Những người vận chuyển F0
Trong nửa năm đại dịch Covid-19 tấn công TP.HCM, bóng dáng các tài xế xuất hiện ở mọi giai đoạn, mọi điểm nóng.
Nếu không có họ, cuộc chiến này có thể sẽ rất khác.
Sáng 30/1, Thành ủy TP.HCM đã họp mặt các cá nhân, đơn vị tham gia vận chuyển cấp cứu người bệnh Covid-19. Họ là những người lặng lẽ góp sức trong cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh.
Anh Trần Công Lộc, Tài xế Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM không thể giấu cảm xúc mỗi lần nhắc về Covid-19. Ngay từ đầu dịch, anh Lộc đã giấu vợ lên đường. Khi xa nhà rồi, anh mới lo lắng đủ điều cho người thân vì chứng kiến sự tàn khốc của dịch bệnh.
Anh Lộc, tài xế Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM.
Lần đón F0 đầu tiên, anh Lộc rất căng thẳng vì khi đó chưa ai hiểu về Covid-19. Nhưng nếu không chuyển bệnh, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết. Dẹp bỏ sự chần chừ, anh nghĩ người bệnh cũng như người thân của mình và nhanh chóng lao vào, đưa họ đến bệnh viện.
“ Xe đến bệnh viện kịp lúc, bệnh nhân được thở oxy và vượt qua Covid-19. Sau lần đó, tôi cũng không e dè nữa mà nghĩ làm sao để tìm bệnh viện nhanh nhất có thể.
Đến lúc này tôi cũng không nhớ mình đã vận chuyển bao nhiêu F0, cứ có điện thoại, bằng mọi cách mình phải cứu người”.
Một thời gian sau, chuyện không mong chờ nhất cũng xảy ra. Giữa đêm, điện thoại anh đổ chuông, người thân của anh trở thành F0. Anh Lực biết rõ Covid-19 đang bước vào giai đoạn vô cùng khốc liệt, anh đã chứng kiến biết bao bệnh nhân không may tử vong.
“Lúc đó, tâm trạng tôi không được ổn định, nhưng nhờ anh em, đồng đội động viên để vững vàng vượt qua. Đi đến ngày hôm nay, chúng tôi đã thật sự sát cánh cùng nhau, đó là khoảng thời gian không thể nào quên được”, anh Lộc chia sẻ.
Video đang HOT
Tài xế xe cứu thương cũng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm như các nhân viên y tế.
Đồng hành cùng nhiều chuyến xe cấp cứu F0 là anh anh Lê Tấn Sang – Sinh viên năm thứ 4, ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Sau khi được huấn luyện, anh cùng các y bác sĩ Trung tâm Cấp cứu 115 lên đường chuyển bệnh.
Đến giờ, anh vẫn không thể quên một nữ bệnh nhân không may chuyển nặng tại nhà. Khi các y bác sĩ đến, SpO2 của bà chỉ khoảng 80. Tuy nhiên, bà vẫn có thể tự thay đồ, đi vệ sinh và tự đi ra xe. Thậm chí, bệnh nhân còn nhắc các con mang tiền theo để đi chữa bệnh.
“Theo nguyên tắc, chúng tôi phải đưa bà đến bệnh viện gần nhất, nhưng hầu như bệnh viện nào cũng quá tải. Chưa có nhiều kinh nghiệm, chúng tôi liên tục đi tìm bệnh viện và đợi Trung tâm điều phối 115 tìm bệnh viện khác phù hợp.
Lúc đó khoảng 10h sáng, người bệnh được thở oxy. Chờ đến hơn 14h, bà rơi vào tình trạng không ổn, chúng tôi quyết định tự đưa bà đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu”, anh Sang nhớ lại.
Bệnh viện ngay lập tức tiếp nhận nhưng sức khỏe của bệnh nhân đã rất xấu.
“Đến sáng hôm sau, con gái bà nhắn cho tôi một tin nhắn rất dài để cám ơn, nhưng cuối tin chị nói mẹ của chị đã qua đời.
Bản thân không giúp được gì người bệnh nhưng nhận lại sự cảm kích quá lớn, tôi rất áy náy. Cũng từ đó, tôi dặn lòng phải cố gắng cứu càng nhiều bệnh nhân càng tốt”, anh Sang nói.
Trên một chuyến xe chở F0.
Công việc lái xe cứu thương rất đặc thù, áp lực rất lớn. Có giai đoạn, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội, các tuyến đường chỉ toàn xe cấp cứu, xe chuyển F0. F0 là người già, người trẻ, thậm chí là trẻ sơ sinh.
