
Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay trên tờ Journal of the American Medical Association cho thấy 20% bệnh nhân đã bị nhiễm một virus đường hô hấp khác ngoài Covid-19, bao gồm cả một người bị cúm – cho thấy đây là một khả năng.
TS. Jay Bhatt, cực quan chức cao cấp của Hội Bệnh viện Mỹ phát biểu: “Chúng ta có thể thấy các trường hợp COVID gia tăng trong mùa cúm và một số trong đó có thể phụ thuộc vào hiệu quả của việc duy trì sự nhất quán trong các hành vi phòng ngừa”.
Mặc dù Covid và cúm là hai loại virus khác nhau, nhưng cả hai đều lây lan giữa những người tiếp xúc gần, xảy ra thường xuyên hơn khi thời tiết trở nên lạnh hơn.
TS. John Brownstein, chuyên gia dịch tễ tại Bệnh viện Nhi Boston giải thích: “Tăng tương tác trong nhà và độ ẩm giảm là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến sự gia tăng rộng rãi các bệnh về đường hô hấp. Điều đáng lo ngại là những dịch bệnh gia tăng này đồng thời làm tăng cả nguy cơ cá nhân và gánh nặng của hệ thống y tế.”
Video đang HOT
Tuy nhiên, các bằng chứng hạn chế từ Úc, nước đang trong mùa cúm, dường như chỉ ra rằng giãn cách xã hội để phòng ngừa Covid-19 đang giúp hạn chế sự lây lan của cúm mùa.
TS Brownstein nói: “Có một ranh giới bạc tiềm ẩn, rằng những nỗ lực hiện tại xoay quanh việc giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cũng tác động đến lây truyền cúm”.
Khi nói đến ảnh hưởng của Covid-19 và cúm đối với trẻ em, cần nghiên cứu thêm để xem khả năng một người bị nhiễm Covid-19 và cúm đồng thời.
Mặc dù phần lớn trẻ em có vẻ khá bình an vô sự trước Covid-19, nhưng trẻ dễ bị cúm mùa hơn.
TS Bhatt nói: “Nguy cơ biến chứng đối với trẻ em khỏe mạnh bị cúm là cao hơn so với Covid-19. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ em có các bệnh lý nền bị tăng nguy cơ cao mắc cả cúm và Covid-19. Chúng tôi biết rằng nếu bạn bị suy giảm miễn dịch và tiếp xúc gần với mọi người, bạn sẽ tăng nguy cơ lây truyền và bị nhiễm.”
Một thách thức khác trong mùa cúm này là mặc dù Covid-19 và cúm là những virus rất khác nhau, nhưng chúng thường tạo ra các triệu chứng giống nhau.
TS Bhatt cho biết: “Các triệu chứng chung phổ biến của Covid-19 và cúm bao gồm sốt hoặc cảm giác sốt, ớn lạnh, ho [hoặc] thở gấp hoặc khó thở.
Điều này có thể làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã căng thẳng, vì các bác sĩ và y tá phải cố gắng phân biệt xem liệu bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 hay bị cúm.
Các khuyến nghị để giảm thiểu tác động của Covid-19 trong mùa cúm cũng tương tự như những năm trước: Vắc-xin cúm là một trong những công cụ chính để giảm nguy cơ mắc cúm. Nên tiêm phòng cúm cho trẻ em, người lớn và người già, và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyên nên tiêm vào tháng 9 và tháng 10 – mặc dù tiêm phòng cúm vào cuối mùa vẫn tốt hơn là không tiêm.
TS Brownstein cho biết: “Mặc dù vắc-xin cúm được khuyến cáo rộng rãi hàng năm, nhưng năm nay y tế công cộng sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa để tăng tỷ lệ tiêm phòng. Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để giúp bảo vệ hệ thống y tế vốn đã căng thẳng đều tốt.”
Ts Bhatt đồng ý rằng khi bước vào mùa cúm, các chiến lược giảm thiểu Covid-19 sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Hãy đeo khẩu trang, giãn khoảng cách và rửa tay”.
