Những người tính rời bỏ nước Mỹ nếu Trump tái cử
Trước ngày bầu cử, Gabi Mayers đặt vé máy bay đến London dù rất yêu nước Mỹ.
Mayers chia sẻ cuộc sống của cô đã quá đủ khó khăn ngay cả khi chưa nhắc đến “bóng ma” mua bán súng đạn gia tăng, những kẻ cực đoan lên kế hoạch bắt cóc các quan chức trúng cử và những cuộc ẩu đả tại Quảng trường Thời đại giữa lúc đoàn diễu hành không đeo khẩu trang của những người ủng hộ Trump tụ tập, phớt lờ các biện pháp giãn cách xã hội.
“Tất cả những gì mà tôi mong muốn là được hạnh phúc và thảnh thơi. Tôi không thể làm điều này ở Mỹ”, Mayers, nhà sản xuất 25 tuổi sống tại thành phố New York, nói.
Người dân Mỹ bỏ phiếu sớm tại bang Virginia hôm 31/10. Ảnh: AFP.
Ban đầu, Mayers chỉ định rời Mỹ khoảng tháng rưỡi và cô không phải là người duy nhất có ý định này. Khi cảm thấy những lý tưởng dân chủ đang ngày một mất đi, một vài người Mỹ phải vật lộn với câu hỏi có nên rời bỏ đất nước.
Video đang HOT
“Kể từ khi Trump đắc cử Tổng thống, đã có những thời điểm tôi không còn cảm thấy an toàn ở Mỹ. Những người xa lạ đe dọa tôi trên đường phố và tôi phải chứng kiến một chính phủ đang tìm mọi cách hạ thấp nhân tính của những người như tôi”, Jennifer Finney Boylan, một nhà hoạt động xã hội ủng hộ chuyển giới, người viết bình luận trên tờ New York Times và cũng là giáo sư tại Đại học Barnard, chia sẻ.
Dù ban đầu Boylan còn mơ hồ về việc bà có thể thực sự rời đến đâu, suy nghĩ này dần trở nên thực tế hơn theo thời gian. “Tôi không biết mình có thể chịu đựng thêm 4 năm nữa hay không. Tôi thực sự không còn đơn độc với ý nghĩ này nữa”, bà nói.
Sau cuộc tranh luận tổng thống giữa Trump và Biden hồi tháng 9, tìm kiếm trên Google cho thấy tình trạng hoảng loạn trong dân chúng Mỹ. Họ đã tìm hiểu cách chuyển đến Canada hoặc New Zealand. Dù nhiều người Mỹ bắt đầu lên kế hoạch rời khỏi “Vùng đất của Trump”, họ vẫn cảm thấy tội lỗi, đau đớn và cả kinh ngạc.
“Dường như đó là một điều mới mẻ”, Inez McGee, một người đã nghỉ hưu tại California, chia sẻ. Trước đây bà chưa từng nghe thấy ai nói về việc rời khỏi nước Mỹ và cũng chưa từng nghĩ đến điều này ngay cả trong những ngày điên rồ nhất dưới thời Tổng thống Richard Nixon.
Đến năm 2016, cũng như nhiều người khác, McGee thường đùa về việc rời khỏi nước Mỹ nếu Trump đắc cử. Tuy nhiên, không nhiều người nghiêm túc về ý định này.
Khi giận dữ và bạo lực gia tăng chưa từng có tại Mỹ, McGee buộc phải tính đến rời bỏ đất nước trong nhiều năm nếu Trump tái đắc cử. Jim, chồng bà, lại cảm thấy giằng xé nếu phải bỏ lại gia đình đi nghỉ hưu tại một nơi nào đó. “Đây là đất nước của chúng tôi. Chúng tôi không muốn trao lại đất nước này vào tay những kẻ lạm dụng chúng”.
Trump đang phải bám đuổi Biden trong các cuộc khảo sát trên toàn quốc và tại các bang chiến trường. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát đã từng cho kết quả sai trước đó. Hillary Clinton từng vượt Trump về số phiếu phổ thông hồi năm 2016 nhưng điều đó không đủ để quyết định ai trở thành tổng thống.
“Tôi không muốn sống ở nước Mỹ dưới sự cầm quyền của Trump. Điều đó thật đơn giản và rõ ràng”, Audrey Edwards, tác giả cuốn “American Runaway” (Người Mỹ trốn chạy) chia sẻ. Edwards đã bắt đầu cuộc sống của mình tại Paris trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Sau khi quay trở lại Mỹ hồi đầu năm, bà bị kẹt lại Mỹ bởi nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, cấm du khách Mỹ nhập cảnh.
