Những nguy cơ ít ngờ vì tránh nắng quá kỹ
Nhận thức về tác hại của tia cực tím đang ngày càng tăng trong những năm gần đây, vì tia cực tím làm tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên xu hướng tránh nắng quá kỹ cũng khiến nhiều trẻ bị thiếu vitamin D.
Số trường hợp còi xương tăng
BS. Toru Yorifuji, Bệnh viện đa khoa thành phố Osaka (Nhật) cho biết ông gặp ít nhất một trẻ bị còi xương hoặc hạ can xi huyết mỗi tháng.
“Chúng ta đã rất vất vả để xóa sổ căn bệnh này từ 20 năm trước, nhưng tôi có ấn tượng là số ca bệnh đang tăng ngày càng nhiều”, ông nói.
Cả hai bệnh đều do thiếu vitamin D, mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân bị “cớm nắng”. Những nguyên nhân khác gồm trẻ ngày càng được nuôi bằng sữa mẹ, vốn có lượng vitamin D thấp, và nhiều trẻ phải tránh ăn một số loại thực phẩm do bị dị ứng.
Được hoạt hóa trong gan và thận, vitamin D giúp cơ thể hấp thu can xi, làm xương vững vàng và cơ bắp chắc khỏe. Rất khó hấp thu đủ vitamin D chỉ từ thực phẩm đơn thuần, nhưng cơ thể tự sản sinh được vi chất này khi tiếp xúc với tia cực tím.
Giảm nồng độ can xi trong máu do thiếu vitamin D có thể gây co giận do hạ can xi huyết ở trẻ dưới một tuổi, cũng như làm biến dạng cấu trúc xương, bao gồm chân vòng kiềng – một triệu chứng của còi xương, ở trẻ 1 – 3 tuổi. Để điều trị phải bổ sung vitamin D đều đặn trong ít nhất vài tháng.
Theo BS. Yorifuji, nhiều bà mẹ đưa con đến bệnh viện đã rất ngạc nhiên và cho biết: “Chúng tôi tránh ánh nắng vì tôi tin là nó không tốt cho cơ thể. Tôi không hề biết là có những bệnh này”.
Bị ảnh hưởng phần nào bởi nỗi “ám ảnh” về làn da trắng, phụ nữ ngày càng tích cực tránh nắng hơn trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Hệ quả là trẻ em con của những bà mẹ thiếu vitamin D này dễ có khối xương thấp hơn. Một khảo sát thấy rằng 20% số trẻ sơ sinh đẻ thường bị tình trạng thiếu vitamin D.
“Không chỉ trẻ em, mà cả những phụ nữ có khả năng mang thai và người già xương yếu cũng cần phải cẩn thận”, BS Yorifuji cảnh báo.
Không có hướng dẫn rõ ràng về lượng phơi nắng thích hợp, vì mức độ tùy thuộc vào địa điểm, điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày.
Do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm ung thư và đục thủy tinh thể, nên sự cân bằng chính là chìa khóa. “Bạn không nhất thiết phải ra ngoài trời và tắm nắng. Lượng thích hợp là lượng ánh nắng mà da được tiếp xúc khi bạn mặc quần áo phù hợp theo từng mùa”, Ryoichi Kamide, bác sĩ da liễu ở Bệnh viện Hihuno Clinic Ningyocho, Tokyo cho biết.
Nguy cơ dị ứng
Trong những năm gần đây, những phản ứng dị ứng với tia cực tím đang nhận được nhiều chú ý. Ở nhiều trường hợp, một số thuốc và hóa chất đặc biệt trên da tương tác với tia cực tím, dẫn tới phản ứng độc hoặc phản ứng dị ứng.
Một dạng dị ứng ánh nắng hay gặp là phát ban đa hình thái do ánh sáng (PMLE), thường biểu hiện là những nốt ban gây ngứa trên vùng da hở. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 5% số phụ nữ bị bệnh này, với những triệu chứng nhẹ thường khỏi sau vài ngày.
Các hóa chất trong thuốc cũng có thể khởi phát triệu chứng. Ví dụ, bệnh viêm da tiếp xúc ánh nắng gây nổi ban trên da khi ra nắng ở vùng da dán cao ketoprofen – thường dùng để điều trị đau hoặc viêm.
