“Những người mẹ đẹp nhất” trong tâm dịch bệnh: 7 y tá nữ cùng nhau uống thuốc cai sữa, quyết tâm ra tiền tuyến chống corona
Để cống hiến hết mình cho cuộc chiến chống lại virus corona, những người mẹ này đã phải uống thuốc cai sữa.
Để chống lại dịch bệnh viêm phổi do Virus corona gây ra, mới đây 7 y tá nữ đang công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền quận Giang Hạ, thành phố Vũ Hán đã ra quyết định cai sữa tập thể, bước ra “tiền tuyến” chiến đấu. Họ được truyền thông Trung Quốc gọi là những “Người mẹ tuyệt vời nhất”.
Phương Văn Quân năm nay 30 tuổi, là một y tá với 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền quận Giang Hạ. Cô vừa sinh con được 10 tháng. Vào ngày 25/1, khi dịch bệnh bùng phát, bệnh viện mà cô đang làm việc trở thành một trong những nơi điều trị chính cho các bệnh nhân viêm phổi, cô chấp nhận bước vào làm việc tại khu cách ly. Vì tính chất công việc, Phương Văn Quân phải mặc quần áo bảo hộ trong 6, 7 giờ liên tục mỗi ngày, do đó đã không thể cho con bú được. Để cống hiến hết mình cho cuộc chiến chống lại virus corona, cô đã cho con bú lần cuối cùng, sau đó dứt khoát uống thước cai sữa.
Những người mẹ tuyệt vời nhất trong dịch corona.
Phương Văn Quân cho biết, trong đêm đầu tiên cai sữa, đứa bé không chịu uống sữa ngoài và khóc suốt đêm đến 2, 3 giờ sáng mới ngủ thiếp đi. Cô còn chia sẻ, từ khi tham gia chiến dịch này, đã hơn 10 ngày cô không gặp con: “Trong khoảng thời gian đó, mỗi lần không chịu nổi tôi đều muốn về nhà thăm con. Nhưng khi bước vào khu dân cư, tôi lại không dám lên lầu, nên chồng đã bế con ra ban công để tôi nhìn một lát. Nhưng con đã ngủ mất rồi, không thể gặp được…”
Trong khi đó, y tá Lưu Phượng Mai (43 tuổi) là mẹ của 2 đứa trẻ, đứa nhỏ nhất chỉ mới 7 tháng tuổi. Đối mặt với sự lan rộng của dịch bệnh, cô đề xuất ý tưởng cai sữa với gia đình, may mắn là cô đã được họ hiểu và ủng hộ. Sau khi cai sữa, ngực cô thường xuyên sưng to, đau nhức. Cô chỉ biết chịu đau đến khi hết ca làm việc, cởi bỏ trang phục bảo hộ và vào toilet dùng tay nặn sữa ra.
Khi nhớ con, các nữ y tá thường gọi video call về cho gia đình.
Video đang HOT
“Đã nhiều ngày không về nhà rồi. Hai hôm trước, tôi có gọi video call với con trai, cảm thấy nó đã không còn nhận ra tôi, đã quay đầu không nhìn tôi nữa rồi. Hôm nay tôi cũng có gọi video với nó, hình như nó đã nhớ ra tôi, còn cười với tôi, với tay đòi tôi bế…”, cô y tá Lưu Phượng Mai tâm sự. Trong lúc cai sữa, cô luôn cảm thấy có lỗi với con nhưng trước một dịch bệnh nguy hiểm như thế này, cô buộc phải đặt gia đình nhỏ sang 1 bên để chăm sóc cộng đồng.
Mẹ chồng của một bệnh nhân xúc động chia sẻ với các phóng viên: “Những người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần phải có một dũng khí rất lớn mới có thể ra quyết định cai sữa. Cảm ơn những gì mà họ đã hy sinh để chống lại dịch bệnh. Họ luôn là những người mẹ tuyệt vời nhất trong tim chúng tôi”.
Được biết, tại Bệnh viện Y học cổ truyền quận Giang Hạ có 7 y tá đang làm mẹ như Phương Văn Quân và Lưu Phượng Mai, những đứa trẻ lớn nhất là 10 tháng tuổi và nhỏ nhất chỉ vừa tròn 4 tháng. Họ đã xa cách con trong hơn 10 ngày vừa qua chỉ vì tham gia cuộc chiến chống lại virus corona.
Nguồn: QQ News
Theo thegioitre
Nữ y tá hôn bạn trai qua tấm kính cách ly gây xúc động mạnh
Sau 11 ngày xa cách, nữ y tá và bạn trai đã có cuộc gặp gỡ ngắn ngủi qua tấm kính cách ly và trao nhau nụ hôn tạm biệt.
