Những nguy cơ khi ngừng ‘chuyện ấy’
Tình dục là một phần quan trọng trong cuộc sống. Quan hệ tình dục đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp điều hòa và cân bằng trạng thái.
Khi thiếu tình dục, hay tình dục bị gián đoạn, cơ thể sẽ chịu những ảnh hưởng và có những phản ứng không tốt.
Có nhiều lý do để việc quan hệ tình dục bị gián đoạn như: công việc, những chuyến công tác dài ngày, đối tác có bệnh, mâu thuẫn trong gia đình… Điều này thực sự không tốt chút nào vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo chiều hướng xấu.
Nảy sinh lo lắng hơn
Quan hệ tình dục là liều thuốc tốt để đẩy lùi stress, giúp giải tỏa tâm trạng. Bởi khi quan hệ tình dục, não sẽ tiết ra các chất kích thích tâm trạng như endorphin và oxytocin, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Những người ít quan hệ tình dục sẽ phải đối phó với sự căng thẳng nhiều hơn. Đồng thời, họ luôn bị luẩn quẩn trong những suy nghĩ mông lung, tâm trạng rối bời, chán nản. Sự mệt mỏi khiến bạn dễ rơi vào tình trạng đau nửa đầu kéo dài. Tình dục và tim mạch sống dựa vào nhau, bên này thịnh thì bên kia “hưởng” và ngược lại. Thiếu tình dục, hệ tim mạch cũng không được khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Dễ nhiễm virut, kém ngủ
Những người quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tuần sẽ tăng 30% immunoglobulin A (IgA) so với những người ít hoặc không quan hệ tình dục. Trong khi đó, IgA lại là một trong những loại kháng thể giúp cơ thể chống lại virut. Vì vậy, việc quan hệ tình dục bị gián đoạn khiến sức khỏe kém cân bằng và không tăng cường miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virut.
Tình dục là liều thuốc an thần tuyệt diệu. Sau mỗi lần yêu, cả hai sẽ đi vào giấc ngủ ngon. Do đó, thiếu ngủ, thậm chí mất ngủ là hậu quả dễ nhận thấy nhất của cơ thể khi “đói” tình dục.
Video đang HOT
Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và rối loạn cương
Đấng mày râu nếu ngừng quan hệ tình dục có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt, mà nguy hiểm nhất là ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy, đàn ông thường xuyên quan hệ tình dục sẽ giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bởi việc xuất tinh thường xuyên có thể giúp đẩy các chất có hại ra khỏi tuyến tiền liệt.
Nam giới không quan hệ tình dục thường xuyên sẽ dễ mắc chứng rối loạn cương hơn người khác tới 2 lần. Quan hệ tình dục thường xuyên có thể giống như một bài tập thể dục giúp dương vật duy trì tình trạng khỏe mạnh, hoạt động điều hòa.
Hoàng Quyên
Theo netnews.vn
Cách phát hiện cúm ở trẻ nhỏ
Khi trẻ đã bị nhiễm loại virut nào, bé sẽ có miễn dịch với virut đó. Nhưng vì có quá nhiều virut gây cảm cúm, nên bé vẫn bị mắc bệnh cảm cúm vài lần trong 1 năm và nhiều lần trong cuộc đời.
Bệnh cảm cúm thông thường là một nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi một trong hơn 100 loại virut. Các virut có thể gây ra cảm cúm ở trẻ bao gồm Enterovirus và Coxsackievirus.
Khi trẻ đã bị nhiễm loại virut nào, bé sẽ có miễn dịch với virut đó. Nhưng vì có quá nhiều virut gây cảm cúm, nên bé vẫn bị mắc bệnh cảm cúm vài lần trong 1 năm và nhiều lần trong cuộc đời.
Vì sao trẻ nhỏ mắc cảm cúm?
Em bé có thể bị nhiễm virut trong các trường hợp: qua không khí, khi một người nào đó bị bệnh cảm cúm ho, hắt hơi hoặc nói làm bắn virut ra không khí và em bé hít phải; do lây trực tiếp: khi người bệnh chạm miệng, mũi của mình vào miệng hoặc mũi của em bé, hoặc chạm vào bàn tay của bé, sau đó bé dụi mắt hay đưa tay lên miệng mà nhiễm bệnh; một số virut có thể sống trên bề mặt đồ vật trên 2 giờ, em bé có thể nhiễm virut bằng cách chạm vào một bề mặt đồ vật bị ô nhiễm như gối, chăn, đồ chơi, quần áo...
