Những nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ nhỏ đến bể bơi
Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên bể bơi công cộng cũng là nơi chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt là khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Nguy cơ mắc bệnh ở bể bơi
Nhiều chuyên gia nghiên cứu về nguồn nước tại các bể bơi nhận xét: “Nước bể bơi rất bẩn!”.
Cụ thể, 60% bể bơi chứa các vi khuẩn độc hại, trong đó 58% chứa vi khuẩn ecoli – thủ phạm chính gây ra tiêu chảy và các bệnh đường ruột.
Mỗi người vào bể bơi mang theo rất nhiều vi khuẩn khiến cho bể bơi trở thành một nơi cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Hiện nay các bể bơi đều sử dụng clo để làm sạch nước. Tuy nhiên, khi clo gặp amoni sẽ phản ứng rất nhanh và tạo thành chất mà khả năng sát khuẩn kém clo tới hàng trăm lần gọi là monocloramin. Nhiều bể bơi thấy bẩn cứ đưa clo xuống, nước lại càng bẩn thêm.
Một số bể bơi cho phèn vào để xử lý nước. Phèn tuy làm cho nước trong nhưng sẽ làm giảm độ PH trong nước, dẫn đến tình trạng nhiều người đi bơi về thấy mắt cay sè, hoặc da rát bỏng, nhất là những vùng da bị trầy xước.
Mùa hè nhiều người tìm đến các bể bơi công cộng để vui chơi và rèn luyện sức khỏe. (Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn)
Khi bơi lội ở nơi có nguồn nước không vệ sinh, bạn rất dễ mắc phải những bệnh về mắt.
Chia sẻ trên Báo Nhân dân, Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm kết mạc là việc mắt bệnh nhân bị nhiễm khuẩn khi đi bơi ở sông ngòi, hồ ao và trong các bể bơi công cộng.
Trong đó viêm kết mạc có thể do trong hồ bơi có chất chlorine làm mắt đỏ kích ứng kéo dài.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với nước bẩn không chỉ dẫn đến đau mắt thông thường còn làm tăng cơ hội lây nhiễm các loại vi khuẩn như Chalamydia, một loại vi khuẩn bộ phận sinh dục xâm nhập mắt.
Video đang HOT
Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, ra gỉ nhiều, kết mạc có hột đặc hiệu, diễn biến kéo dài nếu không được điều trị đúng. [1]
Chia sẻ trên Báo An ninh Thủ đô, Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Hồng Phong, chuyên ngành Da liễu, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội khuyến cáo nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm như mụn cóc, trùng roi nếu nước ở bể bơi không được sát khuẩn tốt.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng phòng khám sản khoa – nam khoa, Trung tâm Y tế Thái Hà) lại đặc biệt khuyến cáo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác khi chị em tắm ở bể bơi.
Ngoài ra, chúng ta cũng có nguy cơ nhiễm trùng bàng quang khi thường xuyên tắm ở bể bơi có nguồn nước bị ô nhiễm. [2]
Nguy cơ đuối nước khi bơi
Đã có một số trường hợp trẻ bị tử vong do đuối nước khi tắm ở bể bơi.Ngoài các nguy cơ mắc bệnh do nước tại bể bơi, các phụ huynh cho con đi bơi cũng cần phòng tránh trẻ bị đuối nước.
Dù bể bơi có nhân viên cứu hộ nhưng trong thời điểm bể bơi quá đông, việc quan sát được hết những bất thường khi bơi là khá khó khăn.
Vì thế phụ huynh khi đưa con đến bể bơi cần đặc biệt chú ý quan sát trẻ, để trẻ bơi ở khu vực phù hợp, hướng dẫn trẻ những nguyên tắc đảm bảo an toàn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Những lưu ý khi bơi tại bể
Trước khi bơi, bạn cần khởi động tránh chấn thương và các sự cố sức khỏe khi tập luyện. Đặc biệt, nếu bơi vào mùa đông bạn nên khởi động kỹ hơn.
Để tránh các loại vi khuẩn ô nhiễm tại các bể bơi công cộng, bạn nên tắm trước khi xuống bể. Việc này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, dễ lây lan cho những người khác.
Khi bơi tốt nhất nên đeo kính bơi để bảo vệ mắt bạn tránh khỏi các vi sinh vật mang mầm bệnh cũng như bị ảnh hưởng bởi hoá chất trong hồ bơi.
Việc sử dụng mũ bơi bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại trong bể bơi là một việc cần thiết. Sau khi bơi, bạn nên gội đầu và dùng dầu xả dưỡng tóc để tóc không bị khô.
