Những người và món ăn “đại kị” với thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc và tưởng như ai cũng có thể ăn được. Tuy nhiên có những người cho dù thèm thịt lợn tới đâu cũng chớ dại động vào.
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Thịt lợn chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. Trong 100g thịt lợn có chứa các axit amin thiết yếu như histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.
Bên cạnh đó, thịt lợn đóng góp 16% tổng số chất béo; 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.
Đặc biệt, thịt lợn là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; tổng hợp các axit béo.
Ngoài ra, thịt lợn còn là nguồn selenium. Một miếng thịt lợn 170g cung cấp đủ 100% lượng selen cần hàng ngày của một người. Duy trì đủ mức selen là đặc biệt quan trọng để chức năng tuyến giáp hoạt động tốt.
Những người nên tránh ăn thịt lợn
Mặc dù thịt lợn rất tốt nhưng những người này lại tuyệt đối nên tránh hoặc hạn chế ăn.
Người thừa cân, béo phì
Người béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn nhưng chỉ nên chọn ăn thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ. Bởi thịt nạc chứa nhiều protein trong khi thịt mỡ chứa nhiều chất béo. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì. Người béo phì sẽ càng có nguy cơ mắc thêm một số bệnh khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, mỡ máu,…
Người mắc máu nhiễm mỡ cao
Thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói… có chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu có ảnh hưởng không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Do vậy, những người mắc bệnh này chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g thịt mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bị bệnh mỡ máu cũng cần hạn chế ăn đạm. Thịt lợn là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác. Nếu muốn ăn, nên chọn thịt lợn nạc thay vì thịt mỡ.
Người bị bệnh mỡ máu cũng cần hạn chế ăn đạm, và đạm có không ít trong thịt lợn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Người mắc bệnh gút
Người mắc bệnh gút không nên ăn thịt quá 100gam/ngày, thịt lợn, thịt bò chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên thường xuyên chỉ ăn thịt lợn.
Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…
Người cao huyết áp
Thịt chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp. Người bị cao huyết áp vẫn có thể ăn thịt lợn bởi vẫn cần chất đạm trong thịt nhưng nên chọn ăn phần thịt nạc, tránh ăn phần thịt mỡ hay mỡ lợn.
Những món không nên ăn cùng thịt lợn
Ốc bươu: Lương y Vu Quôc Trung cho biêt, trong đông y thit lơn đăc biêt kiêng ky vơi ôc bươu, cam thao, con tôm… Sư kiêng ky cua cac mon ăn này theo tương quan ngu hanh. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Lá mơ: Thit lơn chứa rất nhiều protein dung vơi lá mơ dễ gây kêt tua lương đam khiên ngươi ăn không thê hâp thu đươc. Cần kiêng ky để tranh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Ăn thịt lợn với lá mơ lâu dài dễ ngộ độc. (Ảnh minh họa)
Đậu tương: Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Gừng sống: Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, ăn vào thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, làm xuất hiện các nốt đen ở mặt. Cách chữa: Nếu ăn phải, bạn nên lấy lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.
Thịt trâu: Thịt trâu tính hàn gặp thịt lợn tính ngưng trệ sinh chứng bạch thốn trùng sán xơ mít.
Thịt dê: Thịt dê tính hàn, gặp thịt lợn sinh khí trệ sinh đờm.
Quả mơ: Thịt lợn và mỡ lợn có tính ngọt lạnh không nên ăn với quả mơ do loại quả này có tính chua, kết hợp với nhau sẽ gây tả lỵ.
Rau mùi: Rau mùi tính tân tán, thịt lợn tính ngưng trệ, hai thứ xung khắc ăn phải sẽ sinh đau quặn quanh rốn.
Gỏi cá: Gan lợn tuyệt đối không nên cùng gỏi cá có tính lạnh. Nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng trường ung.
Nuôi cháu mũm mĩm, thịt ngấn từng tầng, bà nội tự mãn mát tay nhưng bác sĩ tức giận
Một số cha mẹ, đặc biệt là thế hệ ông bà, người già, lại luôn lo lắng về sự thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu thấy con không được mập mạp là cho rằng chúng đã suy dinh dưỡng.
Sau khi một đứa trẻ được sinh ra, sự phát triển của trẻ có những quy tắc riêng, cha mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần đảm bảo rằng dinh dưỡng của trẻ được cung cấp đủ và cân bằng. Tuy nhiên, một số cha mẹ, đặc biệt là thế hệ ông bà, người già, lại luôn lo lắng về sự thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu thấy con không được mập mạp là cho rằng chúng đã suy dinh dưỡng. Họ quan niệm, trẻ phát triển tốt là phải thật mũm mĩm, béo tốt.
Bà nội tự hào nuôi cháu béo thịt ngấn từng tầng
Bao Fang là một cậu bé được sinh ra với trọng lượng tương đối nhẹ so với tiêu chuẩn, chỉ tầm hơn 2kg một chút, trong khi bình thường, trẻ sơ sinh có cân nặng lý tưởng nhất là khoảng 3kg. Vì lý do này, gia đình của bé rất lo lắng. Đặc biệt là người bà. Bà nội của bé cảm thấy rằng cháu trai có tình trạng sức khỏe kém, không thể lớn lên tốt được. Vì thế khi mẹ bé phải đi làm, Bao Fang được bà chăm sóc.
