Những người thuộc nhóm máu này, có nguy cơ “ra đi” cao hơn khi bị thương nặng
Nghiên cứu được thực hiện trên 901 bệnh nhân bị chấn thương nặng được cấp cứu ở Nhật Bản trong giai đoạn từ 2013 đến 2016.
Dữ liệu phân tích cho thấy, tỷ lệ qua đời ở người nhóm máu O là 28%. Trong khi đó tỷ lệ qua đời ở các nhóm máu khác chỉ 11%.
Các nhà khoa học phát hiện một tác nhân gây đông máu ở nhóm máu O có nồng độ thấp hơn các nhóm máu khác. Đó là yếu tố von Willebrand, vốn có chức năng giúp đông máu khi bị thương. Tình trạng này khiến người máu O có thể bị chảy máu nhiều hơn và tăng nguy cơ qua đời khi có những vết thương nghiêm trọng.
Máu O là nhóm máu có thể truyền cho những nhóm máu khác. Tuy nhiên, những người máu O lại có nồng độ thấp yếu tố von Willebrand, vốn có chức năng giúp đông máu khi bị thương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bác sĩ cần phải khẩn trương hơn khi truyền máu cấp cứu cho những bệnh nhân máu O bị chấn thương nặng. Họ là những đối tượng có khả năng tử vong vì mất máu nhiều hơn bình thường. Đặc điểm của người có nhóm máu O là thường có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, nhưng họ lại chỉ nhận được máu từ chính nhóm máu của mình. Nên người nhóm máu này thường bị &’thiệt’.
Trong khi đó tỷ lệ tử vong ở các nhóm máu khác chỉ 11%, do cơ thể của họ có nguy cơ tiềm tàng về xuất huyết. Như vậy, người có nhóm máu dễ bị qua đời nhất.
Video đang HOT
Ngoài ra, những người có nhóm máu O dễ bị viêm loét phát triển, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn hormone tuyến giáp và thiếu iốt. Đặc biệt, phụ nữ mang nhóm máu O sẽ khó mang thai hơn. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang nhóm máu O có thể tiết ra nhiều hormone kích thích nang trứng và chính hormone kích thích nang trứng là nguyên nhân gây ức chế sự rụng trứng. Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 40, lượng trứng rụng sẽ giảm xuống, khi hormone kích thích nang trứng được tiết ra càng nhiều thì lượng trứng rụng càng ít.
Chị em lưu ý nè, nếu bản thân hoặc người nha có nhóm máu O thì nên chú ý sức khỏe, tránh gây tổn hại cho bản thân mình, chú ý hơn về ăn uống và tập luyện thường xuyên để tăng sức đề kháng nhé!
Theo www.phunutoday.vn
12 triệu người Việt mang gene bệnh Thalassemia dễ truyền sang con
Thalassemia là bệnh lý di truyền phổ biến hơn cả Down, cứ 1.000 người thì có 100 người mang gene mà không biết.
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu, có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu chữa triệu chứng - truyền máu và thải sắt. Đây là bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ.
Kết quả khảo sát tình trạng mang gene bệnh Thalassemia trên cả nước gần đây, Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Người bị bệnh và mang gene bệnh có ở tất cả các tỉnh thành, dân tộc.
Vợ chồng chị Quý ở Bắc Giang đều mang gene bệnh Thalassemia nên hai con sinh ra đều mắc bệnh. Ảnh: Quỳnh Anh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, mỗi năm có thêm 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh này (ở các mức độ khác nhau). Trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể chào đời do phù thai.
Ước tính cả nước có trên 20.000 bệnh nhân, 44% trẻ dưới 15 tuổi, hằng ngày đều có trẻ bị bệnh ra đời. Việc theo dõi, điều trị không tốt nên tuổi thọ bệnh nhân không cao. Chỉ 50% bệnh nhân được tiếp cận điều trị, nhiều người từ khi phát hiện bệnh chỉ đến viện một lần.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiện quản lý gần 3.000 bệnh nhân tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Số lượt người được tư vấn về bệnh ngày càng tăng.
Hậu quả bệnh để lại vô cùng lớn. 75% bệnh nhân bị thấp bé nhẹ cân, 23% bị viêm gan do phải truyền máu suốt đời. Có những trẻ đã 17 tuổi nhưng không dậy thì được, chỉ như một đứa trẻ con, tiến sĩ Hà cho biết.
Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Như vậy, mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.
"Chi phí phòng bệnh thấp hơn rất nhiều so với chi phí chữa bệnh, chênh nhau đến 8 lần. Có quốc gia tính toán chi phí phòng bệnh cho 1.000 người bằng phí chữa bệnh chỉ cho một bệnh nhân", tiến sĩ Hà phân tích.
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ bị bệnh. Nếu hai người mang gene bệnh lấy nhau thì 50% con sinh ra mang gene này; 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời; chỉ có 25% trẻ chào đời khỏe mạnh. Vấn đề là nhiều người có thể mang gene di truyền bệnh này mà không biết. Họ thường không có biểu hiện gì đặc biệt hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương nhấn mạnh, thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. Phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất thông qua các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gene bệnh trong giai đoạn tiền hôn nhân và tiền thai sản.
Theo ông, cần xây dựng và triển khai chương trình Thalassemia Quốc gia. Chương trình này sẽ góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gene bệnh, hạn chế trẻ sinh ra bị bệnh cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học di truyền, căn bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh chia thành nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp này thường gây hỏng thai trước khi sinh). Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ khi trẻ 4 - 6 tuổi. Mức độ nhẹ, triệu chứng máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai... Thể ẩn không có biểu hiện gì khác biệt, không thiếu máu (thậm chí có thể hiến máu được).
Để không sinh ra trẻ bị bệnh thalassemia, hai người cùng mang gene bệnh thì không nên kết hôn với nhau; nếu kết hôn thì cần phải chẩn đoán trước sinh.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Bị ung thư có nên uống mật ong không? Ung thư là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm, việc chăm sóc người bệnh cũng không hề dễ dàng. Bạn đang phân vân không biết người bị bệnh ung thư có nên uống mật ong không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! Tác dụng của uống mật ong Việc thường xuyên uống mật ong vào buổi sáng sẽ đem lại cho...