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ dễ ho, tống đờm và dịch tiết, giúp thông thoáng mũi họng.
Phát hiện cảm cúm ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu cảm cúm thông thường ở trẻ nhỏ là: mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi. Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, sau đó nước mũi thường trở nên đặc hơn và biến thành màu vàng hoặc màu xanh.
Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý phát hiện và đưa con đi khám bệnh kịp thời nếu thấy các triệu chứng: trẻ sốt trên 38,9oC trong 1 ngày; dường như bé bị đau tai hay khóc và cọ bên tai đau xuống gối; mắt màu đỏ hoặc màu vàng, xuất hiện rỉ mắt; trẻ có ho kéo dài hơn một tuần; nước mũi đặc, vàng hoặc xanh trong hơn hai tuần; bé biếng ăn; ho, buồn nôn hoặc nôn; da thay đổi màu da.
Trẻ có thể bị ho ra máu ít hoặc máu có lẫn trong đờm; bé khó thở hoặc là xanh tái ở niêm mạc môi và miệng.
Các biến chứng do cúm
Trẻ nhỏ bị cảm cúm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
Viêm tai giữa: khoảng 5-15% trẻ em cảm cúm sẽ dẫn đến một nhiễm khuẩn ở tai. Bệnh viêm tai giữa xảy ra khi vi khuẩn hoặc virut xâm nhập vào khoang tai phía sau màng nhĩ. Khi đó trẻ có biểu hiện thở khò khè; sốt; đau tai với dấu hiệu trẻ hay khóc, lắc đầu, cọ tai xuống gối; nặng hơn thấy chảy mủ tai...
Viêm xoang: nếu trẻ bị cảm cúm thông thường mà không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang. Đây là bệnh nhiễm khuẩn thứ cấp. Trẻ có dấu hiệu: đau trong xoang nên quấy khóc nhiều, có thể có sốt, kém ăn, khó ngủ...
Ngoài ra trẻ có thể bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Các bệnh lý này phải do bác sĩ khám và chẩn đoán.
Chăm sóc và điều trị cho bé
Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh cảm cúm. Việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng cho bé. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virut cảm cúm.
Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể giúp cải thiện triệu chứng cho bé như: hút đờm, nước mũi ra để làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ dễ thở. Nếu trẻ sơ sinh có cơn sốt 38oC hoặc cao hơn và có vẻ khó chịu, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc ibuprofen có thể dùng với trẻ trên 6 tháng tuổi.
Không bao giờ cho trẻ uống aspirin bởi vì nó có thể kích hoạt hội chứng Reye gây tử vong. Không cho trẻ sơ sinh uống các chế phẩm ho cảm, vì các chế phẩm này không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Làm loãng đờm nhầy bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ dễ ho khạc đờm ra ngoài, giúp thông thoáng mũi họng. Hút mũi của bé bằng cách dùng miệng hút trực tiếp, hoặc dùng dụng cụ chuyên dụng để hút nước mũi cho bé mỗi khi bé hắt hơi hoặc chảy nhiều nước mũi. Làm ẩm không khí: dùng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé có thể giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Cho bé xông nước ấm để tránh khô nẻ niêm mạc mũi, miệng.
Cần cho bé ăn uống đầy đủ, nhất là phải uống đủ nước để tăng đào thải virut ra khỏi cơ thể và để tránh mất nước. Nếu mẹ đang cho bú, cần cho trẻ bú đầy đủ như lúc trẻ còn khỏe. Bởi ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp thêm miễn dịch bảo vệ trẻ chống lại virut gây cảm cúm.
Phòng bệnh cho bé
Cảm cúm thường lây lan qua các giọt nước bọt nhỏ từ người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi vào không khí. Vì vậy cần tránh cho người bệnh tiếp xúc với trẻ hoặc không nên ở chung phòng với trẻ. Cần cho trẻ uống nhiều nước và rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Người lớn cần rửa tay trước khi cho trẻ ăn hay chăm sóc cho em bé. Luôn làm sạch đồ chơi của bé và núm vú của bình bú sữa.
Theo phunusuckhoe
Hôn nhau mỗi ngày giúp bạn tăng tuổi thọ Nụ hôn không chỉ là cách các cặp đôi thể hiện tình cảm mãnh liệt mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Giải tỏa tâm trạng Thực tế cho thấy, mỗi khi cả hai xảy ra tranh cãi hay đối phương đang gặp chuyện buồn thì một nụ hôn đúng lúc sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn cũng...