Những người thầy mở trường sau giải phóng
Sau mốc son 30/4/1975, việc chi viện nhân lực cho miền Nam được ưu tiên hàng đầu. Nhiều giảng viên của các trường ĐH miền Bắc đã tình nguyện trở lại quê hương để “mở trường, dựng lớp”.
Những thành viên của Hội “Không khóa”, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).
Xin xác ô tô, trực thăng về “mổ” cho SV học
Cuối tháng 4/1975, thầy Lý Ngọc Sáng, Trần Ngọc Chương và Nguyễn Đức Cán (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cùng Ban Thống nhất Trung ương triệu tập cùng với đoàn cán bộ đi tiếp quản các trường ĐH phía Nam sau giải phóng.
Sau một lớp học chính trị ngắn ngày, đoàn tiếp quản lên dường bằng xe tải quân sự, ngày nghỉ đêm đi, theo đúng chế độ đi B như hồi còn chiến tranh. Đoàn phải chờ ở binh trạm giới tuyến 2 ngày và làm thủ tục điểm danh từng người để qua cầu Hiền Lương vượt giới tuyến.
Sau này, PGS.TS Nguyễn Đức Cán kể lại: “Khi đi qua cầu Mỹ Chánh, nơi tôi sinh ra và cũng đã xa cách 35 năm, xe chỉ thoáng chạy qua khoảng 10 phút. Tôi xúc động, lệ nhòa, mở to mắt nhìn mà không thấy được gì”.
Thời điểm đó, Đà Nẵng chưa có trường ĐH nào. Chỉ có đề án của chính quyền cũ định thành lập một trường ĐH cộng đồng theo mô hình của Mỹ. Chưa có trụ sở, giáo chức, nhân viên cũng như sinh viên mà chỉ mới có một số ít điều hành lâm thời nhưng cũng đã di tản.
Cùng với thầy Nguyễn Phiên từ chiến khu về, thầy Sáng, thầy Chương và thầy Cán tạo thành “bộ tứ” thành lập, tổ chức, gấp rút xây dựng trường. Trường được xây dựng theo mô hình hoàn toàn mới ở miền Trung với đa ngành công nghệ và kinh tế. Lễ khai giảng Khóa I (29/3/1976) diễn ra đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng với 329 SV trúng tuyển. Trường có 3 khoa chuyên ngành là Cơ khí, Điện và Kinh tế. Trước đó 4 tháng, hệ dự bị đã nhập học với 300 HS.
Tháng 11/1975, giảng viên trẻ Nguyễn Ngọc Diệp được tổ chức phân công vào giảng dạy tại Viện ĐH Đà Nẵng. Đây là trường ĐH đầu tiên của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập sau giải phóng. Ông là một trong những giảng viên khóa đầu tiên của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, tăng cường từ Hà Nội vào.
Thầy Diệp nhớ lại: “Thời điểm đó, tôi đã giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được 7 năm và vừa mới lập gia đình. 21 năm xa quê hương, cầm quyết định trên tay mà lòng bồi hồi xúc động. Khi quê hương còn chiến tranh, khói lửa, tôi được gửi ra miền Bắc học tập. Nay hòa bình, thống nhất đất nước, con em miền Nam chúng tôi mong sớm được trở về làm việc và cống hiến”.
Theo lời kể của thầy Diệp, trường mới thành lập chỉ có một giảng đường 4 tầng, 2 nhà xưởng gần như trống trơn. Xung quanh trường là mênh mông cát trắng. Dây thép gai chằng chịt. Thỉnh thoảng lại có bộ đội đến dọn mìn. “Chúng tôi phải sang Quân khu V xin xe ô tô, xác máy bay của chế độ cũ để lại rồi về “mổ” ra từng bộ phận để dạy SV. Có lần, chúng tôi vào tận sân bay Chu Lai chở máy bay trực thăng về làm dụng cụ thực tập cho SV. Đoàn giảng viên phải thức gần trắng đêm tìm cách tháo cánh quạt của trực thăng vì không cách nào lọt qua cổng sân bay”.
Là SV khóa 1 của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, GS.TS Bùi Văn Ga – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhớ lại: “Chuyện các thầy đi nhặt, xin linh kiện nằm trong cơ phận của phương tiện, khí tài chiến tranh ở các vựa phế liệu, sau đó về lắp ráp nên những modun, mô hình thí nghiệm đầu tiên, giúp SV có điều kiện thực hành, mãi mãi thật đáng trân trọng”.
Phần lớn SV khóa 1 của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng được gửi ra trường ĐH Bách khoa Hà Nội gần 4 tháng để thực tập cuối khóa và làm đồ án tốt nghiệp. Những SV khóa 1 đã chia sẻ các khó khăn với trường, ở nhà vòm bằng tôn dã chiến, phải sống trong KTX là khu gia binh ở Hòa Khánh. Khi ra Hà Nội lại phải ở tạm trong các nhà tranh tre nứa lá không che chắn nổi gió bấc mưa phùn lạnh lẽo của Hà Nội.
Video đang HOT
Giảng đường khu A của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng những ngày đầu mới đi vào hoạt động; xung quanh trường là mênh mông cát trắng và dây kẽm gai, bom mìn.
Hội “Không khóa”
“Hội Không khóa” là danh xưng gồm các thầy cô, những SV đã tốt nghiệp ở nước ngoài và từ các trường: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh… về giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng giai đoạn 1975 – 1980. Họ gắn bó với trường từ những ngày mới thành lập, nhưng không phải là SV của trường.
Là một trong 6 SV khóa 16 tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội làm giảng viên, tháng 5/1977, thầy Nguyễn Văn Yến được phân công vào dạy tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Thầy Yến kể: “Ngày đó, việc chi viện cho miền Nam được ưu tiên hàng đầu.
Trong số SV tốt nghiệp đủ tiêu chuẩn để trở thành cán bộ giảng dạy, các trường miền Nam được lựa chọn cán bộ trước. Những người đi miền Nam được cấp bằng tốt nghiệp ĐH ngay, được cấp tiền và vé máy bay đi B. SV khi ấy ít lắm, tổng cộng chưa được 10 lớp, mỗi lớp không đến 40 người. Đa số SV chỉ kém tôi 4 – 5 tuổi, có một số bằng hoặc nhiều tuổi hơn tôi”.
Con em miền Nam chọn trở lại quê hương để phục vụ và cống hiến. Nhưng có rất nhiều SV ưu tú, thời điểm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã chọn miền Nam làm nơi công tác. Tháng 2/1978, từ Liên Xô về, chàng trai Đinh Minh Diệm được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp bố trí công tác tại Nhà máy cơ khí ô tô, máy kéo ở Thái Nguyên để làm phiên dịch.
“Thế nhưng, khi tiếp xúc với đại diện Phòng tổ chức của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng thì mình đổi ý. Miền Nam lúc bấy giờ có một hấp lực đặc biệt với những người trẻ để được cống hiến, được thử thách”.
“Lớp cán bộ trẻ này đầy năng lượng, nghiêm túc trong công tác chuyên môn, hăng hái tham gia vào phong trào tuổi trẻ đang rất sôi nổi của những ngày quê hương vừa mới có cuộc sống hòa bình” – NGƯT Nguyễn Ngọc Diệp nhớ lại. Hội “Không khóa” là những hạt nhân trẻ, giàu năng lực, trí tuệ, đầy nhiệt huyết.
Cùng với những thầy, cô từ các trường ĐH ở miền Bắc chuyển về đặt nền móng, xây dựng và góp phần vào sự lớn mạnh của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng như Trường ĐH Kinh tế cùng Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Quốc dân như ngày nay.
ĐH Khoa học Tự nhiên xây dựng chính sách giữ chân nhân tài
Tạo quỹ thu hút giảng viên ở nước ngoài về Việt Nam giảng dạy, khuyến khích giảng viên phát triển các sản phẩm KHCN, ĐH Khoa học Tự nhiên còn lựa chọn đội ngũ cán bộ kế cận chất lượng ngay từ lứa sinh viên mới vào trường.
PGS. TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, chia sẻ những định hướng của nhà trường với khát vọng vươn lên khẳng định chất lượng và đẳng cấp quốc tế.
90% sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường
- Từng là thế hệ học sinh của nhà trường, rồi trở thành giảng viên và nhà quản lý, điều gì khiến ông tự hào nhất về ngôi trường này?
Là một cựu học sinh chuyên Toán của trường, với hơn 20 năm gắn bó, điều khiến tôi tự hào nhất là ngôi trường từng mang tên ĐH Tổng hợp Hà Nội, gắn liền với truyền thống, thành tựu là đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của đất nước.
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 65 năm ngày truyền thống Đại học Tổng hợp Hà Nội, ngày 6/4/2021, tại Trường ĐH KHTN đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trường ĐH KHTN với Công ty TNHH Quảng cáo và giải trí Mỹ Thanh.
Năm 1956, ĐH Tổng hợp Hà Nội (tiền thân của Trường ĐH KHTN) ra đời cùng 3 trường (ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm và ĐH Y) thực hiện sứ mệnh do Chính phủ giao. Nhiệm vụ của trường lúc đó là đào tạo cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các ngành khoa học cơ bản; đào tạo giảng viên cho các trường đại học, cán bộ nghiên cứu cho các viện hàn lâm, các bộ ban, ngành; đào tạo các chuyên gia cho cơ quan nhà nước. Những năm gần đây, bên cạnh đào tạo khoa cơ bản thuần túy, trường đào tạo thêm cán bộ có kiến thức trong lĩnh vực ứng dụng, công nghệ kỹ thuật.
Sinh viên ra trường không chỉ phát triển thành những cán bộ nghiên cứu, mà còn làm việc trong các doanh nghiệp, ngành nghề quan trọng của đất nước. Theo một kết quả khảo sát, sau 1 năm ra trường, khoảng 90% sinh viên nhà trường có việc làm.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh phát biểu tại sự kiện.
Nỗ lực thu hút nhân tài, tránh "chảy máu chất xám"
- Trong bảng xếp hạng Đại học thế giới QS, của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds, Anh mới công bố, Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 lĩnh vực được xếp hạng thì có tới 2 lĩnh vực của Trường ĐH Khoa học tự nhiên là Toán học, Vật lý và thiên văn học. Ông đánh giá thế nào về kết quả này?
