Những người Trung Quốc chi hàng nghìn USD về nước tiêm vaccine
Catherine Zhu, một Hoa kiều ở Thụy Sĩ, cảm thấy xứng đáng khi chi gần 11.000 USD để bay về Trung Quốc và tiêm hai liều vaccine Sinovac Biotech.
“Chia sẻ trải nghiệm trở về Trung Quốc để tiêm vaccine Covid-19 trên mạng xã hội đã trở thành một trong những đề tài phổ biến nhất”, Catherine, người gốc Hoa sống ở Zurich, nói.
Zhu đã chi gần 70.000 tệ (10.700 USD) để mua vé một chiều về Trung Quốc hồi cuối tháng 10, hoàn thành xét nghiệm axit nucleic và kháng thể với kết quả âm tính trong vòng 48 giờ trước khi lên máy bay, đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm và cuối cùng trải qua 14 ngày cách ly.
Sau khi tiêm liều thứ hai vaccine Covid-19 do hãng Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất, Zhu nghĩ tất cả những thủ tục phức tạp mà cô đã trải qua để được về nước là xứng đáng.
“Tại Thụy Sĩ, số ca nhiễm Covid-19 mới tăng cao và khó khăn trong việc cung cấp vaccine khiến tôi luôn lo lắng”, Zhu nói. “Dù hàng ngày chúng tôi đều đọc trên các phương tiện truyền thông rằng vaccine sắp ra mắt, chúng tôi nhận thức rõ ưu tiên dành cho những người trên 80 tuổi”.
Mọi người xếp hàng tiêm vaccine ở Hohhot, vùng Nội Mông, Trung Quốc, hôm 28/12. Ảnh: CNS .
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu phát triển vaccine Covid-19 với 5 ứng viên đang trải qua thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba tại hơn 16 quốc gia. Chính phủ Trung Quốc cho hay các nhóm được ưu tiên tiêm vaccine là nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên tại các cửa khẩu và lao động sắp ra nước ngoài làm việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có một lượng người Trung Quốc sống ở nước ngoài gần đây quay về nước với hy vọng được tiêm vaccine. Zhu đã quyết định trở về Trung Quốc sau khi đọc được các thông tin rằng vaccine trong nước đã vượt qua cuộc kiểm tra về độ an toàn và được chứng minh có hiệu quả với ít tác dụng phụ.
Theo Zhu, hiện có nhiều kênh cho người Trung Quốc ở nước ngoài quay về nước để tiêm vaccine, bao gồm đặt lịch hẹn qua các tổ chức địa phương của Hoa kiều, các cơ quan quản lý cộng đồng và các công ty.
Zhu cảm thấy rất may mắn khi không có phản ứng nghiêm trọng nào xảy ra do vaccine. Ở Trung Quốc, cô còn được tự do đi thăm người thân, bạn bè mà không bị hạn chế.
Khi quay lại Thụy Sĩ, những hành khách từ Trung Quốc như cô cũng được thông quan nhanh chóng và về nhà mà không cần cách ly hay xét nghiệm nCoV.
“Với tôi, tiêm vaccine giống như mặc một chiếc áo giáp. Dù tôi sẽ tiếp tục đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giãn cách xã hội khi đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng ở châu Âu, tôi biết rằng có một sức mạnh từ quê hương bảo vệ tôi, điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng an tâm”, Zhu nói.
Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp và sẽ dần mở rộng ra toàn dân. Người Trung Quốc ở nước ngoài có những chính sách ưu đãi riêng. Hồi cuối tháng 10, một số vùng ở tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, đã mở các kênh đặt hàng trước vaccine Covid-19 cho kiều bào và một số người đã được tiêm.
Huyện Thanh Điền, tỉnh Chiết Giang, có 570.000 dân nhưng lại có hơn 300.000 người đang ở nước ngoài, gồm 100.000 người ở Italy. Xu Xiaolin, trưởng hội người Hoa quê Thanh Điền ở Italy, cho biết vaccine Covid-19 đã thu hút họ về Trung Quốc, đặc biệt là những người làm kinh doanh.
“Như tôi biết hiện nay, hàng trăm người Thanh Điền ở Italy đã bay về để tiêm vaccine”, ông Xu nói.
Chi phí bay không hề rẻ, với vé một chiều có giá khoảng 2.500 USD và phí cách ly 2 tuần ít nhất 700 USD.
“Vaccine không đắt, chỉ 400 tệ hai liều”, Xu nói. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi sẽ khá lâu. “Với một số người là 3-4 tháng mới hoàn tất quá trình”, ông nói thêm.
