Những người lo hậu sự cho nạn nhân Covid-19
9h sáng, điện thoại của Thịnh rung lên: “Ca thứ nhất ngày 28/8, tại quận 7″. “Thịnh nhận”, anh gửi tin trả lời xong, quay sang gọi bốn đồng nghiệp lên đường.
Năm người khẩn trương mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, kính che giọt bắn rồi lên ôtô chạy thẳng tới con hẻm nhỏ trên đường Trần Văn Khánh, phường Tân Thuận Đông, quận 7, nơi có một người mới qua đời vì Covid-19.
Mai táng không phải là nghề của Trương Văn Thịnh, 30 tuổi, ở quận 7. Anh vốn làm nghề kinh doanh tự do nhưng khi dịch bệnh bùng phát, công việc của Thịnh bị đình trệ. Không chịu được cảnh ngồi yên khi thành phố “bịnh nặng”, Thịnh xin tham gia nhóm thiện nguyện đã hoạt động từ năm 2014 của anh Trần Long ở cùng quận.
Trưởng nhóm của Thịnh là chị Thái Hà, 32 tuổi, giảng viên ĐH Công nghệ TP HCM, nhà ở Bình Tân. Hồi tháng 6, Hà nhận được điện thoại mời tham gia nhóm của anh Trần Long. Không chút do dự, cô đồng ý luôn.
“Nhóm của chúng tôi có gần 100 người, trong đó đội mai táng khoảng 20 người, đa số là những bạn mới tham gia trong đợt dịch”, anh Trần Long, 41 tuổi, cho biết.
Trương Văn Thịnh (ngoài cùng bên trái) cùng các thành viên trong nhóm cõng thì thể một cụ bà mất vì Covid-19 tại đường Lê Lai, quận 1, đưa đi mai táng hôm 1/9. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ban đầu, cả Thái Hà và Trương Văn Thịnh tham gia chạy xe cứu thương, tiếp tế oxy cho F0. Sang tháng 8, khi số ca tử vong vì Covid-19 tăng cao, đỉnh điểm là ngày 22/8 có 340 người chết, dịch vụ mai táng của thành phố căng thẳng, hai người được chuyển sang nhóm chuyên lo hậu sự. “Nhóm của tôi toàn những tay ngang, vốn là nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên ngân hàng thậm chí giám đốc công ty. Thấy bà con khó thì tụi mình giúp thôi”, Hà chia sẻ.
Công việc hàng ngày của Thái Hà là tiếp nhận thông tin từ người dân, đề nghị hỗ trợ của Sở Y tế hoặc Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện. Khi có yêu cầu, cô phân công xe, giao nhiệm vụ cho từng đội. Lúc xe lên đường, Hà ở lại xử lý giấy tờ chứng tử, kho lạnh, đăng ký lịch ở lò thiêu, giao tro cốt đến tận nhà cho người thân. “Có những ngày cao điểm, nhóm phải chia thành ba đội, hỗ trợ hơn 30 ca”, cô kể.
Từ ngày làm đội trưởng, Thái Hà thường xuyên có những đêm ngủ chập chờn do chứng kiến nhiều hoàn cảnh éo le. “Có những em bé mới 1-2 tuổi, chưa hiểu chuyện gì xảy ra đã mất bố, mất mẹ”, Hà tâm sự. Nữ giảng viên thừa nhận, ban đầu cô khá lo lắng vì thường phải tiếp xúc gần với các F0, thậm chí có lần định xin đổi việc.
“Nhưng nghĩ, mình ở nhà thì ai sẽ làm những việc đó nên lại làm tiếp”, Hà nói.
Mỗi ngày, Trương Văn Thịnh lái xe ra đường từ 9h sáng, kéo dài đến nửa đêm. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thi thể người nhiễm Covid-19 phải được xử lý càng sớm càng tốt, sau đó hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong. Do đó, các đội làm việc này luôn trong tinh thần “gọi là xuất phát”, không kể ngày đêm, mưa nắng.
Video đang HOT
Hơn một tháng làm việc này, Thịnh nhớ nhất trường hợp thai phụ mất chồng tại quận 7 hôm 28/8.”Hôm đó khi đến nơi, mình thấy một người phụ nữ trẻ đang mang bầu, ngồi thất thần, đôi mắt đỏ hoe. Người chồng đã qua đời nằm trên chiếc võng”, Thịnh kể. Anh dìu người phụ nữ ngồi nghỉ, rồi cùng các thành viên trong đội làm các thủ tục cho người mất. Khi thi hài người chồng được đưa lên xe đi hỏa thiêu, chị vợ đứng từ xa, thẫn thờ nhìn theo mãi .