Tìm thấy bằng chứng nCoV bay lơ lửng xa đến 5 mét
Các nhà khoa học lần đầu tiên "bắt được" virus corona trong không khí xung quanh bệnh nhân COVID-19, chứng minh được nó còn sống và có khả năng xâm nhập tế bào.
nCoV có khả năng phát tán trong không khí xa hơn người ta tưởng - Ảnh: Analytical Science
Cho đến nay, khả năng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) lây qua không khí chỉ còn thiếu một mảnh ghép duy nhất: Bằng chứng về việc các hạt đường hô hấp (dưới dạng aerosol) có chứa virus còn sống, chứ không chỉ là vật liệu di truyền.
Theo báo New York Times, mới đây một nhóm các nhà virus học và chuyên gia về aerosol của Đại học Florida (Mỹ) đã chứng minh được đúng điều đó: virus còn sống quả thật lơ lửng trong không khí và có khả năng xâm nhập tế bào (tức lây nhiễm).
Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc cô lập virus từ aerosol trong không khí ở khoảng cách 2,1 - 4,87m xung quanh bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện - xa hơn nhiều khoảng cách 2m hay được khuyến cáo trong giãn cách xã hội.
Họ chế ra một thiết bị lấy mẫu dùng hơi nước tinh khiết làm tăng kích cỡ các hạt aerosol trong không khí để dễ dàng thu thập. Thiết bị này lập tức chuyển aerosol vào một dung dịch chứa muối, đường và protein nhằm bảo toàn mẫu virus.
Việc thu mẫu được tiến hành trong Bệnh viện Health Shands của Đại học Florida, trong một khoa chuyên dành cho bệnh nhân COVID-19 để mẫu không bị lẫn lộn các loại virus đường hô hấp khác.
Đặc biệt, không bệnh nhân nào ở đó phải áp dụng các kỹ thuật y khoa có thể tạo ra aerosol (như đặt ống thở) vì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trước đây luôn cho rằng đây là nguồn phát tán virus chính qua không khí trong môi trường bệnh viện.
Kết quả cuối cùng, dù đã đoán trước vẫn gây kinh ngạc: Ở cả hai khoảng cách 2,1m và 4,87m nhóm nghiên cứu đều "bắt" được virus còn sống, có khả năng xâm nhập tế bào. Xét nghiệm gen cho kết quả không khác gì mẫu dịch hầu họng của một bệnh nhân COVID-19 mới nhập viện.
Phát hiện trên được công bố trên mạng tuần trước, tuy chưa được đánh giá chính thức nhưng đã gây xôn xao cộng đồng khoa học.
"Nếu đây không phải là bằng chứng sống thì tôi không biết gọi đó là gì nữa", bác sĩ Linsey Marr, chuyên gia về virus, nhận xét về công trình nghiên cứu.
"Tôi không chắc số lượng virus có đủ gây bệnh cho một ai đó không, nhưng kết luận rõ ràng là anh có thể cô lập virus từ không khí. Điều đó không hề nhỏ chút nào", nhà virus học Angela Rasmussen (Đại học Columbia), nhận xét.
Các chuyên gia khác thì lưu ý khoảng cách virus di chuyển xa hơn nhiều so với khuyến cáo giãn cách xã hội.
"Chúng ta biết trong môi trường trong nhà, quy tắc giãn cách đó không có tác dụng. Tối thiểu 2m là hướng dẫn dễ làm lạc hướng vì mọi người sẽ nghĩ họ được bảo vệ nếu giữ khoảng cách này, trong khi thực tế là không. Mất khoảng 5 phút để các hạt aerosol di chuyển hết căn phòng cho dù không khí đứng yên", bà Robyn Schofield, nhà hóa học khí quyển của Đại học Melbourne (Úc), bình luận.
Cũng theo bác sĩ Linsey Marr, giãn cách 2m được khuyến cáo trên cơ sở nhận định "chỉ có các hạt dịch lỏng lớn là chứa virus", tuy nhiên điều này không đúng nữa nếu aerosol cũng chứa virus.
"Như vậy càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu", bà nói.
Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ trong mùa dịch Covid-19 Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong mùa dịch Covid-19? Hướng dẫn trong clip dưới đây của các chuyên gia sẽ rất hữu ích dành cho những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho các bé sơ sinh. Nếu nghi ngờ bị nhiễm Covid-19 trong giai đoạn...