Theo trang China News đưa tin, vào ngày 6/2, hình ảnh một đôi nam nữ hôn nhau qua lớp kính cách ly tại bệnh viện Đại học Y Khoa tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã gây xúc động mạnh trên mạng xã hội.
Nhân vật chính trong bức ảnh là y tá Chen Ying và bạn trai tên Huang, kể từ khi dịch bệnh viêm phổi bùng phát, 11 ngày cặp đôi chưa được gặp nhau.
Chen Ying là nữ y tá trong tuyến đầu phòng chống dịch corona
Được biết, Chen Ying và bạn trai dự định đăng ký kết hôn vào ngày 14/2, nhưng sự xuất hiện của virus corona đã phá vỡ kế hoạch trước đó. Mặc dù ngày kết hôn gần kề nhưng Chen Yin vẫn tình nguyện đăng ký tham gia chống dịch.
Trong ngày mùng 1 Tết, Chen Ying cùng 5 đồng nghiệp khác nhận được thông báo khẩn từ bên trên, không kịp giải thích cho gia đình, cô lập tức trở lại bệnh viện để bước vào "chiến trường".
Mẹ Chen Ying đã khóc rất nhiều khi biết tin con gái trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, nhưng cô gái trẻ chỉ nói: "Kể từ khi chọn nghề này, con đã biết phải tiến lên vào những lúc nguy cấp".
Gương mặt Chen Ying trầy xước và đầy vết hằn do đồ bảo hộ
Ngày hôm sau, Chen Ying bước vào phòng cách ly, để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus corona. Tình hình thực tế khó khăn hơn cô tưởng tượng rất nhiều. Mỗi ngày, Chen Ying đều phải mặc quần áo bảo hộ nặng nề và làm việc liên tục tại phòng cách ly.
Cô miêu tả nơi đây giống như phòng tắm hơi, nóng bức, ngột ngạt và liên tục đổ mồ hôi. Ngoài các công việc của y tá như lấy máu và điều trị, Chen Ying và đồng nghiệp phải thu gom rác thải và xử lý chúng.
Vì đeo mặt nạ và kính bảo hộ trong thời gian dài, khuôn mặt Chen Ying đầy những vết hằn đỏ thẫm. Qua mỗi ngày, vết thương lại sâu thêm, vết cũ chưa kịp lành, cô đã tiếp tục mặc đồ để làm nhiệm vụ.
Khi xem những bức ảnh của cô gửi, bạn trai Chen Ying đã trực tiếp đến bệnh viện vì lo lắng.
Anh Huang mang cho bạn gái những món ăn cô ưa thích
Ngày 4/2, anh Huang đến bệnh viện và mang theo món súp cá trê cùng những đồ ăn vặt Chen Ying yêu thích nhất. "Tôi đã không gặp cô ấy trong nhiều ngày và giờ đây chỉ nhìn thấy gương mặt thương tích của bạn gái", Huang đau khổ.
Hai người đứng trước tấm kính và nói chuyện qua điện thoại di động, chẳng mấy chốc tất cả đều đỏ mắt vì xúc động.
"Anh nhớ em rất nhiều"
"Em cũng nhớ anh"
"Anh muốn nhìn thấy khuôn mặt em, bây giờ đã đỡ hơn chưa?"
"Mặt em tốt hơn nhiều, nhưng vẫn có một vết thương nhỏ".
Kết thúc buổi trò chuyện ngắn ngủi, Chen Ying và Huang trao nhau một nụ hôn cảm động qua tấm kính.
Khoảnh khắc hôn nhau qua tấm kính đầy cảm động
Anh Huang nói rằng, trước đây anh thường đưa đón bạn gái đi làm. Dù bận rộn thế nào, mỗi ngày hai người cũng thu xếp thời gian để gặp gỡ nhau. Nhưng lần này, anh tình nguyện âm thầm đứng sau hỗ trợ Chen Ying hoàn thành tốt nhiệm vụ gian khó.
Cuối cùng, cặp đôi đưa ra giao ước ngọt ngào, khi dịch bệnh kết thúc, điều đầu tiên họ làm chính là đi đăng ký kết hôn.
An An(Dịch theo Chinanews)
Theo vietnamnet.vn
Vũ Hán bị cách ly khiến nội bất xuất ngoại bất nhập, hai mẹ con bị chia cắt ở 2 đất nước không rõ ngày nào được đoàn tụ Người mẹ bất lực phải để con gái 9 tuổi ở lại giữa "ổ dịch" Vũ Hán vì không tìm được cách giúp con rời đi. Selina, một công dân Úc nhập tịch, đã đưa con gái Theresa của mình về thăm ông bà ở Vũ Hán vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đầu tháng 1, do công việc nên Selina đã trở...