Thời gian cách nhau giữa hai liều tiêm là 28 ngày. Nếu người tiêm vội đi nước ngoài, khoảng thời gian này có thể được rút ngắn xuống còn 14 ngày.
Những người trở về từ nước ngoài có thể đặt lịch hẹn tiêm vaccine sớm nhất sau 14 ngày theo dõi y tế tại cửa khẩu và 7 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà, cùng với kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính.
Trung tâm vaccine ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Global Times.
Suốt hàng chục năm qua, người Trung Quốc thường chọn các vaccine do những hãng dược phẩm phương Tây sản xuất nếu có cơ hội. Các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc đã gây mất lòng tin với công chúng và khiến các bậc cha mẹ phẫn nộ sau nhiều bê bối, trong đó có việc công ty Changsheng Bio-Technology ngụy tạo dữ liệu và bán vaccine không đạt tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh vào năm 2018. Giờ đây, mọi thứ dường như thay đổi khi một số vaccine Covid-19 đầy hứa hẹn đang giúp ngành dược Trung Quốc lấy lại niềm tin của công chúng.
“Người Trung Quốc chúng tôi ở Italy công nhận vaccine Covid-19 do Trung Quốc phát triển rất tốt và tin vào sự an toàn cũng như hiệu quả của nó. Vaccine Trung Quốc là tin tức tốt với thế giới”, ông Xu nói.
Đại diện của cả Sinopharm và Sinovac cho hay các nhà quản lý dược phẩm của Trung Quốc đang xem xét dữ liệu thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba của họ theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt, thậm chí còn khắt khe hơn nhiều nước phương Tây.
Các chuyên gia cho rằn cuộc khủng hoảng vaccine trước đây đã thực sự làm suy giảm niềm tin của người dân Trung Quốc vào các sản phẩm miễn dịch trong nước và tạo điều kiện nâng cao các sản phẩm của nước ngoài cũng như các cơ quan quản lý phương Tây. Tuy nhiên, ngành công nghiệp vaccine của Trung Quốc vốn bị đe dọa bởi rủi ro chất lượng và các vụ bê bối hiện đã được quản lý phù hợp, trong khi phản ứng chậm chạp của các nước phương Tây đối với đại dịch đã làm mất niềm tin của nhiều người Trung Quốc vào các giải pháp của phương Tây.
Sự khác biệt giữa vaccine Sputnik V và EpiVacCorona
Có sự khác biệt giữa hai loại vaccine phòng bệnh COVID-19 đều do Nga sản xuất là Sputnik V và EpiVacCorona. Sputnik V là vaccine vector dựa trên adenovirus còn EpiVacCorona được tạo ra từ 3 phần cấu thành bộ gene của virus SARS-CoV-2.
Vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu ngày 30/12, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết cả hai loại vaccine đã đăng ký tại Nga này đều không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù Sputnik V có thể "gây phản ứng mạnh hơn một chút so với EpiVacCorona".
Sputnik V do Trung tâm N.F. Gamaleya phát triển và đã được đăng ký hồi tháng 8 năm nay, còn vaccine EpiVacCorona là của Trung tâm Vector ở Siberia được đăng ký hai tháng sau đó.
Người dân Nga có thể chọn một trong hai loại vaccine trên để tiêm chủng. Mặc dù sự lựa chọn này hiện chỉ dành cho một số nhóm người, nhưng trong quý I/2021, cơ hội như vậy có thể đến với nhiều người hơn.
Cũng liên quan đến hai loại vaccine trên, Trung tâm Vector cho biết vaccine EpiVacCorona tạo ra khả năng miễn dịch ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh trong ít nhất 6 tháng. Đồng thời, thành phần vaccine không có bất kỳ hạn chế nào trong việc tái sử dụng. Trong khi đó, theo Trung tâm Gamaleya, thời gian miễn dịch của vaccine Sputnik V ít nhất là khoảng hai năm.
Thống kê mới nhất cho thấy, sáng 30/12, LB Nga đã ghi nhận thêm 26.513 người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang (thủ đô Moskva có thêm 5.105 ca), nâng tổng số người nhiễm bệnh COVID-19 tại Nga lên 3.131.550 người. Trong vòng 24 giờ qua, tại Nga có 599 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong lên 56.426 người. Số bệnh nhân khỏi bệnh là 2.525.418 người.
Nhiều thay đổi trong đội ngũ nhân sự cấp cao của Phủ Tổng thống Hàn Quốc Ngày 30/12, một số quan chức cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đệ đơn xin từ chức nhằm giảm bớt gánh nặng chính trị cho tổng thống sau khi ông phải đối mặt với những chỉ trích liên quan đến một số vấn đề quan trọng trong nước. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc họp với các...