Những nguy cơ khi lạm dụng ăn cá sống
Thường xuyên ăn cá sống làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Nhiều loại trùng ký sinh ở người gây ra các bệnh như: Gan phình to, nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và ung thư gan.
Nguy cơ sán lá gan xuất hiện trong gan người khi lạm dụng ăn cá sống. Ảnh M.A
Thức ăn từ cá thường cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể. Có nhiều phương pháp chế biến cá để tăng sự ngon miệng, trong đó, cá sống cũng là một cách ăn nổi tiếng, được nhiều người, nơi ưa thích. Thậm chí, ở Nhật Bản, cá sống là thành phần không thể thiếu trong sushi, sashimi – những món đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc.
Thế nhưng, ăn cá sống mang lại nhiều rủi ro hơn so với việc nấu chín cá. Việc không chế biến chín thực phẩm là cơ hội cho các vi khuẩn và ký sinh trùng thâm nhập vào cơ thể người ăn.
Nhiều ký sinh trùng có thể gây hại nghiêm trọng về lâu dài. Dưới đây là một số bệnh ký sinh trùng chính có thể lây truyền sang người sau khi ăn cá sống hoặc nấu chưa chín:
Sán lá gan
Sán lá gan là một họ giun dẹp ký sinh gây bệnh gọi là bệnh sán lá gan nhỏ. Chúng phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu.
Sán lá gan trưởng thành cư trú và ẩn náu trong gan của người bị nhiễm bệnh và các động vật có vú khác. Chúng có thể khiến gan phình to, nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và ung thư gan.
Nguyên nhân chính của bệnh này là do ăn cá sống hoặc nấu chín không đúng cách, vệ sinh không sạch thực phẩm cũng như dụng cụ nhà bếp.
Sán dây
Sán dây thường hay xuất hiện ở cá hồi. Chúng là loài ký sinh trùng lớn nhất hiện này có thể lây nhiễm sang người. Nó có thể dài lên tới 15m.
Sán dây cá thường không gây ra triệu chứng nhưng chúng có thể gây ra một căn bệnh được gọi là bệnh sán dây – diphyllobothriasis.
Video đang HOT
Các triệu chứng của bệnh diphyllobothriasis thường nhẹ, bao gồm: Mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.
Sán dây cũng có thể lấy đi một lượng đáng kể chất dinh dưỡng từ ruột của vật chủ, đặc biệt là vitamin B12, khiến bệnh nhân thiếu hụt vitamin B12.
Giun đũa
Giun đũa ký sinh có thể gây ra một bệnh gọi là bệnh anisakiasis. Những con giun này sống trong cá biển. Căn bệnh nhiễm trùng này phổ biến nhất ở những vùng thường xuyên ăn cá sống bằng cách ngâm chanh hoặc muối như: Scandinavia, Nhật Bản, Hà Lan và Nam Mỹ.
Không giống như nhiều loại ký sinh trùng truyền qua cá khác, giun đũa Anisakis không thể sống trong cơ thể người quá lâu.
Chúng sẽ cố gắng đào sâu vào thành ruột, nơi chúng bị mắc kẹt và cuối cùng chết. Điều này có thể gây ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng dẫn đến viêm, đau dạ dày và nôn mửa.
Bệnh Anisakiasis cũng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch ngay cả khi giun đã chết trong thịt cá.
Giun đầu gai
Một họ giun đũa ký sinh khác có thể gây ra một bệnh gọi là giun đầu gai. Những con giun này được tìm thấy trong cá, thịt gia cầm và ếch còn sống hoặc nấu chưa chín ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Ấn Độ và Nam Phi.
Các triệu chứng chính là: Đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn và sốt. Trong một số trường hợp, nó có thể gây tổn thương da, phát ban, ngứa và sưng tấy.
Tùy thuộc vào vị trí trong cơ thể vật chủ mà ấu trùng ký sinh di chuyển, nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở các cơ quan khác nhau.
Thói quen mỗi sáng của nhiều người trẻ khiến tuổi thọ bị rút ngắn
Những tưởng thói quen nhỏ mỗi sáng này của nhiều bạn trẻ chỉ ảnh hưởng đến dạ dày, nhưng trên thực tế, nó lại gián tiếp làm tăng cao tỷ lệ tử vong ở mọi nguyên nhân gây bệnh.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Journal of the American College of Cardiology của Mỹ với 6550 người trưởng thành trong 18,8 năm, cho thấy những người không bao giờ ăn sáng có tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn dù nguyên nhân tử vong là do bệnh gì đi chăng nữa, trong đó bệnh phổ biến nhất là các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Nhiều người cho rằng việc bỏ bữa sáng chỉ có thể ảnh hưởng đến dạ dày mà thôi nhưng trên thực tế nó lại có sức "công phá" cơ thể bạn nhiều hơn thế. Nếu bạn vẫn muốn bỏ qua bữa sáng để tiết kiệm thời gian hoặc giảm cân thì hãy đưa ra quyết định sau khi đọc kỹ 6 tác hại khủng khiếp mà thói quen xấu này gây ra sau đây.