“Nếu Trump lại thắng cử – và tôi thực sự không nghĩ ông ấy có thể – nhưng nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ rơi vào một cơn ác mộng mà không thể thoát ra”, Edwards nói.
Ngay cả khi không có lệnh hạn chế đi lại, những người Mỹ vẫn vấp phải rất nhiều hạn chế liên quan đến mong muốn định cư lâu dài ở nước ngoài. Demetrios Papademetriou, Chủ tịch danh dự Viện Chính sách Nhập cư, chia sẻ: “Tôi có thể tưởng tượng đa số người dân Mỹ có thể muốn rời bỏ đất nước nhưng điều này là hoàn toàn bất khả thi”. Một vài người Mỹ đã tính đến việc xin tị nạn nhưng “sẽ là bất khả thi nếu xin tị nạn” chỉ với lý do Trump tái trúng cử.
Latoya Brown, một người bang Alabama nhưng hiện đang sống tại Ghana, đã nhận được thông báo từ một số người bạn trên mạng xã hội về ý định rời khỏi đất nước cùng với những lời than phiền về tình trạng chính trị – xã hội tại Mỹ. Cô đã viết một cuốn sách cảnh báo độc giả về thực tế phũ phàng chờ đợi họ nếu họ muốn đến sinh sống ở những nơi như Tây Phi.
Beverly Bartlett, một mục sư ở New York, đang tìm kiếm nhà thờ ở Scotland hoặc cách thức để nhập cư vào New Zealand và Canada khi bà nghe được thông tin Trump có thể thắng cử. Tuy nhiên, ít nhất cho đến giờ bà vẫn đang noi gương nhà thần học người Đức Dietrich Bonhoeffer – người tìm cách tị nạn sang Mỹ trong Thế chiế II nhưng sau đó lại quay trở lại Đức để tham gia kháng chiến và bị hành quyết.
“Cũng giống như mong muốn được rời khỏi Mỹ, tôi cảm thấy vinh hạnh khi nghĩ đến Dietrich Bonhoeffer. Có thể sẽ tốt hơn nếu tôi ở lại đây và tiếp tục chiến đấu khi biết rằng hầu hết mọi người không thể rời đi”, Bartlett nói.
Sân bay Heathrow của Anh mất 'ngôi' sân bay bận rộn nhất châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại London, sân bay Heathrow của Anh đã bị sân bay Charles de Gaulle của Pháp vượt qua để trở thành sân bay bận rộn nhất châu Âu do các biện pháp cách ly phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cản trở những nỗ lực của ngành hàng không phục hồi.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay Heathrow ở London, Anh ngày 19/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Số liệu mới nhất của sân bay Heathrow cho thấy từ tháng 1 đến hết tháng 9/2020, đã có khoảng 19 triệu lượt khách đi qua sân bay này, trong khi đó, sân bay Charles de Gaulle đã đón tiếp 19,3 triệu lượt khách. Dự báo trong năm 2020, sân bay Heathrow sẽ chỉ đón tiếp khoảng 22,6 triệu lượt khách.
Ngày 28/10, John Holland-Kaye, Giám đốc điều hành sân bay Heathrow, cho rằng Anh "đang tụt hậu" so với các nước châu Âu khác về mở cửa trở lại biên giới. Chính phủ Anh đã "quá chậm" trong việc thực hiện xét nghiệm hành khách. Ông nói: "Các nhà lãnh đạo châu Âu đã hành động nhanh hơn và giờ đây nền kinh tế của họ đang gặt hái được nhiều lợi ích".
Lãnh đạo sân bay Heathrow cũng cho biết do lượng khách trong 9 tháng đầu năm đã giảm gần 80%, nên sân bay này đã thua lỗ lên đến 1,5 tỷ bảng. Tuy nhiên, sân bay Heathrow vẫn đủ nguồn tiền mặt dự trữ để hoạt động trong 12 tháng tới "ngay cả trong một kịch bản cực đoan là không có doanh thu".
Chính phủ Anh đã thành lập lực lượng đặc biệt để xem xét tính thực tiễn và hiệu quả của việc thực hiện xét nghiệm đối với người vào Anh sau một tuần nhập cảnh để có cắt ngắn thời gian cách ly so với quy định 14 ngày hiện tại.
Hơn 50 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống Hơn 50 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm khi ngày bầu cử tổng thống 3/11 chỉ còn hơn một tuần. Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida hôm 23/10 cho biết hơn 35 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu qua thư và hơn 15 triệu người đã tới bầu trực tiếp tại các địa điểm bỏ phiếu. Số người Mỹ...