Không ít lần, các anh nhận phải phản ứng nặng nề của người nhà và bệnh nhân khi xe không đến kịp, quá tải. Thế nhưng mỗi một F0 được cứu sống, kịp đến bệnh viện, là mỗi lần các anh được tiếp thêm năng lượng.
Trong cuộc chiến sinh tử từ tháng 6 đến tháng 10/2021, trung bình mỗi ngày có 4.000 cuộc gọi cấp cứu đến Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, gấp hơn 30 lần ngày thường. Ngoài lực lượng lái xe cấp cứu của Trung tâm 115, các bệnh viện, còn có sự góp sức không mệt mỏi của các tài xế xe taxi, các tổ chức cá nhân thiện nguyện trong vận chuyển F0.
Đến nay, TP.HCM đã chuyển sang một giai đoạn mới, bình an hơn, không thể quên những người lặng lẽ ngày đêm, nối dài cơ hội sống cho người bệnh Covid-19.
F0 chậm được đưa đi cách ly điều trị, Sở Y tế Hà Nội nói gì?
Gần đây, nhiều người dân ở Hà Nội phản ánh tình trạng F0 chậm được đưa đi cách ly, điều trị và đặt vấn đề về trách nhiệm này của Trung tâm Cấp cứu 115, chính quyền địa phương hay y tế cơ sở.
Tối 16/12, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, theo quy định của Thành phố, hiện nay việc vận chuyển F0 từ nhà đến các cơ sở thu dung điều trị tầng 1 (với các F0 thể nhẹ), vận chuyển bệnh nhân từ các cơ sở thu dung tầng 1 lên các tầng 2 và tầng 3 là do chính quyền địa phương phụ trách.
" Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các đơn vị khác trong ngành y tế của Thành phố sẽ đáp ứng vận chuyển những bệnh nhân nặng trong trường hợp quận, huyện, thị xã quá tải" - ông Cương nói.
Ảnh minh hoạ
Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị COVID-19 thành 3 tầng. Trong đó:
Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà;
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện;
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Hà Nội liên tục ghi nhận sự gia tăng ca mắc COVID-19 trong 2 tuần gần đây. Cao điểm, hai ngày 15-16/12, mỗi ngày Hà Nội phát hiện hơn 1.300 ca mắc mới, xấp xỉ 50% trong đó là ca cộng đồng.
Dù vậy, những ngày gần đây, liên tục có những phản ánh của người dân về việc một số người dân có kết quả dương tính SARS-CoV-2 nhiều ngày nhưng không được đưa đi tới cơ sở thu dung, điều trị.
Hơn 1.000 F0 đang điều trị tại nhà
Cũng theo ông Cương, hiện có hơn 1.000 F0 đang triển khai điều trị tại nhà, tính đến ngày 16/12.
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội
Hiện Hà Nội có 3 túi thuốc để cấp, phát miễn phí cho F0 điều trị tại nhà:
- Túi thuốc A (gồm có thuốc hạ sốt Paracetamol, thuốc bổ sung vitamin), các túi thuốc này, kèm theo hướng dẫn sử dụng được phát ngay cho người bệnh khi đủ điều kiện điều trị tại nhà và do Trạm Y tế cấp phát.
- Túi thuốc B: gồm có thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống đông chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt và phải được bác sỹ đánh giá và kê đơn cho bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất trước khi chuyển người bệnh (sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng)
- Túi thuốc C gồm các thuốc kháng Virus: Molnupiravir, Favipiravir, đây là các thuốc chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, phân bổ theo chương trình của Bộ Y tế, sử dụng có kiểm soát, do đó để được sử dụng, F0 phải được khám sàng lọc, đánh giá và có cam kết đồng ý tham gia chương trình, khi sử dụng thuốc kháng vi rút phải tuân thủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
"Việc cấp thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi quản lý tại nhà là do Trạm Y tế xã phường thị trấn hoặc có thể do Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (do Chính quyền địa phương thành lập) cấp phát" - ông Cương khẳng định, đồng thời cho biết hiện nay các thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát thuốc phải đúng theo quy định. Các F0 có thể liên hệ với Trạm Y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Hơn nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở TP.HCM là nữ bệnh nhân TP.HCM ghi nhận hơn 17.263 ca tử vong vì Covid-19 đến ngày 16/11, trong đó số bệnh nhân nữ chiếm 58,5%. Chiều 17/11, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế chủ trì họp báo thông tin về lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong...