Những người rừng gây chấn động thế giới
Cậu bé mảnh mai đang phi nước đại với vận tốc đáng kinh ngạc trong một cuôc biêu diễn của những con linh dương trắng.
Những đứa trẻ “ người rừng” là những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tự nhiên, cách biệt hoàn toàn với nền văn minh nhân loại và không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với con người.
Thật lạ kỳ khi một đứa trẻ có thể tồn tại trong tự nhiên mà không cần đến sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ và người lớn. Động vật đôi khi lại trở thành những bậc cha mẹ bất đắc dĩ của con người.
Dưới đây là những trường hợp có thật về những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi các loài động vật.
Hai cô bé này là trường hợp nổi tiếng nhất về những đứa trẻ hoang dã thời hiện đại. Hai bé được tìm thấy năm 1920 vào một ngày tháng 10, ở phía Tây của ngôi làng hẻo lánh Calcutta. Dân làng sửng sốt khi thấy rằng tại một khu vực dành cho chó sói, họ tìm thấy hai bé gái đang được sói mẹ cho ăn cùng với đàn sói con.
Dân làng ngay lập tức bắn và giết chết sói mẹ để đưa bé gái về, sau đó họ đặt tên cho hai bé là Kamala và Amala. Hai bé ước tính có độ tuổi từ 2 đến 8, và đã được đưa đến nhà thờ truyền giáo Anglican.
Video đang HOT
Ăn ngủ như những con sói
Không ai biết điều gì đã xảy ra với các bé gái và bằng cách nào mà họ lại được nuôi dưỡng bởi những con sói, nhưng có một điều chắc chắn: hàm các bé gái đã biến dạng, có răng nanh dài, và chi tiết kỳ lạ nhất là đôi mắt của các bé tỏa sáng trong bóng tối với ngọn lửa màu xanh kỳ lạ của loài mèo và loài chó.
Các bé gái không sống sót được. Amala đã mất vào năm sau đó, nhưng Kamala vẫn sống sót cho đến năm 1929. Cô bé đã bỏ được thói quen ăn các thứ bẩn thỉu, học được cách đứng thẳng và có thể sử dụng khoảng 50 từ.
2. Cô bé gấu ở Fraumark (1767)
Trong thực tế không có nhiều trường hợp con người được nuôi dưỡng bởi gấu, nhưng có một bé gái đã được xác nhận là được nuôi bởi chính những con gấu trong rừng.
Một nhóm thợ săn đã bị sốc khi thấy một bé gái xông vào tấn công họ sau khi họ bắn chết một con gấu mẹ. Cô bé đã được đưa đến một cơ sở từ thiện nhưng không bao giờ chấp nhận thức ăn nấu chín. Cô bé chỉ ăn thịt sống và vỏ cây.
3. John Ssebunya – cậu bé người khỉ
Năm 1991, một người dân địa phương Uganda đã mạo hiểm đi sâu vào rừng để kiếm củi và tìm thấy một cậu bé đang sống chung với một đàn khỉ hoang dã. Ngay lập tức người này đã quay trở về làng để tìm sự giúp đỡ và sau đó cậu bé đã được đưa về ngôi làng.
Dân làng sớm nhận thấy đầu gối cậu bé gần như trắng hoàn toàn do đi bộ như một con khỉ, có móng tay cong dài và thậm chí không chịu ở trong nhà.
Cậu bé người khỉ khi trưởng thành.
Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, cậu bé được xác định là John Sesebunya, một đứa trẻ đã mất tích vào năm 1988, khi cha cậu bé giết mẹ. Khi đó cậu bé mới chỉ 2 tuổi.
Cậu bé thừa nhận vẫn nhớ giây phút ngơ ngác khi ở trong rừng và những con khỉ đã đi đến cạnh cậu bé, cung cấp rễ cây và các loại hạt, khoai lang và kasava cho cậu bé.
Cậu bé John cho biết trong cuộc sống tự nhiên, những con khỉ đã dạy cậu cách tìm thức ăn, leo cây và sống theo bầy đàn. Cậu bé lớn lên với một cuộc sống bình thường và đã chuyển đến Anh khi 21 tuổi.
Jean-Claude Auger là một nhà nhân chủng học người Baxcơ, và một ngày khi ông đi du lịch qua sa mạc Sahara, ông đột nhiên để ý thấy một cậu bé mảnh mai đang phi nước đại với vận tốc đáng kinh ngạc trong một cuôc biêu diễn của những con linh dương trắng. Cậu bé chạy bằng cả chân và tay, nhưng đôi khi cũng chạy trong tư thế đứng thẳng.
Cậu bé theo bản năng co giật cơ bắp, da đầu, mũi và tai, giống hệt với các con vật trong đàn gia súc khi phản ứng với tiếng ồn. Cậu bé ăn rễ cây, có những cạnh răng cho thấy một chế độ ăn của động vật ăn cỏ. Người dân đã cố gắng bắt cậu bé vào năm 1966, nhưng không thành công, vì vậy họ không bao giờ cố gắng một lần nữa.
Theo VTC
Những hủ tục hãi hùng ở vùng rừng Nghệ An
Người Đan Lai (Nghệ An) có phong tục, sau khi đứa trẻ ra đời một ngày phải tắm nước lạnh, nếu chết hoặc bệnh thì đó là... ý trời.
Đến nay người dân Đan Lai vẫn chưa từ bỏ tục tắm cho trẻ
sơ sinh dưới dòng nước lạnh.
Sống biệt lập với xã hội bên ngoài, người Đan Lai không có những nét văn hóa riêng, thay vào đó là hàng loạt hủ tục trải qua hàng trăm năm nay vẫn tồn tại.
Cuộc sống hàng ngày của người Đan Lai chủ yếu gắn liền với vò rượu. Theo các già làng ở đây, khi vò rượu trong nhà vẫn còn đủ cho những lần say, không mấy ai lên nương làm rẫy, lên rừng đốn củi. Chỉ khi nào vò rượu đã cạn và không còn gì ăn, lúc đó người Đan Lai mới chịu vào rừng kiếm củi, săn thú về làm thức ăn hay bán kiếm tiền đong gạo. Người dân có thói quen uống rượu thay cơm. Già trẻ, trai gái trong làng đều biết uống và coi rượu như thứ nước uống hàng ngày.
Đói nghèo và không việc làm, trẻ con sinh ra mới khoảng 12-13 tuổi đã được bố mẹ lo dựng vợ gả chồng với người trong làng. Theo tục người Đan Lai, điều kiêng kỵ nhất là không ai được nhìn thấy "những chỗ nhạy cảm" trên người phụ nữ. Người chồng cũng không ngoại lệ, trừ những lúc cả hai gần gũi khi "tối lửa tắt đèn".
Theo già Quyết, người dân Đan Lai sinh đẻ nhiều và không theo phép tắc. Họ không quan niệm nhiều về việc sống chết bởi nếu đứa con này chết sẽ có con khác. Đứa trẻ nào sống được đó là sự chọn lọc của tự nhiên và người con đó lớn lên sẽ khỏe mạnh như con hươu, con nai trong rừng. Trung bình mỗi cặp vợ chồng đẻ khoảng 6-7 người con, có gia đình lên đến 10-12 con.
Một trong những nguyên nhân khiến người Đan Lai có nhiều trẻ sơ sinh chết yểu là do hủ tục phụ nữ không được cho người khác nhìn thấy chỗ kín của mình. Vì vậy ít bà mẹ mang thai đến trạm xá thăm khám.
Mỗi khi chuyển dạ, sản phụ ngồi ngay trên sàn nhà sinh con, có người tự đỡ đẻ cho mình. Một số phụ nữ nhờ bà đỡ, tuy nhiên những lúc ấy tuyệt nhiên không được có mặt người đàn ông nào, kể cả chồng.
5 năm trước, nhiều phụ nữ sinh tại nhà bị băng huyết và qua đời. Nhiều đứa trẻ sinh ra cũng bị nhiễm trùng vì không đảm bảo vệ sinh. Những năm trở lại đây, người dân Đan Lai có nhận thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe và sinh sản nhưng vẫn giữ nhiều hủ tục lạc hậu. Trạm y tế tuyên truyền cho phụ nữ Đan Lai về việc sinh nở nhưng người dân không mấy mặn mà với việc đến trạm xá.
Chị La Thị Sao (18 tuổi) có ba đứa con nhỏ cho biết chưa từng đến trạm xá để đẻ. Lý giải về điều này, chị Sao cho rằng đến trạm xá đẻ mất thời gian, không có ai lên nương, lại tốn kém tiền nong.
Những đứa trẻ nào chịu được "thử thách" tắm sông ấy được xem là
sẽ khỏe mạnh như con thú trong rừng.
Theo phong tục, mỗi lần sinh con, chỉ sau một ngày sản phụ sẽ mang ngay đứa con nhỏ xuống dòng sông Giăng nhúng xuống nước lạnh. Người Đan Lai cho rằng, sông Giăng là nguồn sống của cả bộ tộc, vì vậy những đứa trẻ sinh ra đều phải được tắm dưới sông để sau này lớn lên chúng thích nghi được với môi trường tự nhiên. Những đứa trẻ nào sau khi sinh ra tắm dưới sông không chịu được thiên nhiên thì theo người Đan Lai, đó là ý trời.
Trên dòng sông Giăng, ba bốn người lớn đang xúm lại tắm cho đứa trẻ đang khóc thét. Nhóm người đứng phía ngoài cười sảng khoái vì như vậy là đứa bé đã sống. Mấy phút sau tắm xong, toàn bộ người cậu bé tím tái, tay chân co quắp vì lạnh, tiếng khóc không còn ré lên như lúc đầu, thay vào đó là tiếng kêu bẹ bẹ phát ra từ cổ họng.
Anh Thau, chú của đứa trẻ, vui mừng nói: "Lần nào có trẻ con tắm là chúng tôi lo lắm, lo chúng không trụ được với sự chọn lọc của thiên nhiên thì gia đình lại mất đi một người, mẹ nó sẽ khổ lắm".
Người chú ấy cho biết thêm, mùa đông ở đây lạnh tê người nhưng nếu vợ chồng nào sinh con mùa này vẫn phải theo tục nhúng con xuống sông tắm.
Theo thống kê của các y tá xã Môn Sơn, thường những đứa trẻ sinh vào mùa đông sau khi tắm dưới sông Giăng lên đều bị chết, đứa khỏe cũng bị viêm phổi dẫn đến bệnh tật, còi cọc. Vì vậy tuổi thọ trung bình của người Đan Lai rất ngắn, chỉ khoảng 50 tuổi.
Ngoài những hủ tục có này, ở tộc người Đan Lai còn tồn tại nhiều điều kỳ lạ khác trong các nghi thức như ma chay, cưới xin...
Việc ma chay của người Đan Lai cũng được coi là kỳ quái. Bình thường người Đan Lai hiếm khi nằm ngủ và thường quây quần bên bếp lửa để ngủ ngồi. Chỉ khi chết, người đó mới được nằm trên giường và mới được người thân mắc màn cho "ngủ". Người chết được đem đi chôn không được bỏ vào quan tài. Xác chết được bó gọn trong những miếng mành làm bằng nứa, sau đó đem ra một khu rừng nào đó hạ xuống hố và lấp đất lại là xong.
Sau khi chôn, thân nhân không quan tâm tới người quá cố chôn ở chỗ nào bởi họ quan niệm chết là hết, không vướng bận trần gian. Các gia đình không nghĩ tới chuyện đắp mộ, sửa mộ, bốc mộ nên nhiều khi trên chính mảnh đất chôn người chết ấy, vài năm sau lại có cặp vợ chồng làm nhà ở ngay trên nóc mộ.
Bên cạnh tập tục trên người Đan Lai cũng còn nhiều điều lạ lẫm. Ở đây trai gái có thành vợ chồng được hay không đều phụ thuộc vào ông mối. Người Đan Lai cho rằng, ông mối là người quyết định tất cả việc hôn nhân của con cái.
Khi ông mối đồng ý, đồng nghĩa với việc hai bên gia chủ phải chấp nhận cho các con lấy nhau mà không cần đăng ký kết hôn. Nếu ông mối không tán thành, dù đôi trai gái đó yêu nhau đến chừng nào cũng phải ngậm ngùi chia tay.
Đám cưới của người Đan Lai được tổ chức linh đình. Trung bình mỗi đám uống rượu ăn thịt cả tuần. Trong nhà có trâu kéo, lợn gà sẽ được gia chủ mổ tưng bừng. Người Đan Lai quan niệm con cái cả đời chỉ có một ngày vui nên phải ăn chơi thật vui vẻ, sau cuộc vui sẽ tính tiếp. Sau mỗi đám cưới, gia đình thường hết sạch lương thực, tiền bạc và đôi vợ chồng mới cưới phải nai lưng đi làm kiếm tiền đong gạo, trả nợ...
Theo Đời Sống và Pháp Luật
Người khỉ đi bằng 4 chân nhanh nhất thế giới Một chàng trai Nhật Bản vừa được công nhận là người đi bằng 4 chân nhanh nhất thế giới. Suốt gần một thập kỉ qua, anh Ito, 29 tuổi đã bắt chước giống một cách hoàn hảo cách chạy của loài khỉ Patas ở Châu Phi, và điều này đã giúp anh giành được kỉ lục thế giới về khả năng chạy bằng...