Để vào được bảng xếp hạng, phải là những ĐH lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, công tác nghiên cứu phải ở trình độ cao. Trường ĐH KHTN may mắn nằm trong hệ thống của ĐH Quốc gia Hà Nội - một đại học lớn, đa lĩnh vực, là trường trọng điểm của quốc gia.
2 lĩnh vực của trường được xếp hạng là 2 lĩnh vực mạnh, có truyền thống từ năm 1956. Đây là những lĩnh vực chủ chốt đầu tiên khi nhà trường thành lập.
Từ ban đầu, lãnh đạo nhà trường đều là những nhà Vật lý, Toán học nổi tiếng như GS. Ngụy Như Kon Tum, hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường hay GS. Lê Văn Thiêm, Chủ nhiệm khoa Toán-Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường là nhà khoa học được đào tạo bài bản ở phương Tây trước năm 1945. Do đó, có thể nói trường có đội ngũ cán bộ rất mạnh khi thành lập.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh và ông Trần Thanh Tùng.
Từ năm 1997, trường mở hệ Cử nhân Khoa học tài năng. Hệ này chọn lọc những sinh viên ưu tú nhất ngay từ lúc mới vào trường. Các em sinh viên hệ Cử nhân Khoa học tài năng có chính sách học bổng và đào tạo riêng. Ở đây, các em theo học hệ đào tạo riêng so với hệ chuẩn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đi học nước ngoài hay ở lại làm giảng viên. Do đó, trường có đội ngũ cán bộ kế cận chất lượng và họ có khả năng hội nhập quốc tế rất tốt.
- Chúng ta có một cơ chế đặc biệt để không chỉ tránh "chảy máu chất xám", mà còn thu hút nhân tài cống hiến, đón góp cho nhà trường không thưa ông?
Qua các chương trình nghiên cứu, quỹ nghiên cứu để thu hút giảng viên ở nước ngoài về Việt Nam giảng dạy.
Từ hơn 10 năm trước, nhà trường đã rất tích cực tìm kiếm các dự án quốc tế, chương trình đào tạo tiên tiến, mời giảng viên nước ngoài về trường giảng dạy. Qua các dự án tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu, hợp tác đào tạo trao đổi giảng viên, sinh viên.
Ông Trần Thanh Tùng - Giám đốc công ty THHH Quảng cáo và Giải trí Mỹ Thanh phát biểu tại sự kiện.
Về mặt nghiên cứu khoa học, trường khuyến khích giảng viên phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ, tham gia xúc tiến tại các hội chợ quốc tế. Ngoài ra, trường đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong nước với UBND các tỉnh, địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, cảnh báo thiên tai, quy hoạch đất đai...
- Là một trường đại học trọng điểm với khát vọng vươn lên khẳng định chất lượng và đẳng cấp quốc tế, mục tiêu tiếp theo của ĐH Khoa học tự nhiên là gì, thưa ông?
Để Trường ĐH KHTN càng ngày càng nâng cao được chất lượng đào tạo và nghiên cứu, trường sẽ phải không ngừng thay đổi, cải tiến quản trị đại học; giảng viên không ngừng đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật chương trình mới. Đồng thời, trường có những chương trình hỗ trợ thầy cô tốt hơn trong nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài, trao đổi khoa học, hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn.
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc cân đối điều chỉnh, chú trọng chất lượng vào những ngành khoa học cơ bản, để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, trường đã mở thêm ngành đào tạo mới, mang tính liên ngành, có tính ứng dụng nhiều hơn, hấp dẫn thí sinh như: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học, Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Quản lý đô thi và bất động sản; Công nghệ giám sát tài nguyên môi trường. Những thay đổi này đã giúp cho trường có được nguồn tuyển rất tốt.
Cùng với việc thay đổi nội dung bên trong chương trình, trường tổ chức các hội thảo hướng nghiệp, kết nối nhà tuyển dụng, xây dựng các chương trình học bổng riêng thu hút người học. Việc duy trì xếp hạng quốc tế cũng là chỉ số quan trọng thể hiện uy tín và sức mạnh của nhà trường trong đào tạo và nghiên cứu.
Do đó, nhà trường tiếp tục nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo; giữ vững số lượng công bố quốc tế, số lượng bằng sở hữu trí tuệ, sản phẩm chuyển giao công nghệ; đội ngũ cán bộ trình độ cao... Để thực hiện điều đó, nhà trường cần tăng cường thêm cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực để sao thu hút và giữ được đội ngũ cán bộ chất lượng cao.
Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng mở rộng đối tượng xét tuyển thẳng Bên cạnh mở rộng đối tượng xét tuyển thẳng với 7 nhóm, quỹ học bổng của Trường ĐH Bách khoa- ĐH Đà Nẵng năm 2021 dự kiến tăng lên 20 tỷ đồng, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng tư vấn tuyển sinh trực tuyến sáng 21/3. Sáng 21/3, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng tổ chức tư vấn tuyển...