Vì nước hồ bơi không hề sạch cho nên bạn cần hạn chế tối đa việc uống nước ở hồ bơi.
Sau khi bơi nên đi tiểu tiện ngay, bởi vì bên trong bể nước có nhiều tính kiềm, hơn nữa trong nước lại chứa lượng lớn vi khuẩn lây truyền, rất dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm.
Sau khi bơi, bạn cũng nên chú ý bổ sung đủ lượng nước để tế bào da có thể tự hồi phục.
Tài liệu tham khảo:
[1] //www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/36734902-mua-di-boi-can-trong-voi-cac-benh-ve-mat.html
[2] //anninhthudo.vn/doi-song/di-boi-ngay-nang-nong-ban-co-biet-nhung-dieu-nay/727309.antd
Hồ Thu
Theo giaoduc.net
Loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm "ẩn nấp" trong các bể bơi và đây là cách phòng tránh
Là địa điểm được nhiều người ưa thích vào mùa hè, nhưng cũng vì lý do đó mà những bể bơi công cộng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh do mất vệ sinh do lượng người sử dụng tăng cao đột biến.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số người phải nhập viện do mắc Cryptosporidiosis - 1 loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn Cryptosporidium lây lan qua nước hồ bơi bị ô nhiễm, hay còn được gọi là bệnh tiêu chảy sau khi đi bơi - đang gia tăng đột biến.
Có một loại vi khuẩn hồ bơi đã làm tăng tình trạng bệnh tiêu chảy khi đi bơi tại Mỹ.
Cryptosporidiosis là gì?
Cryptosporidiosis bắt nguồn từ một loại ký sinh trùng mang tên Cryptosporidium. Loại ký sinh trùng này thường lây truyền qua đường phân - miệng. Waleed Javaid, bác sĩ kiêm trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Tổ chức Mount Sinai Downtown, New York cho biết.
Cryptosporidiosis là loại ký sinh trùng thường lây truyền qua đường phân - miệng.
Vì vậy, nếu một người bị đi ngoài liên tục trong vài ngày trước khi sử dụng bể bơi công cộng, vi khuẩn còn sót lại của bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm cho những người bơi khác. Điều này rất dễ xảy ra do thường có 1 số lượng người không vệ sinh sạch sẽ trước khi xuống bể bơi.
Hầu hết những người mắc Cryptosporidiosis chỉ ở dạng nhẹ. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu trong bụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể có các biến chứng nghiêm trọng hơn như làm suy yếu hệ thống miễn dịch. CDC cho biết, những người này thường mắc tiêu chảy lâu hơn người khỏe mạnh, có thể kéo dài tới 3 tuần.
Cách phòng tránh lây nhiễm Cryptosporidiosis
Bác sĩ Javaid cho biết, những người bị suy giảm miễn dịch cần phải cảnh giác với môi trường có nguy cơ gây bệnh cao. Ngoài ra, hãy thận trọng nếu xung quanh hồ bơi có gia súc hoặc động vật khác vì ký sinh trùng có thể lây truyền từ chúng sang người. Đồng thời, bất cứ khi nào bạn chạm vào gia súc, hãy chắc chắn vệ sinh tay sạch sẽ sau đó.
Ngoài ra, bạn cần phải cẩn thận những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em. Không ít cha mẹ tắc trách cho con đi bơi sau khi trẻ bị tiêu chảy vài ngày trước đó. Như đã đề cập, ký sinh trùng Cryptosporidium có thể tồn tại và lây truyền qua đường phân và miệng. Hơn nữa, do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ kém hơn người trưởng thành, bạn cũng không nên để trẻ bơi ở nơi có nguy cơ mắc bệnh cao.
Cuối cùng, nếu bạn bị tiêu chảy hay các bệnh về đường ruột, hãy tránh đi đến các bể bơi công cộng để hạn chế khả năng lây truyền bệnh cho những người sở hữu sức đề kháng kém.
Source (Nguồn): Health
Theo Helino
Bác sĩ Tiin: Thường xuyên đau giữa lồng ngực khi đi qua đường gập gềnh là triệu chứng bệnh lý gì? Thông thường, dấu hiệu đau kéo dài tại vùng giữa ngực có thể gặp trong tổn thương của xương sườn, xương ức, đau dây thần kinh liên sườn, bệnh lý cơ quan hô hấp, tim mạch. Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em muốn hỏi nếu đau ở giữa lồng ngực thì có nguy hiểm không? Em thấy khi đi bình thường thì cảm...