Những người truy tìm nCoV trong phòng xét nghiệm
Do số lượng F1 nhiều hơn giai đoạn trước, các kỹ thuật viên phải đẩy nhanh tốc độ để hoàn thành khối lượng công việc lớn.
Bên cạnh điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) còn là nơi thực hiện số lượng lớn mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR.
Xét nghiệm trung bình 1.000 mẫu/ngày
Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng phòng Xét nghiệm Vi sinh – Sinh học phân tử, cho biết Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ xây dựng quy trình xét nghiệm ngay từ trước Tết Nguyên đán.
“Khi có trường hợp nghi ngờ đầu tiên, chúng tôi đã phân chia thời gian để mỗi người xét nghiệm một ngày từ 30 đến mùng 2 Tết”, TS Duyệt chia sẻ.
Kỹ thuật viên trong phòng Xét nghiệm Vi sinh – Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Quốc Toàn.
TS Duyệt là người trực tiếp làm việc và chỉ đạo công tác xét nghiệm tại cơ sở này từ thời điểm Trung Quốc công bố dịch đến nay. Theo ông, tại Việt Nam, khác biệt duy nhất giữa giai đoạn trước và hiện nay là khối lượng công việc ngày càng lớn.
“Ở giai đoạn đầu, chúng tôi chỉ xét nghiệm lượng mẫu nhất định, chủ yếu cho các bệnh nhân và nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện tại, chúng tôi đảm nhận thêm số lượng mẫu lớn từ trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành”, TS Duyệt cho hay.
Video đang HOT
Mới đây, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm 10.000 mẫu bệnh phẩm. Bệnh viện cũng nhận từ CDC Nghệ An khoảng 500 mẫu/ngày. Cơ sở này cũng hỗ trợ một số tỉnh, thành khác.
“Trung bình, chúng tôi xét nghiệm trên 1.000 mẫu/ngày. Đây là con số rất lớn”, TS Duyệt chia sẻ.
Theo quy định, phòng xét nghiệm phải gửi trả kết quả cho các CDC địa phương trong 2 ngày. Những mẫu ưu tiên phải có kết quả sau một ngày.
Ngủ gục trong bộ đồ bảo hộ
“Khi đồng nghiệp trong bệnh viện quan tâm và hỏi muốn ăn gì nhất, nhiều kỹ thuật viên trả lời rằng họ chỉ thèm ngủ”, TS Duyệt chia sẻ.
Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng phòng Xét nghiệm Vi sinh – Sinh học phân tử. Ảnh: Quốc Toàn.
Trong đợt dịch Covid-19 này, ê-kíp làm việc từ 4-5h sáng và nghỉ vào tối muộn để kịp tiến độ. Họ chỉ có thời gian rất ngắn để nghỉ ngơi và ăn uống. Thậm chí, họ tranh thủ chợp mắt với nguyên bộ đồ bảo hộ.
Sau nhiều giờ làm việc, quần áo họ đều đẫm mồ hôi, mắt kính mờ vì đeo khẩu trang, 2 bàn tay không còn cảm giác.
“Thực ra chúng tôi đã quen với tính chất công việc. Thế nhưng, gia đình phải chịu nhiều vất vả. Nhiều câu chuyện của đồng nghiệp khiến tôi không quên. Chẳng hạn, một nữ kỹ thuật viên không thể nghe điện thoại của chồng trong ca làm việc dù con đang sốt cao ở nhà. Tôi cũng có 3 con nhưng không thể chăm sóc, phải nhờ cậy họ hàng, người thân”, ông cho hay.
Sau tất cả, các kỹ thuật viên lại cảm thấy nhẹ nhõm, vui sướng mỗi lần mẫu xét nghiệm có kết quả âm tính.
Còn 5 ngày cách ly xã hội, Chủ tịch HN cảnh báo việc lây nhiễm Covid-19
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, những ngày qua người dân đã ra đường nhiều hơn, chỉ cần 10% người dân không chấp hành thì tất cả việc cách ly, giãn cách xã hội không có giá trị.
Chiều 10/4, phát biểu kết luận cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhìn nhận, tuần này Hà Nội chỉ phát hiện 9 ca dương tính, bằng 1/5 so với tuần trước. Thế nhưng xuất hiện các ca 237, 243 phức tạp, đi nhiều nơi, đến nhiều bệnh viện, cơ sở y tế.
"Qua 2 ca này đã khẳng định có những yếu tố lây lan dịch bệnh ngoài cộng đồng, điều này cũng được T.Ư và Bộ Y tế khẳng định", ông Chung nói.
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Từ ca bệnh 243 đã xuất hiện lây nhiễm chéo trong cộng đồng dân cư thôn Hạ Lôi. Thông tin mới nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội phát hiện một ca dương tính SARS-CoV-2 mới, hiện đang xét nghiệm lại để khẳng định. Người này cũng là một bệnh nhân chạy thận, nằm cạnh bệnh nhân số 254. "Qua đó có thể thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nếu lây lan thì sẽ rất nhanh", ông Chung nói.