Bệnh nhân bị cao huyết áp cần đặc biệt chú ý đến tình trạng mẫn cảm ánh nắng do thuốc. Sử dụng các thuốc ARB và hydrochlorothiazide – thường dùng để điều trị cao huyết áp có thể gây ra các triệu chứng trên da từ nhẹ đến bỏng nắng nặng khi da bị tiếp xúc với tia cực tím.
Do đó điều quan trọng nhất là phải biết về những tác động tốt và xấu của ánh nắng mặt trời và có cách đáp ứng điều độ hợp lý.
Cẩm Tú
Theo Asiaone
Dấu hiệu bạn thiếu vitamin D
Bạn có thể bị thiếu hụt vitamin D trong nhiều năm mà không biết. Điều đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy đọc những dấu hiệu cảnh báo sau đây:
1. Đau xương
Một trong những dấu hiệu chính của việc thiếu vitamin D là đau xương. Vitamin D hỗ trợ xương hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, xương cũng bạn sẽ yếu, dễ vỡ và đau. Cơ thể của bạn cần canxi, nhưng nếu không đủ vitamin D để hỗ trợ hấp thụ canxi, canxi có thể bị bài tiết bởi magie. Bạn nên bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn trứng, cá, dầu cá hoặc sưởi nắng ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Ảnh: dermaharmony.com.
2. Suy giảm nhận thức
Vitamin D cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ cho một số lượng lớn hoạt động trong não bộ. Nó có thể giúp kích hoạt chức năng nhận thức. Nếu bạn cảm thấy khó tập trung vào công việc trong một thời gian dài, có thể bạn bị thiếu vitamin D.
3. Trầm cảm
Trầm cảm là vấn đề của nhiều phụ nữ hiện nay. Do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng ta dễ bị thiếu hụt thứ vitamin quan trọng này. Dù bạn ăn chế độ lành mạnh, tập thể dục và nói chung không có vấn đề khác gây trầm cảm, bạn có thể vẫn bị thiếu vitamin D. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc bổ sung hoặc sưởi nắng ít nhất 20 phút mỗi ngày.
4. Tiểu đường
Nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2. Vitamin D có thể giúp hỗ trợ chuyển hóa glucose do đó thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp.
5. Bệnh ung thư
Thiếu hụt vitamin D có liên quan đến tất cả loại ung thư khác nhau, từ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy.
6. Bệnh về xương
Ở trẻ em, bệnh về xương được gọi là còi xương, và ở người lớn được gọi là loãng xương. Cả hai bệnh đều phát sinh do sự suy yếu của xương, và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí làm suy yếu khả năng đi lại hoặc ngồi xuống. Sức khỏe của xương là vô cùng quan trọng và khi vitamin D, canxi không được hấp thụ, bệnh xương có thể xảy ra.
7. Béo phì
Béo phì là một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D. Thiếu vitamin D có thể gây ra béo phì và nhiều vấn đề khác. Béo phì cũng có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nữa, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống của bạn.
Vitamin D có hai dạng: Vitamin D2 và Vitamin D3. Vitamin D3 là dạng thích hợp dành cho cơ thể người và dễ hấp thụ nhất. Vitamin D2 hoạt động kém hiệu quả hơn, bạn có thể tìm thấy vitamin D2 trong các loại sản phẩm từ sữa, pho mat, ngũ cốc. Nếu bạn muốn bổ sung vitamin D3, hãy thêm trứng, gan, cá, dầu cá, sữa, sữa chua vào trong chế độ ăn uống.
Quỳnh Trang
Theo allwomenstalk
Có phải sữa mẹ loãng nên con chậm tăng cân Con tôi khi sinh nặng 3,3 kg. Nay cháu 2 tháng, tăng tháng đầu được 8 lạng, tháng sau được 2 lạng. Tôi cho cháu đi khám bác sĩ nói cháu bị còi xương, thiếu máu, thiếu protein đặc hiệu. Cháu còn bị men gan tăng nữa. Tôi lo lắng quá. Có phải tại sữa của tôi loãng, không tốt, không đủ dinh...