Anh Kim Kiên, 30 tuổi, sống tại Bình Chánh kể, má anh mất tại bệnh viện ngày 7/8. Anh nhắn nhờ nhóm của Hà, Thịnh hỗ trợ và nhận được phản hồi ngay trong đêm.
“Lúc đó mình đau lòng lắm, mọi người trong nhóm vừa phải lo làm hậu sự cho má, vừa phải an ủi, động viên mình. Trong đại dịch này, nếu không có những nhóm thiện nguyện như vậy mình không biết phải làm thế nào”, anh Kiên nói.
Anh Thái Nguyễn Huệ Luân, nhân viên trạm y tế quận 4, cho biết từ đầu mùa dịch, nhóm của anh Long đã hỗ trợ đơn vị rất nhiều. “Khi cần xe đưa F0 đi cấp cứu, hoặc lo hậu sự cho nạn nhân Covid, các bạn ấy luôn có mặt và không nề hà khó khăn”, anh Luân nói.
Quang Trường, nhân viên ngân hàng, thành viên đội tình nguyện lo hậu sự cho nạn nhân Covid-19 ở quận 10, đang ngồi nghỉ giữa những ca làm việc hôm 18/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Quang Trường, 23 tuổi, nhân viên ngân hàng tại quận Tân Phú, cũng đến với công việc này một cách tình cờ.
Tháng 7, cơ quan cho một bộ phận nhân viên làm việc tại nhà. Trường trải qua những đêm trằn trọc khó ngủ. Sức trẻ của một chàng trai tuổi đôi mươi thôi thúc anh phải làm một điều gì đó nên mở laptop đăng ký đi chống dịch. Đến 18/8, Trường được nhận vào một đội thiện nguyện tại quận 10, lái xe cứu thương kiêm hỗ trợ đội mai táng.
“Em đã làm những điều mà trước đây chưa bao giờ nghĩ sẽ làm”, Trường nói. Ban đầu, Trường giấu gia đình chuyện đi lo hậu sự cho người mất vì Covid, chỉ nói đi lái xe chở bệnh nhân. Sau một lần xem livestream trên mạng, ba mẹ mới biết nhưng “không phản đối, chỉ dặn bảo hộ kỹ càng”.
Trường cho biết, thời gian đầu chỉ đứng ngoài hỗ trợ những việc như giúp khử khuẩn, đưa dây, đưa bao đựng thi thể. Giờ cậu đã có thể làm được những công đoạn như mặc đồ cho người mất hay di chuyển đến nơi hỏa táng. “Tụi em muốn tiễn đưa họ đi nốt đoạn đường cuối cùng một cách tươm tất, kỹ càng, gọn gàng nhất có thể”, Trường nói.
Những anh em trong đội mai táng của anh Trần Long ngồi nghỉ ngơi sau khi khâm liệm cho một ca tử vong vì Covid-19 ở đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, ngày 27/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sau những ngày bùng phát cao điểm, tình hình dịch ở TP HCM đang bắt đầu dịu đi. Theo thống kê ngày 25/9, số ca tử vong trong tuần của thành phố giảm hơn 10%. Số ca tử vong trong ngày cũng đang giảm sâu, đến ngày 25/9 còn 123 ca.
Những chuyến xe của Thịnh, Hà hay Trường thưa dần. Một số thành viên trong đội đã trở về với gia đình sau nhiều tháng. Có người bắt đầu quay lại công việc thường ngày. Nhưng cũng có người tiếp tục ở lại hỗ trợ người khó khăn, bệnh nhân, bởi họ đã hứa “khi nào bình yên mới về”.
“Đội của chúng tôi đã hỗ trợ mai táng cho khoảng 300 người. Hiện nhóm vẫn tiếp tục giúp đỡ những gia đình có người thân qua đời nhưng không đủ điều kiện, chi phí để tự mai táng”, đội trưởng Trần Long cho biết.
Quang Trường dự định trở về công việc của một nhân viên ngân hàng khi thành phố nới lỏng giãn cách. “Em sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn nên chưa bao giờ xa nhà lâu như vậy. Và cũng chưa bao giờ tình yêu gia đình, tình yêu thương đồng loại và sự quý trọng mạng sống lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ”, chàng trai tâm sự.
Người chết vì Covid-19 tăng kỷ lục, Indonesia như "vùng chiến sự"
Các bệnh viện ở Indonesia biến thành "vùng chiến sự" khi làn sóng Covid-19 càn quét suốt nhiều ngày qua.
Thi thể nạn nhân Covid-19 được chôn cất tại nghĩa trang ở Indonesia (Ảnh: Reuters).
Indonesia có số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong tuần qua. Nhiều bệnh viện ở Java và các khu vực khác ở Indonesia rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân và cạn kiệt ôxy.
Ngày 8/7, Indonesia ghi nhận mức tăng kỷ lục 38.391 ca Covid-19 mới, gần với mốc 40.000-50.000 ca mà chính phủ nước này mô tả là "kịch bản tồi tệ nhất". Cùng ngày, số ca tử vong tại Indonesia cũng tăng thêm 852 trường hợp.
Ngày 7/7, Indonesia ghi nhận 1.040 ca tử vong vì Covid-19, cao gấp đôi so với 6 ngày trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên Indonesia vượt mốc 1.000 ca tử vong/ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này vào năm ngoái.
Trong khi đó, Hiệp hội Y tế Indonesia (IDI) cho biết, các bệnh viện vẫn chưa nhận được các khoản kinh phí từ chính phủ cho việc điều trị Covid-19. IDI yêu cầu chính phủ Indonesia ngay lập tức giải quyết vấn đề này.
Chủ tịch IDI Slamet Budiarto cảnh báo các bệnh nhân đang tử vong vì không được điều trị Covid-19, trong bối cảnh các bệnh viện thiếu kinh phí để vận hành.
"Tình hình giống như vùng chiến sự, nhưng chính phủ vẫn coi đó là chuyện bình thường. Kinh phí hàng nghìn tỷ rupiah cho việc điều trị Covid-19 vẫn chưa được thanh toán", chủ tịch IDI cho biết hôm 5/7.
Trước đó, một bệnh viện ở Trung Java cho biết cơ sở này không có đủ tiền để mua máy thở mới điều trị cho bệnh nhân Covid-19 vì các vấn đề về tài chính xuất phát từ việc chính phủ không thanh toán kinh phí điều trị Covid-19 kể từ tháng 10/2020.
Tổng thư ký Hiệp hội Bệnh viện Indonesia (PERSI) Lia Gardenia Partakusuma yêu cầu chính phủ phải thanh toán cho nhân viên y tế các khoản hỗ trợ tài chính hàng tháng mà họ xứng đáng được hưởng, do số lượng bệnh nhân quá tải đã gây áp lực lớn lên sức khỏe tinh thần và thể chất của các nhân viên y tế.
Theo dữ liệu do PERSI phối hợp với IDI, Hiệp hội Y tá Indonesia (PPNI) và các hiệp hội y tế khác công bố, ít nhất 1.031 nhân viên y tế đã tử vong tại Indonesia kể từ khi đại dịch bùng phát. Các bác sĩ ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 405 người, tiếp theo là y tá với 328 người và hộ sinh với 160 người.
"Chúng tôi đã đề nghị Tổng thống đặc biệt lưu ý vì chúng tôi đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp. Đây là thời điểm quan trọng đối với chúng tôi", Tổng thư ký PERSI Lia nói.
Chủ tịch IDI Slamet đề nghị chính phủ Indonesia xem xét cho nhân viên y tế tiêm liều thứ 3 vắc xin Covid-19 để có thể bảo vệ họ tốt hơn trước Covid-19.
"Nếu họ bị bệnh, họ sẽ không thể điều trị cho bệnh nhân", chủ tịch IDI cho biết.
Số ca nhiễm tăng đột biến trong những ngày gần đây đã đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống y tế vốn đã mong manh của Indonesia. Các bệnh viện tại nước này đứng trước nguy cơ "vỡ trận", khi các nhân viên y tế làm việc kiệt sức để điều trị số bệnh nhân quá tải.
Nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân do không còn giường và ôxy y tế. Chính phủ đã tính đến phương án điều trị từ xa đối với các ca bệnh nhẹ để giảm bớt áp lực cho các cơ sở y tế.
Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Tính đến nay, nước này ghi nhận hơn 63.700 ca tử vong và hơn 2,4 triệu ca mắc Covid-19.
Indonesia đang chuẩn bị mọi nguồn lực để đối phó với kịch bản "tồi tệ nhất" khi số ca nhiễm mới được dự đoán có thể lên tới 70.000 người/ngày. Chính quyền Indonesia đã lên kế hoạch nhập khẩu ôxy y tế để đảm bảo nguồn cung trong tình huống khẩn cấp.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình dịch bệnh căng thẳng tại Indonesia được cho là do biến thể Delta. Biến thể này xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và đã lan ra hơn 100 quốc gia.
Ấn Độ xây công viên từ tro cốt nạn nhân Covid-19 Một giám đốc trung tâm hỏa táng ở Ấn Độ quyết định trộn tro cốt nạn nhân tử vong do Covid-19 với đất, cát và phân bò để xây dựng công viên tưởng niệm. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trung tâm hỏa táng Bhadbhada Vishram Ghat chất đầy các bình đựng tro cốt không được họ hàng đến nhận, theo South...