Thấy cháu sinh ra nhẹ cân, bà nội không ngừng tẩm bổ để cháu béo tốt lên trông thấy
Bà đã quyết định nuôi cháu nội theo một cách khác. Các bữa ăn thường được bà cho đủ các loại nước dùng, nước canh xương, súp... Ngoài 3 bữa một ngày còn có các bữa ăn phụ buổi tối và rất nhiều món ăn phụ khác nhau. Bằng cách này, cậu bé Bao Fang "lớn nhanh như thổi", tăng cân chóng mặt và béo lên trông thấy.
Cậu bé từng ngấn thịt khắp người khiến bà nội tự hào vì chăm cháu mát tay
Mặc dù mới chỉ 2 tuổi nhưng phần thịt trên cơ thể của bé ngấn từng tầng, từ đùi, tay đến bụng thịt xếp chồng lên nhau, trông không khác gì biểu tượng của Michelin sống động trên các khung hình quảng cáo. Và rồi người mẹ trong một lần nghỉ về thăm nhà, thăm con, đã cảm thấy tuyệt vọng khi nhìn con béo tới mức như vậy. Trong khi đó, bà nội lại vô cùng hãnh diện: "Nhìn xem, mẹ đã chăm cháu rất tốt, con thấy không, thằng bé khỏe mạnh, mũm mĩm đến thế này cơ mà".
Sau khi nghe lời mẹ chồng nói, người mẹ đã không đồng quan điểm. Cô nói: "Mẹ à, nuôi trẻ không phải là nuôi heo. Việc bé béo tới như thế này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Con cần phải đưa cháu đến viện để kiểm tra cơ thể".
Bà nội không ngờ đã khiến cháu đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe
Sau khi đi khám, bác sĩ tức giận nói: "Đứa trẻ quá béo, từng ngấn thịt này đã khiến da của bé bị loét nếu không được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận. Không chỉ thế, bé sẽ dễ bị cao huyết áp và dậy thì sớm". Bà nội của bé đã vô cùng xấu hổ khi nghe bác sĩ nói.
Do đó, đã tới lúc cha mẹ và cả thế hệ ông bà cần có một cái nhìn và cách nuôi trẻ khoa học hơn. Việc trẻ quá béo không phải là điều tốt. Dưới đây là những tác hại mà trẻ có thể gặp phải:
Dễ gây ra dậy thì sớm
Lý do tại sao trẻ béo phì, thừa cân là do chúng có một chế độ ăn không kiểm soát, vô tội vạ, ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo và protein. Một chế độ ăn uống không kiểm soát như thế có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em mặc dù bề ngoài trông trẻ rất béo tốt. Từ đó có thể gây ra dậy thì sớm.
Tuổi dậy thì ở trẻ sẽ dẫn đến việc trẻ sẽ ngừng phát triển chiều cao, khiến trẻ lùn hơn.
Một chế độ ăn uống không kiểm soát như thế có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em mặc dù bề ngoài trông trẻ rất béo tốt. (Ảnh minh họa)
Gánh nặng cho tim, phổi và sinh ra các bệnh khác
Trẻ quá béo sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và phổi. Bởi vì trẻ thừa cân, nó sẽ gây ra sự tích tụ chất béo trên thành ngực và gây áp lực cho khoang ngực, dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Hơn nữa, béo phì ở trẻ em cũng gây ra các bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, vv... Những bệnh này có hại cho sức khỏe của trẻ.
Vậy cha mẹ nên làm như thế nào để kiểm soát cân nặng của con?
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Sự phát triển của trẻ đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng nhưng mỗi loại dinh dưỡng này đều khác nhau trong cách bổ sung. Do đó, cha mẹ cần phải lập kế hoạch thật hợp lý cho chế độ ăn của trẻ để đảm bảo đủ và cân bằng giữa protein, vitamin, chất xơ... để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Cha mẹ cần phải lập kế hoạch thật hợp lý cho chế độ ăn của trẻ để đảm bảo đủ và cân bằng giữa protein, vitamin, chất xơ... để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. (Ảnh minh họa)
Cho con ăn ít đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt có nhiều chất phụ gia và hương liệu nên có mùi thơm và rất hấp dẫn với trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt bởi vì những thứ đồ ăn này thường được chế biến theo cách chiên, có chất béo, lượng calo cao và trẻ ăn càng nhiều sẽ càng có xu hướng tăng cân. Hơn nữa, ăn quá nhiều chất phụ gia cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hướng dẫn trẻ tập thể dục
Tham gia tích cực vào các bài tập thể dục cũng là cách để kiểm soát cân nặng của trẻ. Vào cuối tuần, cha mẹ có thể cùng đưa con đi chạy, đi bơi, tập thể dục cùng nhau. Điều này không chỉ có kiểm soát cân nặng mà còn tăng cường thể lực cho trẻ.
Có tới 5 sai lầm phổ biến khi sơ chế thịt lợn khiến món ăn quen thuộc trở thành thứ gây hại cho sức khỏe Từ việc rã đông thịt đến cách luộc thịt, nếu làm sai dù chỉ một khâu thôi thì miếng thịt lợn cũng sẽ tự bay biến hết chất dinh dưỡng. Thịt lợn là một món rất quen trong các bữa cơm hàng ngày và nó cũng có thể chế biến thành nhiều món đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình sơ chế thịt,...