Những người tự trồng rau củ để đối phó với ‘bão giá’ thực phẩm
Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã khiến một số người dân trên thế giới phải cắt giảm hóa đơn thực phẩm bằng cách tự trồng rau củ quả.
Làm vườn vừa giúp người dân đối phó với giá thực phẩm leo thang vừa giúp giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc. Ảnh: BI
Theo tờ Business Insider, anh Steven DeGracia, sinh sống tại Manhattan ( New York, Mỹ), đã tự trồng rau củ trong gần một năm nay.
“Tôi thích nhìn thấy cây trồng lớn lên hàng ngày. Trước tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và lạm phát tăng cao, việc tự trồng rau củ quả là điều không có gì phải bàn cãi. Tôi muốn ít phụ thuộc vào siêu thị hơn và cũng biết rõ sản phẩm của họ không thực sự tươi ngon”, nhà thảo dược học 41 tuổi chia sẻ.
Video đang HOT
DeGracia cho biết ban đầu chi phí đầu tư vào vườn rau khá tốn kém nhưng sau đó, anh đã tiết kiệm được tiền. Giờ đây, anh chỉ mất 4 USD mỗi tháng cho chi phí điện đèn LED.
“Phần phân bón và chất dinh dưỡng cho cây mất 70 USD nhưng tôi có thể sử dụng chúng đến 2 năm”, DeGracia hào hứng nói.
Andrew James, đến từ thành phố Lancaster ở miền Bắc nước Anh, bắt đầu học trồng rau củ trong thời gian phong tỏa và đăng tải quá trình trên YouTube. Sau hai tháng, anh thuê một lô đất trong vườn cộng đồng, cách nhà 5 phút đi bộ. Tại đây, James trồng nho, cà gai leo và ớt.
Mục đích thuê vườn trồng cây của James nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung siêu thị và tiết kiệm chi phí khi nhà anh bắt đầu trồng những thứ mà gia đình có thể ăn được. “Cũng có một tủ đồ ăn ngon, nhưng bọn trẻ sẽ luôn đi hái táo và dưa chuột”, vị đầu bếp 37 tuổi này tiết kiệm được 48 USD mỗi tuần nhờ tự trồng rau củ.
Đặc biệt, James chỉ mất 45 USD/năm để thuê mảnh vườn và nước tưới. Với 10 kg khoai tây và 3 kg cà chua thu hoạch, gia đình James có thể ăn trong 2 tháng. Sau mỗi ngày làm việc, James dành 1 tiếng để chăm sóc vườn cây. Anh cho biết đây cũng là một cách để anh giải tỏa căng thẳng và tốt cho sức khỏe tinh thần.
Ông Jim Perkins sinh sống tại Los Angeles (Mỹ) được truyền cảm hứng làm vườn sau khi xem bộ phim “An Inconfying Truth”.
“Ban đầu tôi phải mất gần một buổi chiều để chuẩn bị đất và gieo hạt. Chỉ mất 4 đến 6 tuần để có thể thu hoạch củ cải ngọt, mất 10 đến 12 tuần để thu hoạch cà chua. Hầu hết các loại cây chỉ mất chưa đến 100 ngày để hái sản phẩm”, người đàn ông 64 tuổi nói thêm ông đã dừng mua rau củ tại các cửa hàng tiện lợi của Ralph, Whole Foods và Trader Joe.
Jim chia sẻ hương vị từ rau củ quả nhà trồng bao giờ cũng khác biệt: “Quả cà chua nhà trồng có vị ngon như thiên đường vậy, nó mọng nước và đậm đà”.
Lạm phát tại Tây Ban Nha cao nhất trong 37 năm qua
Dữ liệu chính thức công bố ngày 29/6 cho thấy lạm phát tại Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao nhất trong 37 năm qua, ở mức 2 con số trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Zaragoza, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu của Viện Thống kê quốc gia, lạm phát tại Tây Ban Nha trong tháng 6 ghi nhận ở mức 10,2%, tăng so với mức 8,7% của tháng trước đó và đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 4/1985. Lạm phát tại Tây Ban Nha tăng chủ yếu do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng, song viện này cũng lưu ý rằng chi phí lưu trú tăng cao tại nước này cũng là nguyên nhân đẩy lạm phát đi lên.
Lạm phát lõi trong tháng 6 đã tăng lên 5,5%, so với mức 4,9% của tháng trước và đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 8/1993. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có kế hoạch tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua vào tháng 7 tới nhằm kìm hãm lạm phát trong Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Lạm phát đẩy dân công sở Hàn Quốc ăn vội bữa trưa tại các cửa hàng tiện lợi Với những món ăn chưa đến 5 USD, các cửa hàng tiện lợi trở thành điểm ăn trưa ưa thích đối với những người làm công ăn lương nhằm cắt giảm chi phí sinh hoạt. Cơm cuộn, mì gói phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Reuters Bà Park Mi-won (62 tuổi) chưa từng nghĩ mình sẽ phải mua đồ ăn...