1. Ung thư túi mật
Phó Khoa Phẫu thuật gan mật, Bệnh viện Đại học Y khoa Quảng Châu (Trung Quốc) khẳng định trên Thời báo Sức khỏe của Trung Quốc (tháng 3/2011) chỉ có 4 bước từ bỏ ăn sáng đến ung thư túi mật. Đó là: không ăn sáng, bị sỏi mật, bị viêm túi mật và cuối cùng là ung thư túi mật.
Điều này là vì khi ăn sáng, túi mật tiết mật cô đặc xuống ruột non để tiêu hóa chất béo. Nếu bạn không ăn sáng, mật không thể được tiết ra ngoài, bị tích trữ trong túi mật và hình thành sỏi mật. Có sỏi trong túi mật, mỗi chuyển động của viên sỏi sẽ kích thích thành trong của túi mật, túi mật to dần và chèn ép các mạch máu, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, gây ra viêm túi mật. Cuối cùng của tình trạng này là dẫn đến các khối u ở niêm mạc túi, ung thư túi mật.
2. Xơ cứng động mạch
Bác sĩ Zhao Jiaxin, Khoa Thần kinh số 3, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) cho biết người bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng qua loa có tỷ lệ xơ cứng động mạch rất cao.
Nghiên cứu tương tự của nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha trong vòng 6 năm trên 4.000 nhân viên văn phòng cũng cho kết quả bữa ăn sáng thiếu dinh dưỡng làm tăng gấp đôi nguy cơ xơ vữa động mạch.
Theo tạp chí American College of Cardiology của Mỹ, bỏ ăn sáng sẽ khiến tăng cholesterol trong cơ thể, hình thành các mảng bám tích tụ ở động mạch, gây ra tắc nghẽn mạch và xơ vữa cũng như bệnh tim mạch khác.
3. Mắc bệnh tiểu đường
Giáo sư Fan Zhihong từ Trường Khoa học và Công nghệ Thực phẩm (Trung Quốc) khẳng định bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ tiểu đường tới 25%.
Khi bạn bỏ bữa sáng nghĩa là đang giảm sự bài tiết của insulin và có thể dẫn tới ngừng sản xuất insulin. Khi đó, bạn có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Tiểu đường ở Dsseldor (Đức) cũng nghiên cứu trên 90.000 người không ăn sáng, trong đó có 4.935 người mắc bệnh tiểu đường. Đáng sợ hơn là việc bỏ bữa sáng dù chỉ 1 ngày trên tuần có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 lên 6%, nếu là bỏ ăn sáng trong 4 - 5 ngày/tuần, con số lên đến 55%.
4. Đau dạ dày
Phó Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện TP. Tô Châu (Giang Tô, Trung Quốc) nhắc nhở rằng bỏ bữa sáng và nhịn đói lâu sẽ khiến dạ dày tiết quá nhiều axit, dễ gây viêm dạ dày, nặng hơn là viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.
Dạ dày luôn co bóp không ngừng, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa khiến nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi, viêm loét.
5. Tăng cân và béo phì
Nếu bạn đang giảm cân bằng cách cố gắng nhịn bữa sáng thì nên bỏ ngay lập tức! Thạc sĩ Dinh dưỡng Li Yuanyuan nhận định thay vì giảm cân, bỏ ăn sáng khiến chúng ta mập lên.
Lý do là khi bạn để bụng đói trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ nhầm tưởng rằng bạn đang ở trong "thời kỳ đói kém", ăn uống thiếu chất, nên khi ăn lại, cơ thể sẽ không muốn lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn. Điều này dễ gây ra tình trạng tăng lượng thức ăn nạp vào ở bữa trưa hoặc bữa tối, khả năng hấp thụ của cơ thể kém hơn, dễ để chất béo tích tụ trong cơ thể.
6. Ảnh hưởng đến não bộ
Bỏ bữa sáng sẽ dẫn đến không cung cấp đủ nguồn năng lượng cho hoạt động của não bộ cũng như tăng nguy cơ đột quỵ do não.
Nguồn năng lượng của não phụ thuộc vào lượng đường trong máu. Lượng đường này được duy trì nhờ vào lượng thức ăn nạp vào cơ thể, nếu bạn bỏ bữa sáng thì khả năng hoạt động trí óc chắc chắn sẽ giảm sút, dẫn đến không đủ năng lượng và giảm khả năng tập trung. Trường hợp nhẹ bạn có thể gặp triệu chứng hạ đường huyết, nặng thì bị hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.
Chớ để sỏi mật biến chứng Sỏi mật rất phổ biến, khoảng 20% dân số sẽ phát triển sỏi mật trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, chỉ có 20-30% phát triển thành các triệu chứng. Nếu không kịp thời điêu tri, sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm. Sỏi mật là loại sỏi được hình thành trong túi mật hoặc đường mật,...