Chủ tịch Hà Nội đề nghị các cơ quan báo chí T.Ư và Hà Nội tuyên truyền đến người dân cần thực hiện nghiêm túc lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị của Hà Nội, trong những ngày tới không có nhiệm vụ cần thiết thì không ra ngoài đường.
"1, 2 ngày vừa qua, một số bộ phận người dân chủ quan hơn. Theo tổng kết của chuyên gia dịch bệnh trên thế giới, khi vào giai đoạn dịch bệnh trùng xuống mà người dân lại ra ngoài đường lúc có dấu hiệu lây lan ngoài cộng đồng thì nguy cơ lây lan dịch bệnh nhanh, mà chúng ta dùng từ không kịp trở tay", ông Chung đánh giá.
Lấy ví dụ thực tế tại Tokyo, Singapore, NewYork... xảy ra lây nhiễm lại thì bùng phát rất nhanh, tăng rất nhiều ca trong thời gian ngắn, ông Chung nói thêm: "Nếu người dân ra đường nhiều hơn như trong thời gian vừa qua, chỉ cần 10% người dân không chấp hành thì tất cả việc cách ly, giãn cách xã hội không có giá trị".
"Mọi người dân trên địa bàn cần thực hiện nghiêm túc các nội dung này. Hôm nay là ngày 10/4, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc 5 ngày nữa. Khi đó toàn bộ công tác phòng chống dịch bệnh mới hiệu quả, không có điều kiện lây nhiễm trên địa bàn thành phố, khi đó thì công cuộc phòng chống mới thành công", Chủ tịch Hà Nội bày tỏ mong muốn.
Quang cảnh cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, chiều 10/4.
Liên quan đến công tác xét nghiệm, ông Chung cho biết, ngày mai (11/4), TP nhận được khoảng 16.000 test nhanh, trước mắt sẽ ưu tiên xét nghiệm cho các trường hợp liên quan yếu tố Bệnh viện Bạch Mai (xong trong thứ bảy, chủ nhật), các trường hợp F1, F2 của bệnh nhân 237, 243, 251, 254 và ca dương tính mới phát sinh ở Hạ Lôi.
TP.Hà Nội cũng xét nghiệm cho toàn bộ gần 500 bệnh nhân chạy thận và nhân viên tại Bệnh viện Thận Hà Nội, cũng như các trường hợp nghi ngờ tại 30 trạm kiểm soát của công an, quân đội ở cửa ngõ TP, sân bay Nội Bài. Đồng thời, sẽ xét nghiệm ở một số chợ, một số nơi tập trung đông người để đánh giá mức độ, nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
TP.Hà Nội cũng xét nghiệm nhanh cho tất cả các trường hợp tạm giam, tạm giữ trước khi đưa vào trại tạm giam, tạm giữ. "Nhất là các thanh niên đua xe gây rối trật tự cộng cộng vừa bị bắt. Những trường hợp này đi ra ngoài xã hội nhiều, rất dễ có nguy cơ lây nhiễm, phải kiểm tra, xét nghiệm, đảm bảo không lây nhiễm vào nơi tạm giam, tạm giữ", ông Chung nói.
Tại cuộc họp, người đứng đầu chính quyền Hà Nội lưu ý tất cả giám đốc các bệnh viện, các phòng y tế, trạm y tế rút kinh nghiệm các cơ sở y tế của Hà Nội bị cách ly nhiều nhân viên vì liên quan đến các ca Covid-19. Vì thế, cần phải thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về phân luồng, khám chữa bệnh, đo thân nhiệt, khai báo y tế. Các trường hợp bệnh nhân nặng chỉ cho phép một người chăm sóc, không cho thăm gặp đông người.
Bệnh viện Thận Hà Nội phải tiến hành khử trùng tất cả các thiết bị chạy thận, kê giường các bệnh nhân khoảng cách 2 mét để phòng ngừa lây lan. Công an TP cần mở đợt cao điểm phòng chống tội phạm vì qua phản ánh đã có một số trường hợp các xe "rẻ tiền" cũng bị vặt gương. Các đơn vị quận, huyện, phường, xã cần lập danh sách cụ thể các công trình được thi công để công khai cho nhân dân biết.
Từ 0h ngày 11-4 lấy mẫu xét nghiệm khách đi tàu về ga Sài Gòn Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế TP.HCM vừa gửi văn bản cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc phối hợp triển khai khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại ga Sài Gòn. Từ 0h ngày 11-4 lấy mẫu xét nghiệm khách đi tàu về ga Sài Gòn - Ảnh: ĐỨC PHÚ Trung tâm kiểm...